Giữa lúc thị trường "giông bão", chuyên gia chứng khoán gợi ý những nhóm ngành đang được dòng tiền hướng tới
BÀI LIÊN QUAN
Có 1 tỷ đồng tiền mặt trong tay, chuyên gia khuyên gửi tiết kiệm hay "tất tay" vào chứng khoán?Nhiều tín hiệu tích cực cho cổ phiếu công nghệ "vụt sáng" trên thị trường chứng khoánNhà đầu tư lãi chứng khoán tiền tỷ có nên chuyển sang đầu tư bất động sản lúc này?Chiến lược đầu tư ưu tiên là hạ tỷ trọng các mã đã có lãi và ưu tiên tỷ trọng tiền mặt cao trong tài khoản
Cơn lốc bán tháo đang bao trùm khắp thị trường chứng khoán khiến số lượng cổ phiếu giảm giá trên hai sàn niêm yết nhiều gấp 3 lần số tăng. Lực bán dồn dập đã "thổi bay" hơn 20 điểm khiến chỉ số VN-Index lùi sâu về mốc 1.446 điểm, đây là mức thấp nhất kể từ cuối tháng 1 đến nay.
Không chỉ nhóm bluechips lao dốc mà cổ phiếu midcap và penny cũng phải đối mặt với áp lực chốt lời mạnh mẽ. Đặc biệt, "thảm" nhất phải kể đến cổ phiếu hàng hóa khi đồng loạt rũ cánh sau chuỗi ngày tăng nóng, đáng chú ý là nhóm phân bón nằm sàn la liệt.
Nhận định về đà giảm mạnh trong phiên đầu tuần vừa qua, ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và tư vấn đầu tư CTCK đưa ra hai nguyên nhân chính đó là:
Nguyên nhân đầu tiên được nhắc đến chính là thông tin đạt thỏa thuận sớm ngừng bắn giữa Nga và Ukraine khí giá dầu trên thế giới sụt giảm, từ đó kéo điểm số của nhóm cổ phiếu hàng hóa cơ bản. Đây là nhóm cổ phiếu chính dẫn dắt thị trường trong thời gian qua, việc nhóm hàng hóa điều chỉnh trong thời điểm vẫn chưa có nhóm ngành nào đủ mạnh để thay thế và thu hút dòng tiền mới đã làm cho chỉ số chịu áp lực bán tiêu cực.
Thứ hai, những tin tức về phiên họp của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cùng những lo ngại về rủi ro trong phiên đáo hạn phái sinh (17/3) đang đến gần cũng khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn. Bên cạnh đó, việc đứng ngoài quan sát của một bộ phận nhà đầu tư đã khiến chỉ số thiếu mất một phần lực đỡ tại các ngưỡng hỗ trợ quan trọng.
Hai yếu tố nêu trên cộng với chuỗi bán ròng liên tiếp của khối ngoại đã khiến tâm lý tiêu cực bao phủ thị trường chung.
Chia sẻ quan điểm về đà giảm sâu của nhóm cổ phiếu hàng hóa, ông Khoa cho rằng ảnh hưởng rất mạnh từ biến động giá hàng hóa thế giới đã gây áp lực lên nhóm cổ phiếu này. Mặc dù vậy, giá hàng hóa cơ bản sẽ chưa thể ngay lập tức hạ nhiệt mà vẫn sẽ duy trì ở mặt bằng cao. Lý do bởi các lệnh cấm vận, dừng xuất khẩu phân bón hay một số mặt hàng vẫn được duy trì sẽ khiến nguồn cung bị thiếu hụt, thêm vào đó giá nguyên vật liệu đầu vào của phân bón là than và khí thì vẫn ở mức cao, tất cả khiến cho giá hàng hóa nói chung hay phân bón nói riêng sẽ khó giảm.
Đưa ra lời khuyên cho những nhà đầu tư đang nắm giữ nhóm cổ phiếu này, vị chuyên gia cho rằng yếu tố cơ bản hỗ trợ giá hàng hóa vẫn còn, đến khi nào mặt bằng giá còn được neo ở mức cao.
Đối với những nhà đầu tư đã mua nhóm cổ phiếu này ở vùng giá thấp có thể lựa chọn hạ tỷ lượng một phần để bảo toàn lợi nhuận và tiếp tục nắm giữ bổi còn nhiều thông tin hỗ trợ và giá vẫn neo ở mức cao. Còn với nhà đầu tư chưa có sẵn cổ phiếu này trong danh mục thì chưa nên vội vàng bắt đáy mà thay vào đó hãy quan sát thêm vài phiên và đợi mức giá về vùng cân bằng để giải ngân.
Những nhóm ngành đang được dòng tiền hướng tới
Trong phiên giao dịch 14/3 vừa qua, dòng tiền đã hướng tới một số ngành như hàng không, ngân hàng, bất động sản và vật liệu xây dựng. Theo đó, nhà đầu tư có thể tham khảo và cân nhắc giải ngân nhóm cổ phiếu này khi được điều chỉnh về vùng nền. Trong đó, nhóm ngân hàng được đánh giá là có nhiều cơ hội khi thị giá về vùng hấp dẫn. Tuy thời gian tới có thể bị điều chỉnh, nhưng có thể sớm hồi phục nhờ những thông tin tích cực vào nửa cuối tháng 3 như kết quả kinh doanh quý 1 cũng như các kế hoạch 2022 như tăng vốn hoặc mua bán sáp nhập... đang dần được hé lộ trước mùa Đại hội cổ đông tháng 4.
Chia sẻ về việc lựa chọn nhóm ngành ở thời điểm hiện tại, ông Bùi Văn Huy, Giám đốc môi giới Công ty Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) cho rằng, nhà đầu tư nên tuân thủ một số nguyên tắc khi đầu tư như: (1) Có thể phòng ngừa rủi ro hoặc không chịu tác động quá lớn của lạm phát; (2) Lựa chọn các nhóm ngành phù hợp với chu kỳ hiện tại của nền kinh tế Việt Nam, phù hợp với cả tín hiệu trong giai đoạn đầu tăng lãi suất và (3) Phù hợp với các chính sách tiền tệ, tài khóa trong giai đoạn hiện tại.
Từ những nguyên tắc trên, vị chuyên gia cũng đưa ra khuyến nghị các nhóm ngành có thể đầu tư bao gồm ngân hàng (phân hóa - lưu ý về vấn đề nợ xấu), chứng khoán (đã về hỗ trợ dài hạn), bất động sản, năng lượng, hàng tiêu dùng thiết yếu, vật liệu cơ bản (những cổ phiếu hàng hóa thường được hưởng lợi từ việc giá hàng hóa leo thang, tuy nhiên biến động cũng là rất lớn, cần lựa chọn thời điểm mua vào bán ra sao cho phù hợp) và nhóm cổ phiếu tiện ích - mang tính phòng thủ.
Về mặt yếu tố vĩ mô, những thông tin xấu nhất về chiến tranh Nga - Ukraine cùng với đó là lệnh cấm xuất khẩu 200 mặt hàng tía phía Nga cũng đã phần nào phản ánh thị trường hàng hóa tăng phi mã và cổ phiếu giảm sâu. Ngoài ra, EU cũng ban hành lệnh cấm nhập khẩu nhập khẩu thép và các mặt hàng cao cấp tới từ Nga. Lệnh cấm vận, trừng phạt lẫn nhau của Mỹ, EU và Nga đã phản ánh đáng kể vào thị trường tài chính toàn cầu khi chỉ số chứng khoán Mỹ, Châu u, Nhật Bản, Hong Kong, Trung Quốc, Hàn Quốc,... đều đã ghi nhận giảm rất mạnh.
Trong bối cảnh thế giới đang kỳ vọng về một thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine. Chia sẻ với truyền thông Nga, ông Leonid Slutsky Chủ tịch ủy ban các vấn đề quốc tế của Duma quốc gia Nga (Quốc hội), nói rằng: "Nếu chúng ta so sánh các cuộc đàm phán từ đầu tới nay, chúng ta sẽ thấy những tiến bộ đáng kể. Tôi rất vui khi nói rằng, theo góc nhìn của tôi, trong vài ngày tới, những tiến bộ này có thể đưa chúng ta đến việc ký kết một thỏa thuận".