meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hãng hàng không Việt Nam bị ảnh hưởng thế nào khi chi phí nhiên liệu tăng?

Thứ sáu, 08/07/2022-23:07
Có thể thấy, giá nhiên liệu tăng cao đang khiến cho nhiều doanh nghiệp lao đao dù dịch COVID-19 dần được kiểm soát.

Năm 2022, Vietnam Airlines đã đưa ra nhiều phương án để có thể giảm thiểu khoản lỗ vì giá dầu tăng cao

Theo Người đồng hành, số liệu từ Cục hàng không Việt Nam cho thấy, 6 tháng đầu năm các hãng hàng không của Việt Nam vận chuyển được 20,1 triệu lượt khách, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 56,1%. Và chỉ trong 10 ngày đầu tháng 6/2022, lượng khách đi lại nội địa qua đường hàng không cũng đã tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm 2019 (khi chưa có dịch bệnh COVID-19). Cục cũng đưa ra dự báo rằng các hãng hàng không Việt Nam cũng dự kiến vận chuyển được 43,3 triệu lượt khách trong năm 2022, so với năm trước tăng 185%. 

Và với những số liệu khả quan trong 6 tháng đầu năm 2022 cùng với việc Chính phủ đã mở cửa lại hoàn toàn đất nước từ ngày 15/3, các hãng hàng không Việt Nam đã nhận được về nhiều kỳ vọng sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ trở lại sau thời gian 2 năm đại dịch. Tuy nhiên, trong năm 2022 không gặp khó khăn vì COVID-19 thì các hãng hàng không lại tiếp tục phải đối mặt với khó khăn mới đó là giá dầu tăng. Mặc dù có sự sụt giảm trong thời gian gần đây nhưng trong phiên giao dịch ngày 5/7 thì giá dầu Brent đang giao dịch ở mức 104 USD/thùng, so với hồi đầu năm tăng khoảng 33%. Thời điểm đầu tháng 3, giá dầu có lúc đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 7/2008 đạt mức 130,2 USD/thùng và được giao dịch ở quanh mức 110 USD/thùng kể từ thời điểm đó đến nay. 


Thị giá cổ phiếu của Vietnam Airlines
Thị giá cổ phiếu của Vietnam Airlines

Bên cạnh đó, giá dầu tăng cao cũng đã khiến cho giá nguyên liệu bay tăng nhanh theo giá dầu. Điều này cũng đã gây ra những tác động không nhỏ đến các doanh nghiệp trong ngành vận tải, đặc biệt là các hãng hàng không. 

Ông Trần Thanh Hiền, Kế toán trưởng chia sẻ tại đại hội cổ đông thường niên của Vietnam Airlines gần đây như sau: "Mặc dù đặt mục tiêu doanh thu tăng nhưng chi phí nhiên liệu bay còn tăng mạnh hơn". Và dù đặt mục tiêu doanh thu là 45.000 tỷ đồng, so với năm ngoái tăng gấp đôi nhưng hãng hàng không quốc gia vẫn ghi nhận lỗ 10.000 tỷ đồng, so với năm trước giảm 23,5%. Giá nhiên liệu cũng tiếp tục tăng thì công ty có thể sẽ lỗ thêm. 

Cũng theo lời ông Hiền, chi phí nhiên liệu nếu như đạt mức 133 USD/thùng thì sẽ chiếm 40% chi phí. Tuy nhiên, nếu như vượt mốc 160 USD/thùng thì chi phí bay có thể tăng lên xấp xỉ 50%. Giá của nhiên liệu bay cũng đã lên mức trên 160 USD/thùng, nếu như còn tăng thêm thì chi phí hoạt động có thể tăng thêm 4.300 tỷ đồng - đây là mức cao hơn giá mà công ty dự tính. 

Còn các cổ đông cũng đặt thắc mắc rằng việc giá nhiên liệu lên cao như thế thì công ty có phương án quản trị rủi ro gì với giá dầu để giảm chi phí, ông Hiền cho hay: "Việc làm này là con dao hai lưỡi. Vietnam Airlines đã từng là một trong những doanh nghiệp đầu tiên triển khai việc quản trị rủi ro giá dầu, từ những năm 2010. Tuy nhiên thị trường đã thay đổi, nếu coi đây là một phương pháp tiết kiệm chi phí có thể sẽ gây ra những hậu quả không mong muốn. Khuôn khổ pháp lý của Việt Nam chưa cho phép thực hiện điều đó, giá dầu lên cao như bây giờ quản trị rủi ro càng khó. Gặp khó khăn là vậy nhưng ông khẳng định hãng hàng không sẽ làm tất cả để cắt giảm chi phí". 


Năm 2022, Vietnam Airlines đã đưa ra nhiều phương án để có thể giảm thiểu khoản lỗ vì giá dầu tăng cao
Năm 2022, Vietnam Airlines đã đưa ra nhiều phương án để có thể giảm thiểu khoản lỗ vì giá dầu tăng cao

Trong năm 2022, với việc giá dầu tăng cao nên Vietnam Airlines đã đưa ra nhiều phương án để có thể giảm thiểu khoản lỗ của mình. Đầu tiên là công ty sẽ tiến hành tái cơ cấu đội tàu bay của mình. Vietnam Airlines cũng lên kế hoạch bán 29 máy bay, trong đó có 23 tàu bay Airbus A321 và 6 tàu bay ATR 72

Trong năm 2021, công ty mới bán 2 máy bay. Việc này được đánh giá là chưa thành công như mong đợi nhưng doanh nghiệp sẽ tiếp tục triển khai kế hoạch và có thể bán đứt hoặc cho thuê lại, hỗ trợ cho dòng tiền. 

Song song với việc bán máy bay, Vietnam Airlines sẽ thực hiện tái cơ cấu danh mục đầu tư của mình. Trong đó có việc thoái vốn khỏi Pacific Airlines. Tuy nhiên, Vietnam Airlines đang có nhiều vướng mắc trong việc chuyển nhượng vốn là vì doanh nghiệp Nhà nước. Hiện tại, đã tìm được một vài nhà đầu tư tiềm năng nhưng cơ chế rất phức tạp bởi Pacific Airlines là doanh nghiệp đặc biệt là khi lỗ lớn. Công ty cũng tiến hành xin cơ chế Nhà nước để lựa chọn nhà đầu tư trên cơ sở công khai, minh bạch. Đây chính là vướng mắc trong việc vận dụng cơ chế chính sách. 

Bên cạnh đó, Tổng giám đốc Vietnam Airlines - ông Lê Hồng Hà chia sẻ thêm rằng công ty đang kiến nghị Bộ Tài chính nới giá trần vé máy bay - xây dựng thực tế trên giá nhiên liệu. Lúc xây dựng giá trần thì giá dầu mới ở mức 80 USD/thùng. Và việc xin phụ thêm chi phí nhiên liệu có thể gia tăng được doanh thu, nâng cao chất lượng dịch vụ. Không những thế, hãng hàng không còn muốn nới biên độ giá để tăng tính cạnh trang và tạo ra nhiều cơ hội khai thác. Thời gian tới, Vietnam Airlines cũng sẽ tiến hành tăng vốn để thoát âm vốn chủ sở hữu. Trên thế giới, không riêng gì Vietnam Airlines gặp khó khăn bởi giá dầu tăng. Vào hồi tháng 5 vừa qua, Hiệp hội Các nhà vận hành hàng không Nigeria (AON) đã ra thông báo các hãng hàng không thành viên sẽ ngừng hoạt động trên toàn quốc. AON bao gồm 9 thành viên nằm trong số các hãng không lớn nhất Nigeria. Quyết định được đưa ra là do giá nhiên liệu đã tăng gấp 4 lần từ đầu năm cho đến thời điểm đó. Và với những khó khăn trên, ông Đặng Ngọc Hòa - Chủ tịch Vietnam Airlines dự báo ngành hàng không thế giới đến năm 2024 mới có thể hồi phục lại như trước dịch. 

Vietjet vẫn tự tin đặt kế hoạch tham vọng dù thị trường có nhiều khó khăn

Tuy nhiên, một hãng hàng không khác của Việt Nam là Vietjet lại đặt ra một kế hoạch tham vọng trong năm nay. Chi tiết, Vietjet đặt ra mục tiêu doanh thu hợp nhất là 32.270 tỷ đồng, lãi sau thuế 1.000 tỷ đồng, so với thực hiện năm 2021 gấp lần lượt là 2,5 lần và 12,5 lần. Cũng gặp khó khăn như những hãng hàng không khác, đặc biệt là khi giá dầu tăng cao nhưng đơn vị này khẳng định đã có những giải pháp để giúp giảm thiểu thiệt hại do giá dầu tăng cao. 


Vietjet vẫn tự tin đặt kế hoạch tham vọng dù thị trường có nhiều khó khăn
Vietjet vẫn tự tin đặt kế hoạch tham vọng dù thị trường có nhiều khó khăn

Cũng tại đại hội cổ đông của Vietjet năm nay, Phó Tổng giám đốc - ông Tô Việt Thắng cho sẻ: "Tiêu chí của công ty là quản trị chi phí khai thác ở mức thấp nhất kể từ khi đi vào hoạt động. Ở giai đoạn bình thường thì chi phí nguyên liệu chiếm khoảng 40% tổng chi phí khai thác. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, chi phí nhiên liệu đã chiếm trên 50% tổng chi phí bay. Để có thể tăng trưởng như kế hoạch, hãng đã triển khai nhiều giải pháp để quản trị chi phí nhiên liệu (hedging giá nhiên liệu) ở mức thấp nhất". 

Chi  tiết, Vietjet đã đầu tư đội tàu bay có tuổi đời còn trẻ, trung bình chỉ khoảng 3 năm được trang bị động cơ tiết kiệm nhiên liệu. Nổi bật trong số này chính là đội tàu bay Neo 321 đã giúp cho hãng tiết kiệm được 17% nhiên liệu. Cùng với đó, hãng còn tiến hành triển khai một số biện pháp như để phi công đặt các chế độ bay tiết kiệm nhất, chọn cung đường ngắn nhất và có những sân bay dự bị vị trí phù hợp, bảo trì bảo dưỡng động cơ thường xuyên để nâng cao được hiệu suất hoạt động. Đội kỹ thuật mặt đất cũng tiến hành trà nạp nước vào máy bay với lượng tối ưu để đảm bảo hoạt động của máy bay. 
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

2 ngày trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

2 ngày trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

2 ngày trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

2 ngày trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

3 ngày trước