Viettel ghi nhận hơn 163.000 tỷ đồng doanh thu hợp nhất năm 2022
BÀI LIÊN QUAN
VinFast, Geleximco, FPT, Viettel bắt "trend" hút vốn FDI vào mảng xe điện và công nghiệp bán dẫnDoanh nghiệp họ Viettel trong 9 tháng đầu năm làm ăn ra sao?Quý III/2022, lợi nhuận sau thuế của Viettel Post tăng trưởng mạnh, đạt 56 tỷ đồngTheo Nhịp sống thị trường, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) mới đây đã công bố doanh thu hợp nhất của năm 2022 là 163.800 tỷ đồng, so với năm trước đã tăng trưởng 6,1%. Đặc biệt, hoạt động đầu tư nước ngoài của Viettel lần đầu tiên ghi nhận gần 3 tỷ đồng doanh thu dịch vụ (tương đương với hơn 70.000 tỷ đồng). Con số này cũng tương đương với viễn thông trong nước và đóng góp đến 50% doanh thu dịch vụ truyền thông của tập đoàn.
Theo chia sẻ của một lãnh đạo Tập đoàn Viettel, con số 3 tỷ USD này được tính dựa trên tỷ giá cố định, không tính theo tỷ giá thực tế trong năm công bố. Việc Viettel loại trừ biến động tỷ giá đã đánh giá được tốc độ tăng trưởng thực chất đến từ doanh thu dịch vụ của thị trường nước ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc, tốc độ tăng trưởng tiêu dùng dịch vụ của thị trường nước ngoài trong năm 2022 đã cao hơn thị trường nước.
Cũng theo chia sẻ của vị lãnh đạo này, doanh thu của thị trường nước ngoài trong những năm tới vẫn tiếp tục tăng cao hơn so với thị trường nội địa. Đồng thời, nhiều thị trường nước ngoài của tập đoàn này vẫn ghi nhận tốc độ tăng trưởng 15-20%/năm, một số thị trường thấp hơn cũng có mức tăng trưởng 5 - 7%. Theo đánh giá, thị trường lớn và tiềm năng như Myanmar vẫn chưa đến ngưỡng bão hòa và trong những năm tới sẽ tăng cao hơn nữa.
Ngoài con số 3 tỷ USD đáng lưu ý, trong thông báo của Viettel còn đề cập đến con số gần 500 triệu USD nguồn ngoại tệ chuyển về nước năm 2022, đây là con số cao nhất được ghi nhận trong 5 năm qua. Lũy kế đến thời điểm hiện tại, tập đoàn này đã chuyển về nước lên đến gần 70% tổng số tiền đầu tư nước ngoài.
Trong năm 2022, doanh thu từ thị trường nước ngoài của Viettel đạt 20,5%, cao gấp 6 lần doanh thu trung bình của các hãng viễn thông trên thế giới. Theo chia sẻ của một vị lãnh đạo khác, việc đầu tư ra nước ngoài không chỉ mang đến doanh thu và lợi nhuận cho tập đoàn mà còn khẳng định khát vọng vươn ra biển lớn của doanh nghiệp Việt mà Viettel chính là một trong số những doanh nghiệp tiên phong.
Vị lãnh đạo này cũng bổ sung: “Định hướng đi ra biển lớn của Viettel đã thành công, đồng thời mở ra một không gian lớn hơn đối với không gian trong nước. Đó là mốc quan trọng lớn đối với Viettel nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp Việt nói chung. Đầu tư ra nước ngoài cũng xác định là một hành động nhằm xây dựng và bảo vệ đất nước từ xa. Tại các quốc gia mà Viettel đầu tư, sự hiện diện của một doanh nghiệp Việt Nam giúp cho việc xây dựng mối quan hệ chính trị và kinh tế xã hội, gắn kết giữa 2 nước trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều”.
Đầu năm 2022, ông Tào Đức Thắng đã chính thức trở thành Chủ tịch của Tập đoàn Viettel sau khi ông Lê Đăng Dũng nghỉ hưu. Ông Thắng chính là người thứ 8 giữ vị trí cao nhất ở Tập đoàn này.