meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Các biện pháp trừng phạt Mỹ dùng với Nga vẫn không nhằm vào lĩnh vực năng lượng

Thứ hai, 28/02/2022-11:02
Ngay sau chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, mới đây, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ban bố một loạt các "đòn" kinh tế mới đối với quốc gia này. Đây là những biện pháp nhằm trừng trị và cô lập Nga khỏi nền kinh tế thế giới.

Ngày 24/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có bài phát biểu tại Nhà Trắng, theo đó lệnh trừng phạt mới sẽ kìm hãm khả năng của Nga đối với việc giao dịch bằng đồng tiền chính. Đồng thời, các biện pháp này sẽ nhắm thẳng vào các ngân hàng và doanh nghiệp quốc doanh của Moscow.

Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ vẫn chưa áp dụng lệnh trừng phạt trực tiếp với Tổng thống Nga Vladimir Putin và chưa loại Nga ra khỏi hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc tế SWIFT. Đặc biệt, phía Mỹ không nhắm vào lĩnh vực năng lượng của Nga. Những biện pháp này nếu được thực hiện sẽ là các "đòn" trừng phạt hà khắc nhất đối với Nga và toàn thế giới.


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Theo hãng tin Reuters, ông Biden đang rơi vào thế khó khi Mỹ và các đồng minh chưa thống nhất được việc nên áp dụng các biện pháp cứng rắn đến mức nào đối với Nga. Phe Đảng Cộng Hòa cho rằng, ông Biden vẫn chưa mạnh tay đối với việc trừng phạt siêu cường quốc này.

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ đã đưa ra thông báo sẽ tuyệt giao với Nga nếu Moscow vẫn tiếp tục cuộc tấn công quân sự vào Ukraine. Đồng thời cho biết, Washington đang được tham mưu nhiều biện pháp trừng phạt mới. Ông Biden cũng cho biết, các "đòn" trừng phạt này được thiết kế để gây ảnh hưởng lâu dài với Nga, hạn chế tối đa các ảnh hưởng tới Mỹ và các nước đồng minh.

Cụ thể, các biện pháp mới được đưa ra bao gồm lệnh trừng phạt với 5 ngân hàng lớn của Nga. Trong đó có hai ngân hàng quốc doanh là Sberbank và VTB. Nhiều nhân vật cộm cán trong các doanh nghiệp lớn hay các nhân vật thuộc giới tinh hoa của Nga cũng bị đưa vào danh sách trừng phạt. Theo đó, ngân hàng lớn nhất của Nga là Sberbank sẽ không thể thực hiện các lệnh chuyển tiền với hệ thống ngân hàng Mỹ.

Theo thông báo từ Nhà Trắng, sự trừng phạt mới sẽ hạn chế khả năng của Nga khi tham gia các hoạt động giao dịch bằng đồng USD, Euro, Bảng Anh và Yên Nhật. Cùng với đó là hạn chế xuất khẩu để quốc gia này khó khăn trong việc tiếp cận nguồn hàng như điện tử, máy tính hay các linh kiện bán dẫn và linh kiện máy bay. 

Bộ Tài chính Mỹ cho biết, mỗi ngày các định chế tài chính Nga đã tiến hành khoảng 46 tỷ USD giao dịch ngoại hối quốc tế, trong đó 80% sử dụng đồng USD. Trong một tuyên bố mới đây của đơn vị này: “Phần lớn giao dịch đó sẽ bị cắt đứt từ giờ trở đi”.

Về phía ông Putin, ngày 24/2 đã nói rằng: "Nga đang là một phần quan trọng của nền kinh tế thế giới. Chúng tôi sẽ không gây hại cho nền kinh tế toàn cầu, chúng tôi vẫn là một phần của kinh tế thế giới chừng nào còn như vậy".

Cuộc tấn công quân sự của Nga vào Ukraine đã đánh dấu sự kiện lần đầu tiên một quốc gia Châu Âu tấn công một quốc gia Châu Âu khác kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tổng Thống Mỹ cho rằng "đây là một thời khắc nguy hiểm đối với toàn thể Châu Âu", ông ra lệnh triển khai thêm lực lượng tới Đức. Tuy nhiên, Biden không cho biết thời gian tới có kêu gọi Trung Quốc và các nước Phương Tây cô lập Nga hay không.

Ngoài ra, Tổng thống Mỹ cũng khẳng định sẽ không đưa quân đội sang Ukraine. "Lực lượng của Mỹ sẽ không xảy ra xung đột với Nga ở Ukraine. Quân đội của chúng ta không tới Châu Âu để chiến đấu ở Ukraine, mà chỉ để bảo vệ đồng minh NATO"; "Mỹ cam kết bảo vệ từng inch lãnh thổ NATO bằng tất cả sức mạnh của Mỹ". 

Vào ngày 23/2, Mỹ ra lệnh trừng phạt đối với công ty chịu trách nhiệm xây dựng Nord Stream 2, đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Đức. Vào ngày 22/2, Mỹ áp dụng lệnh trừng phạt với hai ngân hàng lớn của Nga, trái phiếu chính phủ Nga và một số cán bộ cấp cao của Nga. Theo đó, Đức đã tạm dừng quy trình phê chuẩn đối với Nord Stream 2. 

Cuộc khủng hoảng giữa Nga và Ukraine diễn ra trong lúc ông Biden cũng đang gặp nhiều khủng hoảng trong nước. Bao gồm tình trạng lạm phát tăng mạnh, căng thẳng chính trị, tỷ lệ cử tri Mỹ ủng hộ ông đang ở mức rất thấp, cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào cuối năm nay có thể khiến Đảng Dân chủ sẽ mất quyền kiểm soát lưỡng viện Quốc hội vào tay Đảng Cộng hoà.

Vào thời điểm căng thẳng này, Nhà Trắng cũng đưa ra cảnh báo cho người dân về xung đột Nga - Ukraine sẽ ảnh hưởng tới giá dầu tại Mỹ. Theo đó, Chính phủ cam kết sẽ kiểm soát để hạn chế tình trạng xăng dầu tăng giá quá mạnh. Ông Binden cũng ra yêu cầu đối với các công ty dầu khí không được lợi dụng thời điểm này để tăng giá. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Top những tòa nhà cao nhất Việt Nam – công trình biểu tượng mang dấu ấn của các thành phố lớn

Hà Nội: Lộ diện nhà đầu tư đăng ký thực hiện Khu đô thị mới Mê Linh

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Tin mới cập nhật

Meey Group nhận “cú đúp” giải thưởng tại Top công nghiệp 4.0 Việt Nam

1 ngày trước

Người dân lại gặp khó với vàng

1 ngày trước

Tiên phong chuyển đổi số bất động sản, Meey Group ghi danh ấn tượng tại Dot Property Vietnam Awards 2024

2 ngày trước

Chuyển tiền nhầm vào tài khoản bị trích nợ tự động: Người nhận phải có trách nhiệm hoàn trả lại

2 ngày trước

Tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế: Góc nhìn của chuyên gia

2 ngày trước