meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhiều tín hiệu tích cực cho cổ phiếu công nghệ "vụt sáng" trên thị trường chứng khoán

Thứ hai, 14/03/2022-08:03
Sau khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, bên cạnh những nhóm cổ phiếu hưởng lợi khi giá nguyên vật liệu tăng cao, cổ phiếu FPT và các cổ phiếu công nghệ khác cũng âm thầm tăng lên.

Cổ phiếu công nghệ âm thầm tăng sau xung đột Nga và Ukraine diễn ra

Bên cạnh những nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ bất ổn mà nhà đầu tư dễ dàng nhận ra khi gái nguyên liệu tăng cao, thiếu hụt nguồn cung,... thì cổ phiếu FPT cùng các cổ phiếu công nghệ khác như Viettel Global), CT-IN (ICT)... cũng âm thầm tăng sau khi xung đột Nga - Ukraine diễn ra.

Cụ thể, từ ngày 24/1 đến 9/3, cổ phiếu FPT liên tục tăng 12% từ 85.000 đồng/cổ phiếu lên mức 95.500 đồng/cổ phiếu. Trong khi cùng thời gian, chỉ số VN-Index chỉ tăng nhẹ 1,4% lên 1.473,74 điểm.

Trên thị trường, nhà đầu tư thường phân loại thành 3 nhóm cổ phiếu gồm: nhóm dẫn sóng, nhóm thế vai và nhóm đội đổ. Trong đó, đặc điểm của nhóm dẫn sóng là trong sóng tăng thường tạo đáy trước thị trường, khi thị trường điều chỉnh giảm, nhóm cổ phiếu dẫn sóng sẽ chỉnh nhẹ hơn so với chỉ số chung hoặc tiếp tục xu hướng tăng. Nhưng ngược lại, cổ phiếu đội sổ lại thường không tăng khi thị trường tăng.


Cổ phiếu công nghệ âm thầm tăng sau khi xung đột Nga - Ukraine diễn ra
Cổ phiếu công nghệ âm thầm tăng sau khi xung đột Nga - Ukraine diễn ra

 

Vì vậy, những giai đoạn biến động, rung lắc của thị trường chính là cơ hội cho nhà đầu tư lựa chọn, đánh giá lại danh mục để có thể tìm kiếm cổ phiếu dẫn sóng. 

 

Nếu xét theo tiêu chí dẫn sóng, cổ phiếu FPT hiện đang hội tụ đủ điều kiện tạo đáy trước thị trường và bật tăng mạnh khi thị trường rung lắc. Quan trọng hơn là những phiên gần đây khối lượng khớp lệnh đang gia tăng đột biến hơn 100% so với trung bình 20 phiên gần nhất, qua đó cho thấy dòng tiền đang đổ vào cổ phiếu FPT.

Công nghệ thông tin hưởng lợi khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine

Ngành công nghệ thông tin trong 2 năm trở lại đây đã cho thấy dấu hiệu tăng trưởng mạnh với việc các doanh nghiệp đẩy mạnh áp dụng cũng như sử dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh trong bối cảnh việc đi lại, giao thương xuyên biên giới bị gián đoạn bởi dịch Covid-19.

Hiện tại, việc Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine cũng đã dẫn tới cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng, giá nguyên liệu như dầu, thép, phân bón, lúa mì, gạo,... đồng loạt tăng kỷ lục. Áp lực chi phí bị đẩy tăng cao đang là thách thứ không hề nhỏ của các doanh nghiệp toàn cầu. Điều này buộc họ phải tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ trong sản xuất, vận hành nhằm giảm chi phí và tăng hiệu quả, qua đó giữ sức mua của người tiêu dùng. Theo đó, nhu cầu với công nghệ thông tin cũng gia tăng, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp này.

