Gói hỗ trợ lãi suất 2% đang “vướng” đủ đường
BÀI LIÊN QUAN
Bản tin BĐS 29/8/2022: Dự thảo Luật Đất đai mới vẫn chưa rõ quy định về condotelThị trường chứng khoán hôm nay 29/8: Cổ phiếu dầu khí, phân bón nổi sóng trong phiên VN-Index giảm 12 điểmChân dung Trương Á Cần - Đệ tử xuất chúng của Bill Gates: Đỗ đại học năm 12 tuổi, trở thành tiến sĩ năm 23 tuổiGói hỗ trợ lãi suất 2% đang… tắc
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, gói hỗ trợ 2% lãi suất từ Ngân hàng nhà nước theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP sau 3 tháng triển khai mới đạt gần 4.100 tỷ đồng với gần 550 khách hàng. Tuy nhiên, con số này rất nhỏ so với con số “chỉ tiêu” 40.000 tỷ của năm 2022 và 2023. Số tiền lãi đã hỗ trợ đạt chỉ 1 tỷ đồng, dư nợ được hỗ trợ lãi suất là 3.966 tỉ đồng.
Cách nào khơi thông dòng vốn tín dụng cho bất động sản?
Cả người mua nhà và doanh nghiệp đều kỳ vọng nửa cuối năm nay, dòng vốn tín dụng cho bất động sản sẽ được khơi thông trước chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.Doanh nghiệp bất động sản mong mỏi tiếp cận nguồn vốn tín dụng
Vốn đối với bất động sản nói riêng và với nền kinh tế nói chung là "mạch máu" lưu thông, là oxy, là dưỡng khí của doanh nghiệp. Nếu không tiếp cận được nguồn vốn, doanh nghiệp dễ "ngộp thở" và khó có thể tồn tại. Để làm rõ hơn vấn đề này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA).Theo Phó Tổng giám đốc Agribank – Phạm Toàn Vượng, tính đến ngày 31/7/2022, dư nợ được hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31 của Agribank đạt khoảng 1.700 tỷ đồng với 361 khách hàng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai gói hỗ trợ lãi suất Ngân hàng cũng gặp khó khăn khi đa số khách hàng là khách hàng cá nhân, hoạt động trên các địa bàn nông thôn. Dù đã cho vay theo hạn mức quy mô nhỏ tối đa không quá 300 triệu/ khách hàng, thời hạn tối đa 3 năm nhưng nhiều khách hàng vẫn khó có thể đáp ứng điều kiện vay. Nhiều khách hàng kí hợp đồng tín dụng trước ngày 1/1/2022 lại không đủ điều kiện hỗ trợ.
Còn theo ông Nguyễn Hưng - Tổng giám đốc TPBank, cho biết TP Bank được giao chỉ tiêu hỗ trợ 700 tỷ đồng nhưng đến thời điểm hiện tại chỉ có 30 khách hàng trong tổng số 500 khách hàng thuộc nhóm đối tượng nhận hỗ trợ đề nghị được hưởng ưu đãi. Nhưng chỉ 3 khách hàng trong số đó đủ điều kiện. Thậm chí, nhiều khách hàng còn bày tỏ lo ngại số tiền hỗ trợ không được bao nhiêu nhưng sau này gặp khó khăn trong vấn đề quyết toán, kiểm toán”. Thực tế này dẫn đến tình trạng, ngân hàng này khó có thể giải ngân hết số chỉ tiêu hỗ trợ.
Còn Ngân hàng MB Bank có tổng dư nợ 400 tỷ đồng, tương đương 2,5 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất nhưng mới nhận được 1 lời đề nghị của khách hàng. Còn BIDV hỗ trợ được 22 khách hàng với số tiền hỗ trợ lãi suất đạt 66 tỷ đồng. Đây là con số rất khiêm tốn
Một số doanh nghiệp cho biết, để được vay vốn mới, doanh nghiệp đã phải trả nợ cũ để đảm bảo an toàn và phải có lãi 3 năm theo yêu cầu từ phía các ngân hàng là điều kiện hết sức khó khăn. Với các ngành du du lịch, dịch vụ gần như bị tê liệt thì việc chứng minh có lãi là điều không thể. Chưa kể, nhiều ngân hàng đã hết room tín dụng hoặc room còn hạn chế nên vay không được.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội - ông Bùi Danh Liên –cho biết, 1 tỷ đồng tiền lãi đã hỗ trợ là điều không lại bởi hiện nay rất nhiều doanh nghiệp thuộc diện hỗ trợ nhưng không thể đáp ứng những điều kiện ngặt nghèo.
Theo ông Liên, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực vận tải, du lịch, kho bãi, ăn uống, lưu trú, giáo dục,… 2 năm dịch bệnh, doanh nghiệp phải dừng hoạt động, phải đi vay nợ để duy trì hoạt động nên không hy vọng gì được hưởng ưu đãi.
Còn theo Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam cho biết, quy định của khoản 1 điều 4 của Nghị định 31 nêu rõ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phải có doanh thu, lợi nhuận, có tài sản đảm bảo và không được có nợ xấu mới đủ điều kiện vay là điều không tưởng đối với doanh nghiệp.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết, trong hoàn cảnh doanh nghiệp bất động sản nhu cầu vốn rất lớn với 80-85% vốn là từ nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, trong bối cảnh các nguồn vốn từ quỹ đầu tư, trái phiếu doanh nghiệp, vốn FDI, vốn huy động từ khách hàng hạn chế thì nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng là nguồn vốn rất quan trọng. Vốn tín dụng ngân hàng tắc thì nguồn sống của doanh nghiệp cũng bị đe dọa.
Hiện tại, doanh nghiệp bất động sản đang khó khăn trong tiếp cận vốn khi các điều luật cũ đã khó vay, giờ các Chỉ thị, Nghị định mới cũng không hạ chuẩn vay và không nới lỏng điều kiện vay. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng không nằm trong lĩnh vực được ưu tiên vay lãi suất thấp nên cửa vay càng hẹp dần.
Vẫn phải … chờ
Khi room tín dụng cạn, tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng đã chậm lại. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 15/8, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 9,62%, đạt trên 11,45 triệu tỷ đồng.
Theo mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm là 14%, các tổ chức tín dụng từ nay tới cuối năm sẽ còn khoảng 460.000 tỷ đồng có thể giải ngân ra thị trường.
Thời gian gần đây, cạn room tín dụng là câu chuyện nóng nhất trong ngành ngân hàng. Theo các chuyên gia, nếu để đến cuối năm Ngân hàng Nhà nước mới nới room là quá muộn.
Về phía các ngân hàng, tăng trưởng tín dụng gần chạm trần, nhiều ngân hàng đã chọn cách giảm quy mô trái phiếu doanh nghiệp nắm giữ để có thêm dư địa cho vay.
Cụ thể, tại TP Bank, để dành room cho tăng trưởng tín dụng trong quý III, ngay từ quý II/2022 ngân hàng đã giảm 4.300 tỷ đồng số dư trái phiếu doanh nghiệp. Với Techcombank, trong quý II/2022, dư nợ trái phiếu đã giảm 36% từ 77.000 tỷ đồng xuống còn 49.000 tỷ đồng.
Tương tự, Vietcombank đã giảm 0,7% lượng trái phiếu doanh nghiệp xuống còn 11.608 tỷ đồng; VietinBank giảm quy mô danh mục trái phiếu doanh nghiệp, xuống còn 10.967 tỷ đồng tương đương giảm 18%.
Nhận định về xu hướng này của các doanh nghiệp, TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng của BIDV, cho rằng nền kinh tế phục hồi, sản xuất kinh doanh được đẩy mạnh nên doanh nghiệp có nhu cầu về vốn rất lớn. Điều này dẫn tới nhu cầu vốn tín dụng năm 2022 có xu hướng tăng trưởng cao. Để “khơi thông” gói hỗ trợ, ông Lực cho rằng Ngân hàng Nhà nước không nên chờ đến quý IV/2022 khi lạm phát “êm” rồi mới nới room mà cần linh hoạt về hạn mức tăng trưởng tín dụng.
Đồng quan điểm, TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn - Chính sách Tiền tệ Quốc gia cho rằng Ngân hàng Nhà nước có thể cân đối mức lạm phát để đưa ra ngưỡng tăng trưởng tín dụng. Bởi bản chấy lạm phát hiện nay của Việt Nam là lạm phát chi phí đẩy. Từ thực tế này, ông Nghĩa đề xuất room tín dụng cần được ưu tiên cho các ngân hàng hoạt động hiệu quả, lãi suất phù hợp và lựa chọn các doanh nghiệp hoạt động tốt, có phương án kinh doanh hiệu quả.
Bên cạnh việc mong muốn các ngân hàng thương mại cùng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp bất động sản, ông lê Hoàng Châu cũng đề xuất, Ngân hàng Nhà nước xem xét nâng thêm 1-2% room tín dụng. Cùng với đó đánh giá, cho phép 4 ngân hàng lớn nới room và xem xét nới room cho các ngân hàng đạt chuẩn BASE II trên cơ sở đảm bảo ổn định nền kinh tế và kiểm soát lạm phát.
Dự kiến, trong tuần này, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh phần còn lại của room tín dụng trong tổng số 14% mà Ngân hàng nhà nước đã định hướng từ đầu năm. Thời điểm hiện tại, các ngân hàng và doanh nghiệp đều mong ngóng quyết định của Ngân hàng Nhà nước để có thể "cởi trói" cho nguồn vốn tín dụng.