Hai làn sóng tăng giá của thị trường nhà trọ Hà Nội
BÀI LIÊN QUAN
Bật mí kinh nghiệm xây phòng trọ cho thuê giá rẻ - chuẩn bàiChia sẻ ý tưởng và những kinh nghiệm cho thuê nhà trọHồi sinh sau Tết
Từ sau Tết Nguyên đán 2022, thị trường nhà trọ Hà Nội bắt đầu có tín hiệu khởi sắc sau 2 năm ảm đạm vì đại dịch Covid-19. Trước đó, đại dịch Covid-19 khiến sinh viên – đối tượng chính của phân khúc này trở về quê, duy trì việc học online trong thời gian dài; cùng với đó, nhóm khách thuê là lao động tự do cũng chịu tác động của đại dịch khiến công việc bấp bênh, phải chọn giải pháp về quê khiến thị trường này rơi vào cảnh dư thừa nguồn cung trong khi nguồn cầu không có.
Vỡ mộng kinh doanh nhà cho thuê
Khi thị trường cho thuê sôi động trở lại cũng là lúc các chủ đầu tư tay ngang tham gia vào thị trường này ngày càng lớn. Tuy nhiên, bước vào kinh doanh thực họ mới nhận ra rằng thị trường cho thuê bất động sản không hề dễ.Cứu cánh chủ nhà cho thuê trong mùa dịch Covid-19
Đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 trong năm 2021 là đợt dịch nặng nề và kéo dài nhất khiến giá thuê nhà trọ Hà Nội giảm mạnh, tỉ lệ phòng trống cao nhất so với các đợt dịch trước đó. Một khảo sát của phóng viên vào tháng 5, tháng 6/2021 ghi nhận xu hướng trả phòng mới chỉ chiếm khoảng 30% tổng lượng khách thuê thì đến tháng 7/2021 – cao điểm của dịch bệnh khiến Hà Nội kéo dài giãn cách, tỉ lệ trống tại nhiều khu trọ lên tới 50-60%. Cá biệt có những khu tỉ lệ người thuê chỉ còn 20-30% là số ít sinh viên không ở nhưng vẫn trả tiền để giữ phòng. Thời điểm đó, tại các khu vực tập trung nhiều phòng trọ giá rẻ như Phùng Khoang, Triều Khúc, Kim Giang, Khương Đình, Hạ Đình (Thanh Xuân), Mễ Trì Hạ, Mễ Trì Thượng, Tân Mỹ, Nhân Mỹ (Nam Từ Liêm), Nhổn, Tây Tựu, Cầu Diễn, Đông Ngạc, Liên Ngạc (Bắc Từ Liêm), Mai Động, Định Công Hạ, Định Công Thượng, Linh Đàm, Hoàng Liệt (Hoàng Mai), Xa La, Dương Nội, Phú Lãm (Hà Đông), Minh Khai, Gốc Đề, Quỳnh Mai, Đồng Tâm (Hai Bà Trưng)… la liệt các biển cho thuê phòng với mức giá chỉ còn bằng 50% so với trước dịch nhưng đều không có khách hỏi thuê. Những xóm trọ đìu hiu, vắng lặng hơn bao giờ hết.
Phải đến sau Tết Nguyên đán 2022, khi các trường ĐH, CĐ lên kế hoạch cho sinh viên trở lại trường, thị trường nhà trọ giá rẻ từng bước khởi sắc. Lượng khách hỏi thuê dần đông trở lại, giá thuê được thiết lập lại mức giá trước dịch, của các năm 2018-2019, thay vì mức giá giảm như trong các năm 2020-2021. Cụ thể, thời điểm này, giá thuê phòng trọ tại Phùng Khoang, Triều Khúc, Kim Giang, Khương Đình, Hạ Đình (Thanh Xuân) được rao ở mức 1,5-2,5 triệu đồng/tháng. Giá Thuê tại Mễ Trì Hạ, Mễ Trì Thượng, Tân Mỹ, Nhân Mỹ (Nam Từ Liêm) dao động từ 1,2-2,7 triệu đồng/tháng. Khu vực Nhổn, Tây Tựu, Cầu Diễn, Đông Ngạc, Liên Ngạc (Bắc Từ Liêm), giá thuê đã trở lại được mốc 1-2 triệu đồng/tháng của giai đoạn trước dịch. Khu vực Mai Động, Định Công Hạ, Định Công Thượng, Linh Đàm, Hoàng Liệt (Hoàng Mai), Xa La, Dương Nội, Phú Lãm (Hà Đông), có mức giá trung bình từ 1-2,4 triệu đồng/tháng. Khu vực Minh Khai, Gốc Đề, Quỳnh Mai, Đồng Tâm (Hai Bà Trưng)… giá thuê là từ 1,2-2,6 triệu đồng/tháng. Như vậy sau 2 năm đại dịch chứng kiến giá thuê giảm mạnh, tỉ lệ phòng trống cao, phải đến sau Tết Nguyên đán 2022, phòng trọ giá rẻ mới bắt đầu hồi phục, quay lại mức giá thuê của hơn 2 năm trước.
Làn sóng tăng giá mới
Vào tháng 8, khi sinh viên kết thúc kì nghỉ hè, quay lại giảng đường đại học, nhiều khu xóm trọ bắt đầu có động thái tăng giá. Mức tăng đạt trung bình phổ biến 10-15%. Ông Nguyễn Huyền, chủ 8 phòng trọ ở Mễ Trì Hạ (Mễ Trì, Nam Từ Liêm) đã quyết định tăng 200 nghìn đồng mỗi phòng bắt đầu từ tháng 8, nâng mức giá các phòng trong xóm trọ từ 1,5-1,8 triệu đồng/tháng lên 1,7- 2 triệu đồng/tháng. Ông Huyền cho biết ông quyết định nâng giá sau khi chủ một số phòng trọ ở cùng khu vực Mễ Trì Hạ và Mễ Trì Thượng cũng tăng giá khoảng 200 nghìn đồng/phòng.
Khảo sát của phóng viên ghi nhận, giá phòng trọ đang tăng khi nhu cầu thuê tăng vào dịp cận kề năm học mới. Các phòng trọ của vợ chồng bà Huê ở ngõ 37 Phùng Khoang, tùy diện tích, cũng tăng 100-200 nghìn đồng/phòng. Bà Huê cho biết, sau hai năm đại dịch việc kinh doanh phòng trọ thất bát, rồi lạm phát tăng cao, bà buộc phải tăng giá tiền thuê phòng bởi xây khu phòng trọ này gia đình bà vẫn còn vay nợ ngân hàng khá nhiều. “Tôi không dám tăng mạnh bởi khu vực này chủ yếu là sinh viên thuê. Hơn nữa, phòng cho thuê khu này nhiều, nếu tăng mạnh, giá thuê cao thì sẽ mất khách. Tôi tăng theo mức tăng chung của thị trường thôi, gọi là bù lại lạm phát và bù 2 năm dịch kinh doanh khó khăn”.
Tại Nhân Mỹ, Tân Mỹ, 1 số dãy phòng trọ cấp 4 cho công nhân đang làm xây dựng tại các dự án bất động sản gần đó, giá cũng đã tăng từ mức 800 ngàn đồng- 1 triệu đồng/ phòng lên mức 1-1,2 triệu đồng/phòng so với thời điểm đầu năm. Phòng trọ giá rẻ khu vực Minh Khai, Gốc Đề, Quỳnh Mai, Đồng Tâm (Hai Bà Trưng)… cũng tăng nhẹ từ mức 1-2,6 triệu đồng/tháng lên mức trung bình 1,2-9 triệu đồng/tháng. Mức tăng khoảng 10-15% cũng được ghi nhận ở một số khu vực khác như Nhổn, Tây Tựu, Cầu Diễn, Đông Ngạc, Liên Ngạc (Bắc Từ Liêm), khu vực Mai Động, Định Công Hạ, Định Công Thượng, Linh Đàm, Hoàng Liệt (Hoàng Mai), Xa La, Dương Nội, Phú Lãm (Hà Đông)…
Tuy nhiên, trên thực tế, không phải chủ nhà nào cũng tăng giá, khá nhiều chủ nhà tại các khu vực thuê trọ vẫn giữ nguyên mức giá thuê trong làn sóng sinh viên quay trở lại giảng đường. Bà Phạm Thị Thanh, chủ 5 phòng trọ ở phố Trần Cung cho biết: “Nhiều người tăng nhưng tôi vẫn quyết định giữ giá cũ vì những người thuê nhà mình đều thuê từ trước, ở ổn định. Năm nay Đại học Quốc gia lại chuyển 1 số trường, 1 số khoa lên Hòa Lạc nên lượng sinh viên thuê không đông như trước, mình tăng được chút giá, người thuê lại chuyển tìm phòng rẻ hơn, lại vất vả đi tìm”.
Theo các môi giới chuyên làm thị trường cho thuê thì nhà trọ giá rẻ là phân khúc không cần đến môi giới. Do giá trị thấp, nhu cầu người thuê lớn nên phân khúc này chỉ cần đến các hình thức quảng cáo truyền thống như tờ rơi, dán quảng cáo ở cột điện, các bức tường hay bản tin khu dân phố, truyền thông miệng hay đăng tin hội nhóm là tìm được khách thuê. Dù là một phân khúc, thị trường nhỏ nhưng theo các môi giới sự sôi động của phân khúc nhà trọ giá rẻ sẽ tác động đến sự sôi nổi và tăng giá của một số thị trường cho thuê khác, đặc biệt là thị trường mặt bằng bán lẻ nằm trong các ngõ nhỏ, phục vụ chính các đối tượng này. Cũng theo các môi giới, làn sóng nhích giá của thị trường nhà trọ giá rẻ sẽ mạnh mẽ hơn trong tháng 9 và tháng 10 khi các trường đại học đã công bố điểm chuẩn, lượng sinh viên đổ về Hà Nội sẽ ngày càng đông đảo.