meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Giá USD "biến động" không tác động nặng nề đến các doanh nghiệp xuất khẩu

Thứ ba, 13/09/2022-23:09
Xét ở góc độ doanh nghiệp thì việc nâng giá bán USD sẽ có lợi thế nhiều hơn cho đơn vị xuất khẩu, còn đối với doanh nghiệp nhập khẩu cũng không bị tác động nhiều cũng sẽ không bị tác động nhiều vì đơn hàng đã đều được ký kết từ hồi đầu năm.

Ngân hàng Nhà nước mới đây đã thay đổi biểu niêm yết về giá mua - bán ngoại tệ và giá bán ra đã tăng mạnh từ 23.400 đồng/USD lên mức 23.700 đồng/USD, tăng 300 đồng. 

Cũng theo đó, giá mua vào hiện tại tạm để trống (trước đó niêm yết 22.550 đồng/USD). Và dù mức điều chỉnh khá lớn nhưng điều này cũng được đánh giá là không có quá nhiều bất ngờ và nằm trong dự đoán của các doanh nghiệp và chuyên gia. 

Giám đốc Công ty Cơ khí chính xác SKD Việt Nam - ông Nguyễn Văn Kết cho biết: “Việc tăng giá USD đã được doanh nghiệp dự báo trước”. Cũng bởi vì hiện nay, diễn biến tỷ giá đang chịu áp lực từ việc đồng USD trên thế giới tăng mạnh. Cũng vì thế mà động thái nâng giá bán USD của ngân hàng được hiểu là mang tính phòng vệ trước nguy cơ tăng tiếp lãi suất từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ trong thời gian sắp tới. 

Nếu như xét ở góc độ doanh nghiệp thì việc nâng giá bán USD cũng sẽ có lợi nhiều hơn các đơn vị xuất khẩu. Còn đối với SKD Việt Nam cũng đang thực hiện mua nguyên nhiên liệu bằng đồng VND và sản xuất, bán ra bằng đồng USD và điều này cũng sẽ có lợi. 

Trái lại, doanh nghiệp nhập khẩu hàng tiêu dùng để tiêu thụ trong nước cũng sẽ không có lợi. Mặc dù vậy thì trong thời gian ngắn sẽ không tác động tới doanh nghiệp bởi các đơn hàng đều được ký kết từ đầu năm và nguồn hàng cũng đã được chuẩn bị sẵn. 



Ngân hàng Nhà nước mới đây đã thay đổi biểu niêm yết về giá mua - bán ngoại tệ và giá bán ra đã tăng mạnh từ 23.400 đồng/USD lên mức 23.700 đồng/USD, tăng 300 đồng
Ngân hàng Nhà nước mới đây đã thay đổi biểu niêm yết về giá mua - bán ngoại tệ và giá bán ra đã tăng mạnh từ 23.400 đồng/USD lên mức 23.700 đồng/USD, tăng 300 đồng

Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam - ông Đào Phan Long cho biết, hiện nay VNĐ được các cơ quan chức năng giữ ở mức ổn định so với đồng tiền khác, kinh tế vĩ mô ổn định tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể phát triển. Ông Long nhấn mạnh: “Quyết định tăng mạnh giá bán ngoại tệ nói trên của Ngân hàng Nhà nước là không bất ngờ mà bởi vì thời gian gần đây có một số tổ chức đầu tư hoặc nghiên cứu đầu tư cũng đã có dự báo trước việc điều chỉnh này. Chính vì thế mà việc tăng giá USD có thể có ảnh hưởng đến doanh nghiệp nhưng không lớn”. 

Và trong thời gian 5 tháng qua, đây chính là lần tăng giá bán USD thứ 3 của Ngân hàng Nhà nước. Vào thời điểm trước đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã tiến hành điều chỉnh tăng giá bán USD lên 23.250 đồng/USD. Kế đến là vào đầu tháng 7, cơ quan đứng đầu của ngân hàng cũng đã tiếp tục điều chỉnh tỷ giá này lên mức 23.400 đồng/USD.

Cùng với đó thì Ngân hàng Nhà nước cũng đã tiến hành bán ra một lượng lớn ngoại tệ từ việc dự trữ ngoại hối từ hồi đầu năm đến hiện tại. Còn theo Chứng khoán BSC, hiện tại thì dự trữ ngoại hối chỉ còn khoảng 97,7 tỷ USD. Con số này cũng đã giảm đáng kể so với mức kỷ lục là 110 tỷ USD từng đạt được. 

Chuyên gia ngành thép - ông Nguyễn Văn Sưa nhận định: “Ở ngành thép, các doanh nghiệp trong nước vẫn đang phải nhập khẩu thép và nguyên liệu thép từ nước ngoài, nên việc tăng giá bán USD cũng sẽ ảnh hưởng nhưng không nhiều”. 

Đến thời điểm hiện tại, lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành thép ở trong nước sang thị trường có thanh toán bằng đồng USD là không lớn như thị trường Mỹ. Tác động cụ thể như thế nào thì còn tùy thuộc vào từng doanh nghiệp và tùy theo hợp  đồng cũng như thời gian ký kết và tỷ giá cũng có tác động lớn đến đơn vị đó. 

Có thể thấy, nếu như là hợp đồng ký thời gian trước thì giá cả cũng được thỏa thuận giữ nguyên. Còn trong thời gian tới thì đồng USD sẽ tiếp tục tăng quá cao sẽ có thể ảnh hưởng đến việc nhập khẩu hàng của doanh nghiệp bởi đầu vào tăng cao thì giá bán cũng vì thế mà tăng theo. 



Đến thời điểm hiện tại, lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành thép ở trong nước sang thị trường có thanh toán bằng đồng USD là không lớn như thị trường Mỹ
Đến thời điểm hiện tại, lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành thép ở trong nước sang thị trường có thanh toán bằng đồng USD là không lớn như thị trường Mỹ

Ông Sưa nhấn mạnh: “Để có thể ứng phó thì doanh nghiệp vẫn cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, công nghệ sản xuất để có được giá thành hợp lý và nâng cao uy tín cạnh tranh trong cũng như ngoài nước. Nếu như làm được như thế thì trước mọi biến động, doanh nghiệp vẫn có thể phát triển”. 

Các chuyên gia cho biết, việc tăng giá bán USD của Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ phần nào có lợi dành cho doanh nghiệp xuất khẩu như hàng da giày, dệt may cũng như linh kiện điện tử và thủy sản - đây chính là những mặt hàng chủ yếu được giao dịch bằng USD nên lợi thế cũng là có, trong khi đó tác động tiêu cực là không có nhiều. 

Phía đại diện của Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, tỷ giá bắt nguồn từ nhiều yếu tố, trong đó có lãi suất và lạm phát. Tỷ giá giữa USD?VND cũng đã được nhà nước điều hành rất phù hợp và được dự báo trước. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam vẫn đang ở mức cao và cán cân thương mại dự báo thặng dư và mặt bằng lãi suất vẫn đang ở mức thấp. 

Có thể thấy, những yếu tố này cũng giúp cho tỷ giá khá ổn định, trong khi đó thì nhiều đồng tiền các quốc gia khác đang mất giá mạnh thì nếu như nhìn về mặt tích cực, VNĐ vẫn đang khỏe so với các đồng tiền khác. 


Các chuyên gia cho biết, việc tăng giá bán USD của Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ phần nào có lợi dành cho doanh nghiệp xuất khẩu như hàng da giày, dệt may cũng như linh kiện điện tử và thủy sản
Các chuyên gia cho biết, việc tăng giá bán USD của Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ phần nào có lợi dành cho doanh nghiệp xuất khẩu như hàng da giày, dệt may cũng như linh kiện điện tử và thủy sản

Đại diện Tổng công ty May 10 cho biết, thời gian qua, nhờ đồng euro hạ nhiệt mà các hợp đồng mua máy móc và thiết bị cũng như một số nguyên phụ liệu cao cấp từ thị trường Châu  u của doanh nghiệp có lợi về mặt tỷ giá. Nhưng ở chiều hướng ngược lại thì việc USD mạnh lên cũng sẽ gây ra những bất lợi khi mà phải đi vay ngân hàng bằng ngoại tệ. 

Và khi các doanh nghiệp vay ngoại tệ ở thời điểm mà đồng USD đang rẻ, nhưng đến thời kỳ thanh toán trả nợ thì đồng bạc xanh lại lên giá đã dẫn đến việc doanh nghiệp phải gánh chịu thêm khoản bù chênh lệch tỷ giá này. Mặc dù vậy thì việc tăng giá bán đồng USD đã được các doanh nghiệp dự báo và đã có những tính toán cho thời gian sắp tới. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Tin mới cập nhật

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

1 ngày trước

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

1 ngày trước

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

1 ngày trước

Hà Nội đẩy nhanh kế hoạch cải tạo tập thể, chung cư cũ: Thị trường sẽ đón nhận nguồn cung lớn ở khu vực trung tâm

1 ngày trước

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

1 ngày trước