Giá xăng trong nước có thể lên tới 30.000 đồng/lít?
BÀI LIÊN QUAN
Giá xăng leo thang, tài xế công nghệ chán nản tắt app vì tiền chạy xe không đủ đổ xăngDoanh nghiệp “đã quen đương đầu” với giá xăng leo thangGiá xăng tăng cao kỷ lục, chạm mốc gần 27.000 đồng/lítGiá xăng có thể lên tới 30.000 đồng/lít hoặc hơn
Giá dầu thô đang leo đỉnh, kéo theo giá thành phẩm của mặt hàng này tại thị trường thế giới cũng tăng lên chóng mặt. Ngày 7/3, theo dữ liệu của Bộ Công thương, giá thành phẩm xăng dầu tại thị trường Singapore đang ở mức rất cao, cụ thể giá xăng RON92 (loại dùng pha chế xăng E5 RON92) là 142,01 USD/thùng; xăng RON95 là 145,88 USD/thùng và dầu diesel là 158,44 USD/thùng.
Tính từ 1/3 đến nay, ước tính mỗi lít xăng dầu đã tăng lên gần 20% khiến cho mức giá chênh lệch cơ sở (dùng để tính giá bán lẻ trong nước) và giá thế giới ngày càng tăng cao.
Theo một doanh nghiệp xăng dầu tại Hà Nội, ngày 7/3 giá cơ sở bán ra trong nước đang ở mức âm khoảng 3.800 đồng/lít, dầu diesel âm 4.800 đồng/lít. Theo đó, vào kỳ điều chỉnh ngày 11/3, giá bán lẻ xăng dầu trong nước có thể lên tới sát ngưỡng 30.000 đồng/lít nếu như nhà điều hành không can thiệp bằng các công cụ bình ổn giá.
Tính từ đầu năm 2022 đến nay, giá xăng dầu trong nước đã được điều chỉnh tổng cộng 5 đợt, kể từ mốc 25/12/2021 đến lần tăng giá gần nhất là ngày 1/3 đã khiến giá xăng RON 95 tăng lên 3.537 đồng/lít; giá xăng E5 RON 92 tăng lên 3.521 đồng/lít lên mức 26.830 đồng/lít - mức cao nhất từ trước đến nay.
Trước đó, trong phiên Họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 4/3, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, theo Nghị định 95 có hiệu lực từ ngày 2/1, liên Bộ Công Thương - Tài Chính sẽ điều hành giá xăng dầu 10 ngày/lần, tức là điều chỉnh xăng dầu vào các ngày ngày 1, 11 và 21 hàng tháng. Với những trường hợp xăng dầu có biến động bất thường và ảnh hưởng đến việc người dân sản xuất, kinh doanh, liên Bộ báo cáo Thủ tướng xem xét.
Doanh nghiệp kiến nghị điều hành giá xăng
Để hạn chế tình trạng giá xăng dầu xăng cao, nhiều doanh nghiệp và chuyên gia kinh tế đã kiến nghị Bộ Tài chính cân nhắc trình thêm phương án với mức giảm mạnh hơn hoặc có thể xem xét giảm thêm thuế nhập khẩu hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trước đó, trong góp ý gửi Bộ Tài chính về mức dự kiến giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, Liên đoàn Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng cho rằng, mức giảm 500 đồng/lít dầu, 1.000 đồng/lít xăng là thấp, cần giảm mạnh hơn.
Theo một số chuyên gia, mức giảm thuế bảo vệ môi trường 1.000 đồng/lít sẽ không tác động quá nhiều tới việc giảm CPI, khó đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng, giảm khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.
Thời điểm hiện tại, Nga là nước sản xuất dầu thô lớn thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ. Theo số liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), mỗi ngày Nga xuất khẩu khoảng 7,85 triệu thùng dầu. Trong đó, khoảng 60% là xuất khẩu sang châu u, 20% là sang Trung Quốc.
Các nước châu u đang phụ thuộc tới 40% nguồn cung dầu từ Nga. Trong năm 2021, Mỹ nhập khẩu khoảng 672.000 thùng dầu của Nga mỗi ngày. Vì thế, bất kỳ biến động ảnh hưởng đến nguồn cung cấp dầu đến có thể dẫn đến cú sốc năng lượng cho toàn thế giới.
Theo CNBC đưa tin, Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây đã thông qua lệnh cấm nhập khẩu dầu thô từ Nga vào thị trường Mỹ. Đây được xem là đòn trừng phạt mới nhất Mỹ nhắm tới hoạt động xuất khẩu dầu thô của Nga nói riêng và nền kinh tế Nga nói chung sau khi quốc gia này tiến hành các chiến dịch quân sự tại Ukraine.