meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Động thái nào của Ả Rập Saudi trước tình hình giá dầu trên thế giới tăng mạnh?

Thứ ba, 08/03/2022-15:03
Trước tình hình giá dầu thế giới biến động mạnh sau cuộc chiến vũ trang giữa Nga và Ukraine, các chuyên gia dự đoán rằng Ả Rập Saudi sẽ khó có động thái tăng sản lượng nhằm kéo giá dầu xuống vì họ không muốn đối đầu với Nga
Động thái nào của Ả Rập Saudi trước tình hình giá dầu trên thế giới tăng mạnh? - ảnh 1

Trên toàn cầu, lượng lớn các thùng dầu thô dự phòng đang được săn lùng trước tình hình các lệnh trừng phạt được giáng xuống Nga, nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới, sau khi Tổng thống Vladimir Putin mở ra cuộc chiến tranh quân sự tại Ukraine.

Theo CNN Business, sẽ không có chuyện nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới Ả Rập Saudi sẽ có động thái bù đắp thiếu hụt nguồn cung. Vốn được biết là đồng minh của nước xuất khẩu dầu lớn thứ hai thế giới - Nga trong OPEC+, liên minh giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và một số nước nằm ngoài khối.

Vào ngày 2/3, trong cuộc họp sản lượng, OPEC+ đã quyết định sẽ giữ nguyên tốc độ sản lượng ở mức 400.000 thùng một ngày một tháng. Điều này có nghĩa là, với mức áp dụng này, sản lượng khai thác dầu của OPEC+ sẽ tăng thêm 400.000 thùng một ngày, so với tháng 3.

Quay lại vào năm khi thế giới mới bắt đầu khủng hoảng vì đại dịch - 2020, OPEC+ đã có động thái giảm sản lượng kỷ lục 9,7 triệu thùng dầu mỗi ngày nhằm ngăn cản đà xuống dốc không phanh của giá dầu lúc đó. Vào năm 2021, khi nền kinh tế thế giới dần phục hồi mạnh sau đại dịch, nhu cầu tiêu thụ từ đó được kéo lên nhanh, OPEC+ lúc bấy giờ đã tăng sản lượng nhằm đáp ứng nhu cầu. Mức tăng sản lượng của OPEC+ trong những thấng gần đây là 400.000 thùng một ngày một tháng so với mức sản lượng của tháng trước.

Nhưng tốc độ sản lượng này vẫn không đủ để kìm hãm sự gia tăng giá dầu nhất là trước tình hình xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine khiến giá năng lượng này càng nóng hơn bao giờ hết. Bất chấp tuyên bố sẽ duy trì nâng cao sản lượng thì giá dầu thế giới hiện nay đã vượt ngưỡng 110 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày 2/3 vừa qua.

Giá dầu WTI chốt phiên với mức tăng lên 7,19 USD/thùng, tương đương tăng gần 7%, chốt ở 110,6 USD/thùng - mức giá đóng cửa cao nhất của loại dầu này tính từ năm 2011 cho tới nay. Giá dầu Brent giao sau tại Anh tăng 7,96 USD/thùng, tương đương tăng 7,6% chốt ở 112,93 USD/thùng. Tính từ đầu năm cho tới nay, giá cả hai loại dầu này đều đã tăng khoảng 40%.

Ả Rập Saudi vốn có thể giúp giá dầu trên toàn cầu giảm nhiệt trong khi giá dầu vốn đã tăng vọt từ năm 2014.

Chia sẻ với CNN Business, theo ông Claudio Galimberti - Phó chủ tịch cấp cao của bộ phận phân tích Rystad Energy cho rằng vương quốc này có khả năng sẽ tăng thêm sản lượng lên 2 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, chính phủ Ả Rập Saudi chia sẻ rằng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC nên có động thái bám sát vào kế hoạch tăng sản lượng của mình. Dẫn tới việc các nhà đầu tư sẽ tranh giành nhau, không nhận được sự giải toả nguồn cung, khiến thị trường không giảm đáng kể. Ông còn cho biết, những gì OPEC đã cho thấy tại thời điểm này là họ chưa muốn hành động và quyết định gì dựa trên những thông tin nhiễu động.

Người đứng đầu bộ phận địa chính trị của công ty nghiên cứu Energy Aspects - Richard Bronze cho biết nhiều khách mua dầu, ngân hàng của họ và nhà vận chuyển nên thận trọng hơn trước diễn biến mới của các lệnh trừng phạt trong tương lai. Được biết trước đó, Nga trung bình khai thác được 10 triệu thùng dầu mỗi ngày và xuất khẩu được 4 -5 triệu thùng dầu trong số này.

Động thái nào của Ả Rập Saudi trước tình hình giá dầu trên thế giới tăng mạnh? - ảnh 2

Mặc dù các lệnh trừng phạt hiện nay của phương Tây giáng xuống Nga đều nhằm vào lĩnh vực năng lượng. Nhưng các công ty dầu mỏ lớn hiện nay đã dần từ bỏ những dự án kinh doanh của họ tại Nga, các thương nhân cũng đang tránh xa những hàng hoá của Nga dù họ đang giao dịch với mức chiết khấu rất lớn. Điều này đã và đang tạo ra lo ngại về sự chênh lệch về nguồn cung hiện đang bị đẩy giad cao lên. Tình trạng này dẫn tới lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung, lý do tại sao giá dầu lại bị đẩy lên cao như vậy mặc dù hiện nay phương tây chưa hề đưa ra lệnh trừng phạt nào đối với hoạt động sản xuất năng lượng của Nga.

Theo báo cáo, giá dầu thô Brent gần đây hiện đang ở mức 103 USD/thùng. Được biết, đầu năm nay giá dầu thô được giao dịch ở mức khoảng 78 USD/thùng và gần 63 USD/thùng vào năm ngoái.

Hiện nay, một số nhà máy lọc dầu của châu Âu có hợp đồng dài hạn, đã được xây dựng nhằm chế biến dầu thô của Nga có thể vẫn tiếp tục nhận được nguồn cung. Điều này sẽ khiến các quốc gia như Ả Rập Saudi giảm bớt đi gánh nặng trong việc thay đổi hướng đi sắp tới trước tình hình phải đối mặt với sự vận động hành lang quyết liệt trong việc nhận hỗ trợ từ phương Tây.

Động thái nào của Ả Rập Saudi trước tình hình giá dầu trên thế giới tăng mạnh? - ảnh 3

Ông Bronze cho biết thêm rằng Ả Rập Saudi không hề muốn đối đầu với Nga do vấn đề chính trị rất khó khăn đối với một số thành viên OPEC, đối với họ mối quan hệ chiến lược với Nga là rất quan trọng, họ không hề muốn phải chọn phe nào hết. Phố Wall cho biết việc Ả Rập Saudi miễn cưỡng can thiệp sẽ khiến giá dầu có thể tiếp tục tăng cao nếu cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine còn tiếp diễn. Goldman Sachs gần đây đã cho rằng, giá dầu Brent dự báo sẽ lên 115 USD một tháng, đây là một dự báo thận trọng.

Ngoài Ả Rập Saudi, một số nước khác trong OPEC cũng đang có công suất khai thác dầu dự trữ khá lớn như Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất UAE, được biết có công suất dự trữ là 78 triệu thùng/ngày - theo Rystad Energy. Nhưng có một vấn đề là các nước này phải chờ xem diễn biến cuộc khủng hoảng giữa Nga và Ukraine ra sao để có thể có những hành động phù hợp.

Giá dầu vẫn không thể ngừng tăng, được biết một số khách mua dầu số lượng lớn như khách tại Trung Quốc và Ấn Độ có thể sẽ quay trở lại khi lệnh trừng phạt nhắm lên nghành năng lượng được rõ ràng hơn.

John Kilduff - nhà quản lý quỹ đầu tư của Again Capital trong cuộc họp ngày 2/3 của OPEC + cho rằng sẽ không có thêm sự giải toả nào ở đây cả, thời điểm hiện này rất kịch tính đối với thị trường, thế giới và với nguồn cung dầu. Thế giới sẽ phải đối mặt với việc xuất khẩu dầu của Nga bị gián đoạn, nhấn mạnh rằng nguồn cung từ nước này là không gì có thể bù đắp được.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

12 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

12 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

12 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

12 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước