meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hai mặt trái ngược khi đầu tư "ngoại" của doanh nghiệp Việt: Người thu tỷ đô, người phải đóng cửa dự án

Thứ bảy, 25/02/2023-17:02
Theo ông Đoàn Văn Hiểu Em, MWG sau gần 6 năm hoạt động tại thị trường Campuchia đã quyết định đóng toàn bộ cửa hàng Bluetronics kể từ quý 1/2023 nhằm tập trung cho những thị trường khác cũng như dồn lực cho các mô hình kinh doanh khác.

Theo Nhịp sống thị trường, hiện nay việc các doanh nghiệp Việt đầu tư ra thị trường nước ngoài không phải là hiếm. Đó chủ yếu là những doanh nghiệp lớn với mạng lưới phủ sóng rộng khắp cả nước.

Viettel ghi nhận doanh thu gần 3 tỷ USD

Năm 2022 chính là năm đầu tiên Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) ghi nhận doanh thu lên đến gần 3 tỷ USD, tương đương với khoảng hơn 70.000 tỷ đồng. Mới hồi đầu năm nay, Viettel thông báo, doanh thu hợp nhất trong năm 2022 là 163,8 tỷ đồng, so với năm trước đã ghi nhận mức tăng trưởng lên đến 6,1%. Mức tăng trưởng này đã mang đến cho Viettel lợi nhuận trước thuế lên đến 43,1 nghìn tỷ đồng, so với năm 2021 đã tăng 3%, đồng thời nộp ngân sách nhà nước 38.000 tỷ đồng.  


Metfone đã tạo việc làm cho gần 3.000 lao động trực tiếp cùng với hơn 30.000 lao động gián tiếp tại Campuchia, mang đến nguồn thu nhập cho người lao động ở mức bình quân cao hơn mặt bằng chung tại đây
Metfone đã tạo việc làm cho gần 3.000 lao động trực tiếp cùng với hơn 30.000 lao động gián tiếp tại Campuchia, mang đến nguồn thu nhập cho người lao động ở mức bình quân cao hơn mặt bằng chung tại đây

Đáng chú ý, Viettel vẫn duy trì nguồn doanh thu chủ lực từ viễn thông khi tiếp tục giữ vững vị trí nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động số 1 Việt Nam với thị phần là 54%. Trong khi đó, hoạt động đầu tư nước ngoài của Việt Nam cũng lần đầu tiên ghi nhận doanh thu lên đến gần 3 tỷ đồng (tương đương với hơn 70.000 tỷ đồng), gần như ngang bằng với viễn thông trong nước. 
Trong năm 2022, nguồn ngoại tệ chuyển về nước lên đến gần 500 triệu USD, mức cao nhất trong vòng 5 năm qua. Lũy kế cho đến nay, tập đoàn viễn thông này đã chuyển về nước tổng cộng gần 70% tổng số tiền đầu tư ra thị trường nước ngoài.

Đáng chú ý, Metfone - thuộc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã tạo việc làm cho gần 3.000 lao động trực tiếp cùng với hơn 30.000 lao động gián tiếp tại Campuchia, mang đến nguồn thu nhập cho người lao động ở mức bình quân cao hơn so với mặt bằng chung tại “đất nước Chùa Tháp”. Điều đáng nói, bất chấp việc ngành viễn thông thế giới đang dần bão hòa, Metfone vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng về cả doanh thu cùng với lợi nhuận, đồng thời được định giá lên đến 1 tỷ USD. 

Tại Lào, Viettel chính thức cung cấp dịch vụ vào tháng 10/2019 thông qua thương hiệu nhà mạng Unitel. Thời điểm hiện tại, Unitel đang là nhà mạng viễn thông lớn nhất tại Lào, đồng thời là một trong những công ty đóng góp nhiều ngân sách nhất, tạo được uy tín lớn với Chính phủ và nhân dân nước này. Bên cạnh đó, Unitel còn được Đảng và Chính phủ hai nước ghi nhận là hình mẫu điển hình đối với việc hợp tác kinh tế. Trung bình mỗi năm, Unitel đã nộp ngân sách nhà nước Lào khoảng 53 triệu USD. Cũng tại quốc gia này, Unitel trở thành doanh nghiệp tạo nhiều công ăn việc làm nhất với hơn 27.000 lao động.

MWG đóng toàn bộ cửa hàng Bluetronics tại Campuchia

Trong khi Viettel khá thuận lợi khi thực hiện kế hoạch đầu tư ra thị trường nước ngoài thì các doanh nghiệp khác lại không được suôn sẻ, yêu cầu họ phải có những bước tái cơ cấu vô cùng mạnh mẽ, điển hình như Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (mã chứng khoán: MWG).


Đến cuối năm 2019, BigPhone được đổi tên thành Bluetronics nhằm kinh doanh điện thoại và cả điện máy
Đến cuối năm 2019, BigPhone được đổi tên thành Bluetronics nhằm kinh doanh điện thoại và cả điện máy

Trước đó, trong buổi gặp gỡ với các nhà đầu tư, ông Đoàn Văn Hiểu Em - Thành viên HĐQT công ty cho biết, MWG quyết định ngừng kinh doanh tại Campuchia sau 6 năm hoạt động, mục đích là để dồn lực tập trung cho những thị trường khác và những mô hình kinh doanh khác. Được biết, Thế Giới Di Động tại Campuchia có những cửa hàng Bluetronics - đây là một mô hình tương tự như Điện Máy Xanh ở Việt Nam.

Thông tin của MWG cho biết, tính tới ngày 31/3/2022, Bluetronics của tập đoàn này có 44 cửa hàng ở Campuchia. Ông Hiểu Em cho rằng, mô hình này không quá tệ. Tuy nhiên, vị lãnh đạo này cho rằng, thị trường Campuchia quá nhỏ trong khi chính sách thuế lại vô cùng phức tạp. Trong khi vận hành tại thị trường này, Công ty CP đầu tư Thế Giới Di Động nếu áp dụng chính sách thuế tại đây sẽ phải nâng giá bán cao hơn thị trường từ 10%-15%. Ngược lại, nếu giảm giá xuống 10%-15% để đua theo thị trường sẽ không thể có lãi. Nếu bán đúng giá lại không có cạnh tranh bởi thị trường nước này khá nhỏ. 

Cụ thể, ông Hiểu Em cho biết: “Sau gần 6 năm hoạt động, MWG đã quyết định đóng toàn bộ cửa hàng Bluetronics ở thị trường Campuchia trong quý đầu năm nay nhằm tập trung cho các thị trường khác như Indonesia, đồng thời dồn lực cho các mô hình kinh doanh khác”.

Được biết, từ giữa năm 2017 Công ty Cổ phần đầu tư Thế Giới Di Động chính thức tham gia thị trường Campuchia sau khi mở cửa hàng điện thoại đầu tiên ở thủ đô Phnom Penh với tên gọi là BigPhone. Thương hiệu này sử dụng bộ nhận diện thương hiệu tương tự với chuỗi bán lẻ ở Việt Nam. Thời điểm đó, công ty kỳ vọng mỗi cửa hàng của chuỗi này mỗi tháng sẽ thu về 2 tỷ đồng doanh thu. 


Theo báo cáo tài chính của quý 4/2022, Thế giới Di động tại Campuchia từ năm 2017 đến nay đã liên tục thua lỗ. Ảnh minh họa
Theo báo cáo tài chính của quý 4/2022, Thế giới Di động tại Campuchia từ năm 2017 đến nay đã liên tục thua lỗ. Ảnh minh họa

Đến cuối năm 2019, BigPhone được đổi tên thành Bluetronics nhằm kinh doanh điện thoại và cả điện máy. Thời điểm đó, Bluetronics được ban lãnh đạo Thế Giới Di Động coi là bàn đạp cho tham vọng xâm nhập thị trường bán lẻ ở khu vực Đông Nam Á.

Trong nhiều năm liền, doanh thu của chuỗi Bluetronics liên tiếp tăng trưởng 3 chữ số, đến năm 2021 đã đạt đỉnh lên đến gần 500 tỷ đồng. Tuy nhiên, chuỗi này lại đóng góp chưa đến 0,5% tổng doanh thu của công ty. Theo báo cáo tài chính của quý 4/2022, Thế giới Di động tại Campuchia từ năm 2017 đến nay đã liên tục thua lỗ. Trong đó, năm 2021 và 2021, chuỗi này ghi nhận mức lỗ nhiều nhất với lần lượt là 187 tỷ đồng và 330 tỷ đồng.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

11 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

11 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

11 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

11 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước