Những ngày tháng quyết định đối với doanh nghiệp bất động sản
BÀI LIÊN QUAN
Doanh nghiệp bất động sản sẽ vượt khó bằng cách nào?Thị trường khó khăn, các doanh nghiệp môi giới BĐS gặp khó cả về nguồn thu nhập mới lẫn thu hồi công nợ cũĐề xuất dùng gói 120.000 tỷ hỗ trợ doanh nghiệp khó khănNhiều trợ lực nhưng doanh nghiệp vẫn… “thoi thóp”
Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký ban hành Công điện 469/CĐ-TTg về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững trong đó giao “nhiệm vụ” cụ thể cho Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư và các UBND cấp tỉnh để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của thị trường cũng như doanh nghiệp bất động sản, đồng thời “thúc” giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cùng nhiều nội dung khác.
Chủ tịch VARS: Nếu không tìm được lối thoát, rất có thể thị trường BĐS sẽ đối mặt với kịch bản hàng loạt doanh nghiệp ra đi
Đưa ra đánh giá về những khó khăn của thị trường bất động sản thời điểm hiện tại, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam - ông Nguyễn Văn Đính cho biết, những vướng mắc về mặt pháp lý, điều hành tín dụng, trái phiếu, vĩ mô,... cũng giống như virus thâm nhập vào cơ thể của doanh nghiệp bất động sản. Không ngay lập tức làm nguy hiểm đến sức khỏe, tuy nhiên theo thời gian sẽ khiến cho sức khỏe suy yếu và đã lâm vào trọng bệnh.Một doanh nghiệp chuyên sản xuất khẩu trang lỗ kỷ lục, cổ phiếu có nguy cơ bị hủy niêm yết
Cổ phiếu của doanh nghiệp này trước đó đã bị HNX đưa vào diện hạn chế giao dịch kể từ ngày 25/5 do chậm nộp báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2022 quá 45 ngày so với thời hạn quy định.Doanh nghiệp địa ốc đối mặt với hàng loạt thách thức
Kể từ đầu năm tới nay, các doanh nghiệp địa ốc đều phản ánh về tình trạng đối mặt với không ít khó khăn và thách thức trong hoạt động kinh doanh, theo Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) Nguyễn Hoàng Hải.Trước đó, để gỡ khó cho thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn và rơi vào trầm lắng, ngày 3/4/2023, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 10/2023/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai chính thức được ban hành. Hay Nghị định số 08/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế được ban hành ngày 5/3. Hay Nghị quyết số 33/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn để thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững ngày 11/3. Trong đó có gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ. Bên cạnh đó, ngày 27/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công văn số 178/TTg-CN về việc thúc đẩy và tháo gỡ thị trường bất động sản.
Hay Thông tư 02/2023 của Ngân hàng Nhà nước, ngày 23/4 về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn. Hay Thông tư 03/2023 quy định ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN ngày 10/11/2021 của Thống đốc NHNN quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp kể từ ngày 24/4.
Thực tế, các chỉ đạo từ Chính phủ nhằm tháo gỡ cho thị trường bất động sản đã tạo ra tâm lý tích cực cho người mua. Tuy nhiên, cơn khát nguồn cung vẫn kéo dài từ đầu năm 2022 đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt đặc biệt là nguồn cung nhà ở bình dân. Thị trường thiếu sản phẩm dẫn đến thiếu sức hấp dẫn với khách hàng. Trong khi đó, lãi suất tiền gửi cao nên lượng tiền nhàn rỗi của khách hàng vào kênh ngân hàng. Cùng với đó, một lượng lớn khách hàng gặp khó khăn và tài chính do khó khăn chung của tình hình kinh tế.
Tất cả các khó khăn cộng hưởng lại khiến lượng giao dịch liên tục đi xuống. Tỷ lệ hấp thụ chung trong 5 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt hơn 2.700 giao dịch, đạt 11% và giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2022.
Số liệu mới được công bố từ Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), trong 5 tháng đầu năm 2023 đã có 554 doanh nghiệp bất động sản giải thể, tăng 30,4% so với cùng kì năm 2022. Số doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh có thời hạn là 1.660 doanh nghiệp, tăng 57%. Tổng số doanh nghiệp bất động sản rút lui khỏi thị trường là 2.200 doanh nghiệp.
Lý giải được đưa ra đó là lãi suất cho vay từ ngân hàng dù đã có giảm nhẹ từ đầu năm tới nay nhưng vẫn ở ngưỡng cao đối với sức chịu đựng của doanh nghiệp. Áp lực lãi suất đè nặng khiến sức khỏe của doanh nghiệp vốn đã yếu lại ngày càng suy giảm. Cộng hưởng với việc thiếu vốn để sản xuất, đầu tư, kinh doanh, các nguồn vay vốn bị siết chặt hơn, cửa vốn từ ngân hàng vẫn hẹp, kênh huy động vốn qua trái phiếu bị kiểm soát. Áp lực lớn đè nặng cả người mua nhà và chủ đầu tư.
Bên cạnh làn sóng đóng cửa, nhiều doanh nghiệp còn hoạt động thì phải nhanh chóng chắt lọc, thanh lọc nhân sự. Đơn cử, Vinhomes cắt giảm hơn 1.500 nhân sự hay Tập đoàn Đất Xanh giảm thêm 1.400 người so với cuối năm 2022.
Không những vậy, thống kê của VARS cũng cho thấy có tới 90% doanh nghiệp bất động sản quý I/2023 có sự sụt giảm mạnh về doanh thu. Trong đó, 61% doanh nghiệp tụt giảm hơn 50% so với cùng kì, và 39% doanh nghiệp giảm từ 20-50%. Một số doanh nghiệp có quy mô dưới 100 nhân viên thì giảm tới 70-80% doanh thu.
Ông Nguyễn Chí Thanh – Phó CT Hội Môi giới Bất động sản cho rằng, những chính sách vừa qua của Chính phủ chí giúp các doanh nghiệp tồn tại cầm chừng, không đóng băng ngay nhưng sống “thoi thóp” và sớm muộn cũng đóng băng ở thời điểm khác.
Ông Thanh cũng cho rằng, sự khó khăn kéo dài như vậy không chỉ ảnh hưởng tới các đối tượng tham gia thị trường bất động sản mà còn kéo theo sự sụt giảm, trì trệ của các ngành nghề liên quan. Nếu không có những lối thoát kịp thời thì thị trường có thể sẽ đối mặt với kịch bản phá sản của hàng loạt đối tượng từ nhà đầu tư, nhà phát triển bất động sản đến doanh nghiệp môi giới, kinh doanh dịch vụ bất động sản, Hậu quả này sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ tới nền kinh tế.
Những ngày tháng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp bất động sản
Tại Nghị trường Quốc hội diễn ra mới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, thời gian gần đây, số lượng doanh nghiệp bất động sản rút lui khỏi thị trường tăng mạnh, đây cũng là nhóm doanh nghiệp chịu áp lực, bị ảnh hưởng nặng nề nhất và tỷ lệ rút lui tăng cao hơn so với số lượng doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập.
Ông Dũng cũng cho biết, Chính phủ cùng với các bộ, ngành đang thực hiện nhiều giải pháp như tập trung ổn định thị trường tài chính tiền tệ, gỡ khó về vốn, hỗ trợ tiếp cận tín dụng để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, phát triển.
Bên cạnh đó là việc đẩy mạnh thực thi chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp như giảm thuế phí hay gia hạn chính sách cho vay trả lương, hỗ trợ người lao động có thể thuê nhà nhằm giúp doanh nghiệp giảm chi phí. Ngoài ra còn tích cực giải quyết các quy định pháp luật còn chưa cụ thể, chồng chéo, mâu thuẫn.
Tuy nhiên, để hỗ trợ được doanh nghiệp bất động sản được nhanh chóng và kịp thời, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, cần “bắt mạch” sức khỏe của từng doanh nghiệp sau đó phân loại các nhóm doanh nghiệp khó khăn để xử lý.
Chia sẻ kỹ hơn về đề xuất này, ông Đính cho biết, với các doanh nghiệp vẫn còn lực, chúng ta cần khẩn trương thí điểm phê duyệt và giải quyết các vướng mắc để doanh nghiệp có thể thoát khỏi trạng thái nguy hiểm, có thể tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh. Ưu tiên các dự án cấp thiết và phù hợp với nhu cầu thực, đặc biệt là lưu ý tới các doanh nghiệp lớn, có tầm ảnh hưởng tới thị trường.
Đối với doanh nghiệp yếu, đã hoàn thiện thủ tục pháp lý cơ bản nhưng không còn khả năng triển khai dự án sẽ hỗ trợ tổ chức chương trình xúc tiến đầu tư để kết nối chủ đầu tư với các nhà đầu tư để kêu gọi đầu tư hoặc xúc tiến M&A.
Còn đối với các doanh nghiệp có dự án tồn tại vướng mắc, hết năng lực triển khai dự án, ông Đính đề xuất Nhà nước hỗ trợ thực hiện việc mua lại dự án và hoàn thiện những thủ tục vướng măc tồn tại, sau đó mang ra đấu giá để lựa chọn nhà đầu tư đủ năng lực tiếp tục thực hiện.
Bên cạnh đó, ông Đính đề xuất Chính phủ cần tiếp tục có những giải pháp để tháo gỡ khó khăn một cách triệt để cho doanh nghiệp, cho toàn thị trường, hỗ trợ giãn hoãn thời gian nộp thuế cho doanh nghiệp, thuế thu nhập, giảm thuế,…
Về phía doanh nghiệp bất động sản, ông Đính cho rằng tái cấu trúc và tinh gọn bộ máy là điều cần thiết nhất lúc này nhưng doanh nghiệp cũng cần phải giữ được khả năng kinh doanh, duy trì hệ thống điều hành. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phát triển nguồn hàng mới, phân khúc hàng hóa mới, phục vụ nhu cầu thực. Đồng thời cần phát triển tệp khách hàng mới ngoài việc duy trì và phát triển tệp khách hàng đã có.
Cũng đưa ý kiến về vấn đề này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng, năm 2023 là năm quyết định đối với doanh nghiệp bất động sản. Nếu doanh nghiệp vượt qua giai đoạn thử thách này thì sẽ tiếp tục phát triển và ngược lại, doanh nghiệp yếu kém sẽ không đủ sức cạnh tranh và sớm muộn cũng rút khỏi thị trường.
Ông Châu cũng nhận định, bản thân doanh nghiệp cũng đã có sự nỗ lực, tuy nhiên vẫn cần hành động nhanh và quyết liệt hơn nữa từ Chính phủ và các Bộ, Ngành. Đánh giá khó khăn lớn nhất hiện nay của doanh nghiệp là vấn đề về vốn, ông Châu đề nghị Bộ Tài chính cùng Thủ tướng Chính phủ xem xét vào đầu qúy IV/2023 cho phép sơ kết đánh giá kết quả thực hiện Nghị định số 08/ND-CP để tiếp tục xây dựng thị trường trái phiếu doanh nghiệp những năm tiếp theo.