meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Công ty dầu khí lớn nhất châu Âu vừa "chốt đơn" 100.000 tấn dầu Nga

Thứ hai, 07/03/2022-10:03
Shell - công ty dầu khí đa quốc gia của Anh, tập đoàn năng lượng tư nhân lớn thứ hai trên thế giới vừa mua 100.000 tấn dầu từ Nga bất chấp tình trạng nhiều công ty lo sợ, tránh xa dầu mỏ Nga sau khi phương Tây áp các lệnh trừng phạt lên quốc gia này.

Mua với mức giá siêu rẻ

Ngày 4/3 vừa qua, Shell đã tiến hành mua lô hàng 100.000 tấn dầu Urals từ Tập đoàn Trafigura có trụ sở tại Singapore. Được biết, dầu Urals là dầu thô của Nga. Loại dầu này được pha trộn giữa dầu chua nặng của vùng Urals và vùng Volga với dầu nhẹ của Tây Siberia.

Thời điểm công ty Shell “chốt đơn”, loại dầu này đang được bán rẻ hơn rất nhiều so với giá dầu thô tiêu chuẩn quốc tế. Nguyên nhân bởi, nhiều nhà buôn lo ngại việc phương Tây liên tiếp áp đặt các lệnh trừng phạt Nga sẽ ảnh hưởng tới giá dầu, cho dù các lệnh áp đặt này chưa nhằm tới lĩnh vực dầu và khí tự nhiên. 

Chia sẻ về quyết định của mình, Shell cho biết: “Chúng tôi tiếp tục lựa chọn những giải pháp thay thế cho dầu Nga nếu có thể. Thế nhưng, điều này không thể thực hiện nhanh chóng bởi Nga có tầm quan trọng rất lớn với nguồn cung dầu trên toàn cầu. Sau khi đàm phán căng thẳng với các chính phủ, chúng tôi quyết định tuân thủ theo hướng dẫn của họ về an ninh của nguồn cung này”. 


Ngày 4/3 vừa qua, Shell đã tiến hành mua lô hàng 100.000 tấn dầu Urals từ Tập đoàn Trafigura có trụ sở tại Singapore
Ngày 4/3 vừa qua, Shell đã tiến hành mua lô hàng 100.000 tấn dầu Urals từ Tập đoàn Trafigura có trụ sở tại Singapore

Theo CNBC, so với giá 118 USD/thùng dầu Brent trên thị trường toàn cầu, mức giá mà công ty Shell mua được cho là thấp hơn rất nhiều. Trong tuyên bố chính thức ngày 5/3, Shell cho biết vẫn bảo vệ quyết định của mình, đồng thời khẳng định sẽ chuyển lợi nhuận từ thương vụ này vào quỹ viện trợ nhân đạo cho Ukraine.

Mới đầu tuần trước, Shell cho biết về ý định rút khỏi các liên doanh hợp tác với tập đoàn dầu khí Gazprom (Nga) cùng các đơn vị liên quan. Trong một diễn biến khác, cuối tuần trước, đối thủ BP của họ thông báo về việc bán bớt 19,75% cổ phần của họ trong Rosneft - một công ty dầu khí được Nga kiểm soát.

Shell nhấn mạnh trong tuyên bố của mình rằng, công ty hoan nghênh bất kỳ định hướng hay thông tin chi tiết nào từ chính phủ hay các nhà hoạch định chính sách. Họ cũng sẽ tiếp tục tìm kiếm những giải pháp thay thế cho dầu Nga nhưng vẫn phải cần thời gian.

Hứng chịu nhiều chỉ trích

Ngay sau thương vụ, Shell đã phải đối mặt với sự chỉ trích nặng nề của Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba. Được biết, ông Dmytro Kuleba luôn muốn các công ty phải cắt đứt mọi quan hệ kinh doanh với Nga.


Ngay sau thương vụ, Shell đã phải đối mặt với sự chỉ trích nặng nề của Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba. Ảnh: minh họa
Ngay sau thương vụ, Shell đã phải đối mặt với sự chỉ trích nặng nề của Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba. Ảnh: minh họa

Sau những lời chỉ trích, công ty dầu khí lớn nhất châu  u nhấn mạnh, họ đang “điều hướng thị trường với sự hướng dẫn của chính phủ. Tuy nhiên, công ty Anh lại không nói rõ đã nói chuyện với chính phủ nước nào. Khi được hỏi về vấn đề này, một quan chức Bộ Kinh doanh, Năng lượng và Chiến lược Công nghiệp của Vương quốc Anh đã từ chối bình luận.