Morgan Stanley mới đây đã nâng triển vọng của ngành Dịch vụ công nghệ thông tin từ phù hợp lên hấp dẫn để đầu tư. Đơn vị này nhận định rằng, các công ty Dịch vụ công nghệ thông tin là những đối tượng được hưởng lợi từ các ưu tiên chuyển đổi số. Đặc biệt với những công ty có: (1) lợi thế cạnh tranh trong tuyển dụng và giữ nhân tài, đặc biệt do tình trạng thiếu kỹ năng công nghệ phổ biến; (2) khả năng hướng tới hỗ trợ môi trường kỹ thuật số và đám mây và (3) các chiến lược mua lại cho phép các công ty Dịch vụ CNTT luôn đi đầu trong các công nghệ mới nổi.


Nhu cầu với công nghệ thông tin gia tăng, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp công nghệ này
Nhu cầu với công nghệ thông tin gia tăng, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp công nghệ này

Xét về dài hạn, Gartner dự đoán nhu cầu chuyển đổi số toàn thế giới sẽ đạt khoảng 2,39 nghìn tỷ USD vào năm 2024 so với mức dưới 1 nghìn tỷ USD năm 2017, tương đương với mức tăng trưởng kép 13,9%/năm. Trong nước, theo cập nhật hồi cuối tháng 12/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông, quy mô thị trường nội địa của dịch vụ Công nghệ thông tin có thể đạt khoảng 25-30 tỷ USD vào năm 2025, tốc độ CAGR dao động khoảng 20-30%/năm.

Các dự báo nhìn chung đều kỳ vọng ngành Công nghệ thông tin vẫn duy trì mức tăng trưởng 2 con số tới năm 2025, điều này mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành tận dụng. 

Tại Việt Nam, khi nhắc tới Công nghệ thông tin, nhà đầu tư thường nghĩ ngay đến FPT, một doanh nghiệp luôn đi đầu trong lĩnh vực này khi sở hữu nhiều lợi thế cạnh tranh. Chính vì vậy, một số nhà đầu tư đang có dấu hiệu mua mạnh cổ phiếu FPT với kỳ vọng công ty này sẽ hưởng lợi khi nhu cầu áp dụng Công nghệ thông tin tăng cao.

Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán cũng liên tục đưa ra dự phóng mức giá mục tiêu mới đối với FPT, phù hợp với bối cảnh của thị trường mới cũng như nội tại doanh nghiệp. Cụ thể, Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cập nhật giá kỳ vọng của FPT sẽ là 125.000 đồng/cổ phiếu với đánh giá Công ty đang nắm bắt cơ hội vàng trong kỷ nguyên chuyển đổi số.

Nhiều tín hiệu tích cực cho cổ phiếu công nghệ "vụt sáng" trên thị trường chứng khoán - ảnh 3

Ngoài ra, BVSC dự phóng, trong năm 2022 này, doanh thu của FPT sẽ tăng 23% lên mức 43.805 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ tăng 27% lên 5.487 tỷ đồng và EPS ước tính đạt 5.562 đồng/cổ phiếu.

Tương tự, Công ty chứng khoán Bản Việt đưa ra giá mục tiêu với FPT ở mức 116.900 đồng/cổ phiếu và thể hiện quan điểm tích cực về triển vọng kinh doanh của FPT.

Thêm vào đó, một điểm giúp thu hút nhà đầu tư là việc hoạt động kinh doanh chính của FPT liên tục tạo dòng tiền đủ để phục vụ cho việc mở rộng đầu tư. Chính vì vậy, tính tới cuối năm 2021, công ty đã tích lũy được 26.149 tỷ đồng tiền và đầu tư tài chính, con số này tăng thêm 16.654 tỷ đồng so với thời điểm năm 2018 và chiếm tới 49% tổng tài sản. Qua đó trở thành một trong số ít doanh nghiệp sở hữu lượng tiền mặt lớn nhất trên sàn chứng khoán hiện nay. Vị thế tiền mặt này cũng giúp Công ty vượt qua các giai đoạn đầy biến động như đại dịch Covid-19 đang diễn ra trên toàn cầu, hay xung đột địa chính trị, đồng thời sẵn sàng cho các hoạt động M&A tiềm năng trong tương lai.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

6 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

6 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

7 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

7 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước