Góc nhìn chuyên gia: Việc được nới room giống như nắng hạn gặp mưa rào
BÀI LIÊN QUAN
Đề xuất nới room tín dụng gỡ khó thị trường chứng khoán và trái phiếuThị trường BĐS đang có quá nhiều vấn đề, có nên nới room tín dụng để hỗ trợ?Thị trường bất động sản vượt qua khó khăn khi nới room tín dụng?Chú trọng giải quyết nhu cầu sẵn có từ phía khách hàng
Vào tối ngày 5/12, Ngân hàng Nhà nước đã thông báo điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng định hướng năm 2022 thêm khoảng 1,5 - 2% cho toàn hệ thống tổ chức tín dụng. Như thế, tăng trưởng tín dụng cho cả năm 2022 được tăng lên thành 15,5 - 16% so với mục tiêu đầu năm ghi nhận là 14%.
Tổng giám đốc Sacombank - bà Nguyễn Đức Thạch Diễm cho biết, trong lần nới room này, ngân hàng cũng được nhận thêm 2% room tín dụng. Tổng giám đốc của Eximbank - ông Trần Tấn Lộc cũng cho hay, nhà băng này được tăng room nhưng lại không tiết lộ con số cụ thể.
Còn ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng giám đốc OCB thông tin rằng, với phần room tín dụng được tăng thêm thì ngân hàng này cũng sẽ chú trọng vào việc phục vụ nhu cầu thanh toán của người dân, doanh nghiệp cũng phát sinh từ trước trong thời gian từ 1 - 2 tháng trở lại đây nhưng chưa được giải ngân bởi hạn chế về room. Còn việc cho vay khách hàng mới cũng sẽ khó bắt kịp trong năm nay khi mà tháng 12 chỉ còn hơn 3 tuần nữa là sẽ kết thúc.
Chuyên gia nói gì khi Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng thêm 1,5 - 2%?
Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI) - ông Đỗ Bảo Ngọc đánh giá, động thái nới room tín dụng từ 1,5 - 2% cho toàn hệ thống các tổ chức tín dụng là động thái kịp thời của nhà quản lý tiền tệ. Mặc dù vậy thì sẽ không tạo ra sự bùng nổ nào đó ở trên thị trường.Nguyên nhân nào khiến doanh nghiệp đề xuất nới room tín dụng trong tháng cuối năm 2022?
Mặc dù được nhiều doanh nghiệp kiến nghị dù vậy thì đề xuất nới room tín dụng ở trong thời điểm này vẫn nhận về nhiều ý kiến trái chiều từ phía các chuyên gia tài chính.Ông Nguyễn Đình Tùng nói rằng: “Nhu cầu vốn của doanh nghiệp, người dân vẫn còn rất lớn. Lấy ví dụ như một doanh nghiệp mua nguyên liệu của doanh nghiệp khác từ tháng trước nhưng chưa từng thanh toán bởi chưa được giải ngân vay bởi vì vấn đề về room. Và trong báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước thì các tổ chức tín dụng như OCB cũng luôn có báo cáo rất cụ thể các nhu cầu này. Khi mà tín dụng về thì chúng tôi sẽ giải quyết nhu cầu vốn đang có sẵn của khách hàng”.
Tổng giám đốc của OCB cũng cho biết việc giải ngân cũng sẽ còn phụ thuộc vào thanh khoản, theo đó các tổ chức tín dụng sẽ luôn phải tuân thủ nghiêm túc yêu cầu về tỷ lệ LDR (đây là tong dư nợ cho vay trên huy động) bởi cơ quan chức năng đặt ra. Đối với OCB thì ông Nguyễn Đình Tùng cũng thông tin rằng hiện chỉ số LDR của ngân hàng này vẫn tương đối là thoải mái.
Tăng room không có nghĩa lãi suất sẽ giảm
Trưởng Bộ môn Tài chính, Khoa Ngân hàng, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh - TS Nguyễn Hữu Huân nhìn nhận về việc mà Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng đúng lúc này cũng hợp lý khi có áp lực về tỷ giá, lạm phát lúc này cũng đã giảm bớt đi.
TS Nguyễn Hữu Huân đánh giá rằng, doanh nghiệp lúc này cũng đang rất khát vốn và sẵn sàng vay với lãi suất cao nhưng không thể tiếp cận được tín dụng. Và việc nới room cũng giống như nắng hạn gặp mưa rào. Con số room tín dụng cũng đã tăng thêm chỉ 1,5 - 2% nhưng tương đương với 100.000-200.000 tỷ đồng trên tổng dư nợ 11 triệu tỷ đồng. Và số vốn tăng thêm cũng có thể giúp cho nhiều doanh nghiệp có thể giải được bài toán thanh khoản vào dịp cuối năm 2022.
Cũng theo ông Huân, có nhiều hồ sơ vay đã nằm sẵn ở trong ngân hàng và chỉ chờ được giải ngân. Mặc dù vậy thì các ngân hàng thương mại vẫn còn thách thức liệu rằng có huy động được vốn để tiến hành cho vay trong giai đoạn tiền đắt như hiện nay hay không. Vị chuyên gia này cũng nhấn mạnh rằng việc nới room tín dụng không đồng nghĩa với việc lãi suất sẽ giảm. Các ngân hàng cũng có thể tiếp tục cuộc cạnh tranh về lãi suất để có thể hút dòng vốn của người dân, từ đó có nguồn tiền để cho vay.
Phó viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính - TS Nguyễn Đức Độ cũng đánh giá rằng bởi vì tỷ giá hiện tại đã giảm, sức ép cũng thấp hơn nên Ngân hàng Nhà nước mới quyết định nới room. TS Nguyễn Đức Độ cũng nhận định rằng mức nới room lần này phần nào cũng có thể giải tỏa được nhu cầu vốn rất lớn vào dịp cuối năm.
Ông Độ cũng cho rằng, thời gian từ nay cho đến cuối năm không còn nhiều nên chưa thể đánh giá được tác động dài hạn mà còn phải chờ hạn mức tín dụng mới cho năm 2023. TS Nguyễn Đức Độ cũng dự báo rằng: “Nếu như lạm phát được kiểm soát tốt và tỷ giá không quá áp lực thì Ngân hàng Nhà nước sẽ cung ứng tín dụng năm tới ở mức bình thường. Còn ở chiều ngược lại thì tín dụng sẽ được thắt chặt và phải chờ thời gian để điều chỉnh”.
Xét về vấn đề chênh lệch giữa huy động vốn và tín dụng có thể tiếp tục nới rộng ra hay là không, TS Nguyễn Đức Độ cũng cho rằng còn phụ thuộc rất lớn vào cung tiền cũng như giải ngân đầu tư công. Nếu như cung tiền không tăng thì áp lực lãi suất sẽ tăng, chênh lệch huy động và cho vay bị kéo giãn thêm. Riêng cá nhân của ông thì dự báo cơ quan điều hành cũng có thể sẽ mở rộng được cung tiền.
Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, nguyên tắc điều chỉnh room trong lần này chính là tăng chỉ tiêu tín dụng đối với các tổ chức tín dụng theo hướng tổ chức tín dụng có thanh khoản tốt hơn, lãi suất cũng sẽ thấp hơn và sẽ được tăng trưởng tín dụng cao hơn.
Và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng đã yêu cầu các tổ chức tín dụng cân đối vốn phù hợp để có thể cấp tín dụng và chú trọng vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên ví dụ như nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp phụ trợ cùng các động lực tăng trưởng theo đúng chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.