Gồng lãi hết nổi, người vay mua nhà chật vật bán nhà thoát nợ
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường BĐS "hot" nhất thế giới rơi vào cảnh lao dốc: Nhà đầu tư nơm nớp lo phá sản, bán nhà để gồng lãi ngân hàngThị trường BĐS khó chồng khó, nhà đầu tư "bán tháo” ô tô, xe máy, điện thoại xịn… để lấy tiền gồng lãi ngân hàngNgười mua chung cư rơi vào thế khó: Chật vật gồng lãi, nhà thì chưa nhậnTạm biết giấc mơ an cư để thoát áp lực tài chính
Quyết định mua căn chung cư rộng 55m2 tại quận Hoàng Mai (Hà Nội) hiện tại, anh Huyền mang tâm thế "mua là sẽ được", mua nhà để ở và thị trường lên bán đi cũng không bao giờ lo lỗ. Thế nhưng, trải qua thời gian quá khó lường của thị trường vừa qua, anh Huyền cũng như nhiều người mua nhà cùng chung cảnh "ngán ngẩm" mà chưa tìm ra lối thoát.
Anh Huyền kể, cuối năm 2020 khi mới lập gia đình, có 300 triệu dắt lưng, anh Huyền vay mượn thêm anh em, bạn bè để mua trả góp căn hộ chung cư hiện tại với giá 1,7 tỷ đồng. Thời điểm đó, dự án nhiều ưu đãi, chiết khấu cao, tiến độ thanh toán dài hạn nên anh đã quyết xuống tiền và làm hồ sơ vay ngân hàng 1 tỷ đồng.
Nhận trái đắng vì lạm dụng “vô tội vạ” đòn bẩy tài chính để đầu tư bất động sản
Đòn bẩy tài chính giống như “con dao hai lưỡi”, hoặc là sẽ giúp nhà đầu tư kiếm được khoản lợi nhuận lớn, hoặc là khiến nhà đầu tư rơi vào cảnh trắng tay. Mấu chốt vấn đề vẫn là bản thân nhà đầu tư phải biết sử dụng linh hoạt, khéo léo công cụ này.Người mua nhà "than" cầm 3 tỷ trong tay vẫn khó tìm được căn hộ chung cư
Thời điểm hiện nay, các dự án đã bàn giao cách đây nhiều năm cũng có mức giá tăng đột biến. Thậm chí cầm 3 tỷ đồng cũng khó sở hữu được một căn hộ 2 tầng.Hà Nội: Đất nền vùng ven "cắt lỗ", đây là khu vực giảm giá mạnh nhất?
"Cắt lỗ" đang trở thành từ khóa cho những bài đăng tìm khách của môi giới với loại hình đất nền ở vùng ven Hà Nội. Mức giá giảm từ 5-10% diễn ra tại một số khu vực như Đông Anh, Gia Lâm, thậm chí có thể lên tới 30%.Ban đầu, sở hữu ngôi nhà của riêng mình khiến vợ chồng anh Huyền rất hạnh phúc và hãnh diện. Căn hộ vợ chồng anh mua cũng được hưởng ân hạn lãi suất 12 tháng, cuối năm 2021, vợ chồng anh Huyền bắt đầu "gánh" lãi suất thả nổi của ngân hàng. Với mức lãi suất khoảng 9% cùng thời hạn vay 25 năm, thu nhập của anh chị khi đó, mỗi tháng vợ chồng anh Huyền phải trả 3 triệu đồng tiền gốc và khoảng 8-9 triệu đồng tiền lãi. Một tháng bớt chi tiêu, hạn chế mua sắm anh chị cũng bỏ ra vừa đủ số tiền để đóng vào ngân hàng. Vợ chồng bấm bụng bảo nhau cố gắng đi làm kiếm tiền vì dù sao nhà cũng là nhà của mình, tiết kiệm thì sau này vợ chồng con cái có nhà để ở. Thế nhưng, chuyện chẳng ai mong muốn và lường trước khi sang năm 2022 và càng về cuối năm, lãi suất càng "nhảy múa". Từ 9%, hiện tại lãi suất ngân hàng đã lên tới gần 13%. Tức là mỗi tháng, vợ chồng anh Huyền phải bỏ ra khoảng 13 triệu tiền lãi và 3 triệu tiền gốc. Đi làm lương không đổi mà lãi suất mỗi ngày mỗi nặng, vợ chồng anh Huyền đều chán nản vì món nợ kéo dài này.
Đó là còn chưa kể, các khoản nợ anh em bạn bè, sau 1-2 năm cũng lần lượt phải trả. Áp lực từ mọi phía, anh Huyền quyết định bán căn nhà của mình để thu về khoản tiền đã mua và cộng thêm tiền chênh lệch do thời điểm hiện tại, nguồn cung căn hộ khan hiếm và giá nhà đã tăng so với thời điểm anh mua nhà cách đây 2 năm.
Thế nhưng, hai tháng ròng rao bán nhà không có người mua. Tháng đầu tiên, anh kiên trì giữ giá bán và tích cực nhờ môi giới hỗ trợ nhưng không khả thi. Tháng thứ hai, anh Huyền chấp nhận cắt lỗ 100 triệu đồng, kèm theo miễn phí chuyển nhượng và bản thân anh cũng "bao" hoa hồng cho môi giới. Thế nhưng thanh khoản khó, căn hộ của anh Huyền vẫn "ế" bởi với người mua nhà hiện tại mạnh tài chính, họ tìm mua đất thổ cư, còn với người có nhu cầu ở thực thì lại không tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng. Đó là còn chưa kể, căn hộ của anh có vay ngân hàng, thủ tục để sang nhượng cũng mất nhiều thời gian và không phải khách hàng nào cũng sẵn sàng "xuống tiền".
Từ niềm tự hào, căn nhà trở thành món nợ dai dẳng, cố giữ thì vợ chồng phải tiết kiệm hết sức khổ sở mà bán đi cũng không xong.
May mắn hơn hoàn cảnh của anh Huyền, chị Bình (quận Tây Hồ, Hà Nội) vừa thở phào sau 5 tháng ròng rã đăng bán nhà trên các hội nhóm.
Chị Bình kể, khi chị mua căn hộ giá 2,2 tỷ và đã trả trước 30% giá trị còn vay ngân hàng 70%. Khi đó, nhiều chính sách từ phía ngân hàng và nghe môi giới nên chị thiếu "tỉnh táo" và không có cái nhìn thực tế về dự án. Thời gian đầu, cuộc sống gia đình chị vẫn ổn định, công việc đủ thu nhập để vừa trả lãi ngân hàng vừa chi tiêu cho gia đình. Hai vợ chồng thu nhập tổng 50 triệu, trong đó tiền "nuôi" ngân hàng đã chiếm tới 20 triệu. 30 triệu còn lại để cả gia đình 5 người co kéo. Càng ngày, chị Bình càng thấy căn nhà đang trở thành gánh nặng rất lớn với chị, khi mọi nhu cầu cuộc sống và học tập của các con chị đang dừng ở mức tối thiểu, muốn đầu tư cũng không còn tiền. Tới năm 2022, lãi suất đã lên cao, gia đình chị Bình rơi vào cảnh túng quẫn, mọi thứ nằm ngoài khả năng của bản thân. Bất đắc dĩ, chị đã phải bán đi căn nhà và tạm thời đi thuê một căn chung cư khác cho bớt áp lực.
Thế nhưng công cuộc bán nhà không đơn giản, chị Bình đã mất 5 tháng ròng rã đăng bán trên các hội nhóm. Thậm chí, chấp nhận cắt lỗ gần 300 triệu đồng để có thể thu tiền về. May mắn, mức giảm giá sâu cũng có khách "chốt" nhưng cũng bị "ép giá" thêm phí sang tên, phí hoa hồng cũng tốn cả gần trăm triệu đồng nữa.
Cần có tính toán kỹ lưỡng
Nhìn về quãng đường "gánh nợ" vừa qua, chị Bình chia sẻ đó thực sự là bài học cho những ai chưa nhìn nhận, đánh giá kĩ các trường hợp về mức giá phải bỏ ra trong dài hạn để mua nhà với mức giá quá cao so với khả năng tài chính của bản thân.
Nhìn lại thị trường bất động sản năm qua, đã có sự thanh lọc mạnh mẽ về chất lượng, Nhà đầu tư lướt sóng, ăn theo thời điểm sốt nóng đã khó trụ vững. Giá nhà thì tăng cao, thanh khoản lại thấp. Người có nhà mà vay ngân hàng thì lao đao, người có một chút tài chính muốn sở hữu nhà lại không thể tiếp cận vốn vay.
Nhiều người rơi vào tình trạng đi làm thêm đủ nghề, buôn bán online, làm shipper,... để đủ tiền "nuôi" ngân hàng. Dòng tiền hàng tháng dành ra quá lớn để trả lãi ngân hàng khiến cuộc sống gia đình bị hạn hẹp, không có tích lũy, không có dự phòng để phòng lúc bất trắc. Cuộc sống xoay vòng còng lưng trả nợ ngân hàng cũng khiến nhiều gia đình "cơm không lành, canh không ngọt".
Hiện nay tại Hà Nội, các căn chung cư 2 phòng ngủ ở mức trên 2 tỷ đồng. Bài toán đặt ra, nếu mức thu nhập của hai vợ chồng khoảng 50 triệu đồng/ tháng cũng khá khó khăn để sở hữu được căn nhà giá hàng tỷ đồng. Bản thân người mua nhà cũng cần tính toán hợp lý số tiền vay ngân hàng bởi các khoản vay từ người thân hay khoản tích lũy tự có ban đầu chỉ là khởi đầu, tiền vay ngân hàng và hàng tháng phải đối mặt với nó mới là điều thực sự đau đầu.
"Việc tính toán tỷ trọng vốn vay, nguồn thu cố định trước khi xuống tiền mua nhà là điều đầu tiên cần xem xét. Phần trăm vay càng ít thì càng ít rủi ro đuối tài chính khi lãi suất thả nổi. Bên cạnh đó, tỷ trọng vốn vay cũng nên cân nhắc dưới 50% giá trị tài sản. Các trường hợp vay tới 70-80% giá trị căn hộ tưởng là "nhẹ" nhưng đó là một gánh nặng dai dẳng. Bởi sau thời gian hết hạn ưu đãi, sẽ là chuỗi ngày áp lực đè nặng. Và để sở hữu căn nhà của mình, người mua bị nhấn chìm trong lo toan để đủ tiền "nuôi ngân hàng". Nếu mới chỉ tích lũy được 20-30% giá trị sản phẩm định mua, thì phương án tốt nhất đó là chưa nên mua nhà bằng mọi giá, có thể tạm thời đi thuê để tiếp tục tích lũy hoặc vẫn muốn sở hữu nhà thì có thể tính toán mua căn hộ diện tích nhỏ hơn, chờ tích lũy dòng tiền rồi đổi nhà dần", chị Bình chia sẻ.