Tuy nhiên, việc một công ty dầu khí lớn nhất châu Âu mua 100.000 tấn dầu Nga dưới sự điều hướng của một chính phủ có thể là tín hiệu cho thấy, sẽ có nhiều đối tác khác mua các sản phẩm năng lượng của Nga bất chấp cuộc căng thẳng, xung đột tại Ukraine có diễn biến như thế nào.

Có thể thấy, dù đã thoái vốn của những dự án có liên quan tới Nga Shell sẽ không thể đoạn tuyệt với dầu Nga. Riêng công ty có trụ sở tại London (Anh) cũng phải thừa nhận rằng: “Nếu không có nguồn cung cấp dầu thô liên tục cho những nhà máy lọc dầu thì ngành công nghiệp năng lượng sẽ không thể đảm bảo việc tiếp tục cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho người tiêu dùng khắp châu Âu trong những tuần tới. Chưa kể, hàng hóa từ những nguồn cung thay thế cũng không thể đến kịp, điều này khiến nguồn cung của thị trường bị gián đoạn”. 

Tầm quan trọng của "dầu" Nga

Thời điểm hiện tại, nước Mỹ vẫn đang loay hoay trước quyết định có nên cấm dầu mỏ của Nga hay không. Dù là quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới nhưng Mỹ vẫn phải nhập khẩu dầu của Nga để đáp ứng nhu cầu sử dụng dầu nặng của những nhà máy lọc dầu được xây dựng từ nhiều thập niên trước.


Dầu của Nga thực tế có thể sản xuất ra nhiều loại nhiên liệu công suất cao nhờ hàm lượng lưu huỳnh cao hơn.  Ảnh: minh họa
Dầu của Nga thực tế có thể sản xuất ra nhiều loại nhiên liệu công suất cao nhờ hàm lượng lưu huỳnh cao hơn.  Ảnh: minh họa

Dầu của Nga thực tế có thể sản xuất ra nhiều loại nhiên liệu công suất cao nhờ hàm lượng lưu huỳnh cao hơn.  Để các nhà máy lọc dầu thế hệ cũ của Mỹ có thể sinh lời thì cách duy nhất là nhập khẩu dầu từ Nga. Chưa kể, dầu của Nga càng trở nên quan trọng sau việc Mỹ trừng phạt Iran và Venezuela, hai nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới khác. 

Người Mỹ cũng khẳng định, việc trừng phạt dầu Nga sẽ không ảnh hưởng quá lớn tới thị trường năng lượng của Mỹ. Đặc biệt khi Nga chỉ đóng góp một con số cho nhập khẩu dầu của Mỹ. Thế nhưng, động thái như vậy có thể khiến nhiều quốc gia khác làm theo, dẫn tới sự hỗn loạn đối với kinh tế toàn cầu.

Được biết, Nga đang cung cấp khoảng 12% tổng lượng xuất khẩu dầu thô toàn cầu. Thực tế, gần 40% nhu cầu khí đốt và 25% nhu cầu dầu lửa của EU là phụ thuộc vào Nga. Việc cấm dầu của Nga có thể nói là một nhiệm vụ bất khả thi, có thể khiến châu Âu phải hứng chịu nhiều thiệt hại nặng nề, đặc biệt là những hộ gia đình có thu nhập thấp. 

Trong khi đó, mới đây Nga đã tuyên bố ngừng cung cấp khí đốt vô thời hạn cho Đức và Ba Lan thông qua đường ống Yamal, chạy từ Siberia đi qua Bán đảo Yamal sang 2 nước này. Đường ống này chiếm tới 15% tổng khí đốt xuất khẩu của Nga sang châu Âu. Theo một số nhà phân tích, Nga có thể sử dụng tới con bài năng lượng để gia tăng sức ép lên châu  u trong bối cảnh nước này liên tiếp phải hứng chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây vì chiến dịch quân sự đặc biệt trên đất Ukraine. 
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

12 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

12 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

12 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

13 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước