Góc chuyên gia: Các chủ đầu tư nên bán bớt dự án ‘sạch’ để có nguồn lực triển khai dự án mới
BÀI LIÊN QUAN
Chủ tịch VARS: Nếu không tìm được lối thoát, rất có thể thị trường BĐS sẽ đối mặt với kịch bản hàng loạt doanh nghiệp ra điDoanh nghiệp địa ốc đối mặt với hàng loạt thách thứcMột doanh nghiệp chuyên sản xuất khẩu trang lỗ kỷ lục, cổ phiếu có nguy cơ bị hủy niêm yếtDoanhnhan.vn thông tin, nhiều nguyên nhân khách quan như dịch bệnh và chu kỳ tăng trưởng của thị trường, tăng trưởng kinh tế giảm và khó khăn thị trường kéo dài kể từ giữa tháng 5/2022 cho đến nay. Ngoài ra, những nguyên nhân chủ quan từ những chính sách thắt chặt tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp…, các vướng mắc về mặt pháp lý trong quá trình triển khai dự án vẫn chưa được tháo gỡ triệt để, buộc thị trường bị rơi vào trạng thái trầm lắng.
Bên cạnh đó, lãi suất từ cuối năm ngoái luôn duy trì ở mức cao, đến đầu năm nay dù đã giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao so với mức chịu đựng của doanh nghiệp. Các chuyên gia cho biết, áp lực chi phí tài chính tăng cao nhưng dòng tiền khan hiếm do không bán được hàng, không huy động được vốn từ trái phiếu và không đủ tiêu chuẩn để vay vốn tín dụng đã khiến cho sức khỏe của các doanh nghiệp càng thêm suy yếu. Tình trạng khó khăn kéo dài đã ảnh hưởng đến những đối tượng tham gia thị trường bất động sản, kéo theo sự trì trệ của hàng loạt những ngành nghề liên quan khác.
Theo dữ liệu khảo sát của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARs) và các Hội viên là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản, nếu tình hình thị trường vẫn khó khăn trong thời gian tới, có đến 23% doanh nghiệp chỉ có thể duy trì hoạt động đến hết quý 3/2023 và 43% doanh nghiệp trụ đến hết năm nay.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch VARS cho biết, thị trường bất động sản nếu không tìm được lối thoát kịp thời sẽ phải đối mặt với kịch bản ra đi của nhiều đối tượng, từ doanh nghiệp đầu tư phát triển bất động sản cho đến doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản cũng như môi giới bất động sản. Hệ lụy khiến cho nhiều người lao động bị mất việc làm, ảnh hưởng cuộc sống an sinh xã hội.
Các doanh nghiệp cần tự “cứu” mình
Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm giúp doanh nghiệp giãn và hoãn các khoản nợ. Tuy nhiên, theo ông Đính, những doanh nghiệp nếu muốn tự cứu mình cần phải chủ động xem xét lại nguồn lực cũng như rà soát lại các dự án đang có và chỉ nên giữ lại những dự án tiềm năng đủ năng lực để triển khai. Các doanh nghiệp cũng cần phải kêu gọi đầu tư, liên doanh và liên kết hoặc bán một phần hay toàn bộ dự án trong trường hợp không thể tiếp tục triển khai, thực hiện.
Ông Đính cũng cho rằng, các doanh nghiệp cần phải chủ động tìm kiếm những khách hàng và nhà đầu tư, hoặc có thể liên hệ qua các đơn vị chuyên nghiệp nhằm hỗ trợ kết nối với những đối tượng có nhu cầu hợp tác đầu tư hay muốn mua lại dự án. Đồng thời, các doanh nghiệp cần giảm bớt kỳ vọng, có thể bán lỗ, đừng cố gắng nhất định phải lãi. Nên biết cân bằng giữa các yếu tố để giảm được gánh nặng chi phí, mang dòng tiền về để tiến hành thiết lập lại bộ máy và thực hiện những dự án khả thi thay vi ôm dự án, gồng gánh chi phí mà ngày càng thua lỗ.
Trên thực tế, không ít doanh nghiệp chỉ vì cố gắng cầm cự khi khả năng không đủ đã tự đẩy mình vào bước đường cùng khi phải gánh chịu các khoản lãi mẹ đẻ lãi con. Cuối cùng, doanh nghiệp nhận trái đắng với món nợ khổng lồ, tiền lãi cao gấp nhiều lần tiền nợ gốc.
Liên quan đến vấn đề này, chủ tịch VARS cho biết, M&A bất động sản trong hơn 1 năm qua liên tục ghi nhận sự tăng nhiệt một cách dần dần. Một số doanh nghiệp cũng chi tiền cho M&A nhằm tìm kiếm cơ hội để mở rộng thị trường cũng như cải thiện biên lợi nhuận. Nhiều nhóm đầu tư có sẵn dòng tiền cũng đang nỗ lực tìm kiếm cơ hội để rót vốn vào những dự án tiềm năng.
Trong thời gian tới, dòng vốn từ những nhà đầu tư nước ngoài đã và sẽ tiếp tục đổ bộ vào thị trường trong nước. Hầu hết những nhà đầu tư này sẽ hướng đến những dự án với pháp lý tương đối hoàn thiện nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy đến. Ông Đính cho rằng, đây chính là cơ hội quan trọng để những chủ đầu tư đang có loạt dự án “sạch” có thể bán dự án hoặc tiến hành hợp tác, tạo giá trị lợi ích cho cả đôi bên. Với hướng đi này, các doanh nghiệp có thể xoay sở được dòng tiền để trả nợ, từ đó tránh được tình trạng giải thể hoặc sụp đổ, có được dòng tiền để tiếp tục khai thác và triển khai những dự án khác.
Điều đáng nói, để dòng vốn ngoại có thể tiếp tục chảy mạnh, tạo đà phát triển cho thị trường, ông Đính cho rằng các cơ quan chức năng cần phải tiếp tục tiến hành cải thiện khung pháp lý và những chính sách khuyến khích đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn được đầu tư tại Việt Nam. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần phải có những giải pháp để tháo gỡ các khó khăn và vướng mắc pháp lý của những dự án chưa đủ điều kiện một cách triệt để, ưu tiên những dự án cấp thiết và phù hợp với thị trường.