Gia Lâm - Điểm sáng của thị trường bất động sản phía Đông Hà Nội
Hạ tầng giao thông hiện đại giúp thay đổi “bộ mặt” của khu Đông
Theo Dân Việt, đề án quy hoạch 5 huyện lên quận từ nay cho tới năm 2025 đang được Thủ đô Hà Nội ưu tiên thực hiện. Trong đó, Gia Lâm là địa phương có tốc độ phát triển rất nhanh khi “cán đích” đầu tiên vào năm 2023. Hiện tại, huyện đã đạt được 26/27 tiêu chí hoàn thành và đang tập trung nguồn lực để thực hiện tiêu chí cuối cùng.
Tới năm 2030, Gia Lâm dự kiến đạt quy mô dân số khoảng 450 nghìn người, huyện sẽ được giao thêm nhiều nhiệm vụ quan trọng hơn trong quy hoạch tổng thể thành phố Hà Nội. Cụ thể, địa phương sẽ trở thành đô thị cửa ngõ phía Đông Bắc Thủ đô; Là nơi tập trung các công trình đầu mối giao thông và hạ tầng kỹ thuật trọng điểm của thành phố và quốc gia. Như vậy, khu vực đô thị trung tâm mới này sẽ nhận nhiệm vụ trung chuyển hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao. Đồng thời cũng là trung tâm thương mại tài chính quan trọng của vùng Thủ đô.
Năm 2023, Hà Nội phấn đấu đưa huyện Đông Anh và Gia Lâm lên quận
Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội chỉ đạo làm việc với từng huyện, Sở để xác định lộ trình, quyết tâm phấn đấu đưa huyện Đông Anh, Gia Lâm lên quận vào năm 2023.Săn đón những căn hộ sáng giá đón đầu làn sóng bất động sản Gia Lâm
Với thông tin quy hoạch lên quận vào năm 2023, huyện Gia Lâm đang là đích đến của những nhà đầu tư sành sỏi. Dự đoán trong vòng 2 - 5 năm tiếp theo, địa phương này sẽ đạt tới “thời điểm vàng’ của quy hoạch hạ tầng giao thông. Đây cũng chính là nền tảng để đưa thị trường bất động sản Gia Lâm lên một tầm cao mới.Giá bất động sản tại "điểm nóng" Gia Lâm tiếp tục tăng không ngừng nhờ "sóng hạ tầng"
Chuyên gia Savills đánh giá, là một trong năm huyện sắp lên quận, Gia Lâm sẽ trở thành điểm nóng phát triển bất động sản nhà ở, chiếm tỷ lệ 24% nguồn cung trong tương lai. Bên cạnh đó, giá bán phân khúc căn hộ sẽ tiếp tục hưởng lợi từ việc phát triển cơ sở hạ tầng.Để hoàn thành được những mục tiêu đề ra, thành phố Hà Nội đã cung ứng 12 nghìn tỷ đồng để đầu tư vào hơn 400 dự án quan trọng tại huyện Gia Lâm theo kế hoạch đầu tư công trong giai đoạn từ năm 2016 - 2020. Trong giai đoạn 2021 - 2030, đã có khoảng 200 dự án tiếp tục được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng. Những nguồn lực này sẽ tạo động lực và sự đột phá cho hệ thống hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông. Nổi bật như tuyến đường Đông Dư - Dương Xá với số vốn đầu tư 198 tỷ đồng, dài 3,4km; Dự án nút giao vành đai 3 dài 1,5km được đầu tư với số vốn 400 tỷ đồng,...
Hơn nữa, dự án cầu Vĩnh Tuy 2 có chiều dài 3,5km, rộng gần 20m với 4 làn xe cũng đang được đẩy nhanh tiến độ và dự kiến hoàn thành trong năm 2023. Sau khi đi vào hoạt động, cầu sẽ khớp nối với đường vành đai 2 trên cao của Thủ đô để tạo thành trục giao thông hoàn chỉnh kết nối từ trung tâm Hà Nội sang khu vực phía Bắc và Đông Bắc thành phố.
Không chỉ có cầu Vĩnh Tuy được gấp rút thu công, phía Đông Hà Nội cũng dồn mọi nguồn lực để tiến hành xây dựng 3 cây cầu lớn khác bắc qua sông Hồng là cầu Ngọc Hồi (chạy qua sông Hồng đến xã Văn Đức, Gia Lâm) và cầu Mễ Sở (đi đến địa bàn xã Mễ Sở, Văn Giang, Hưng Yên).
Sở hữu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, đã hoàn thiện và phát triển vượt trội như: Đường Lý Thánh Tông, nút giao Cổ Linh, đường song hành và đường gom cao tốc Hà Nội – Hải Phòng,... đã giúp Gia Lâm tạo nên bức tranh hạ tầng tổng thể hài hòa, dự kiến sẽ trở thành khu vực có nhiều trục giao thông kết nối xuyên suốt tại khu vực phía Đông với các địa phương lân cận trong tương lai gần. Qua đó đưa Gia Lâm sớm trở thành một đô thị trung tâm mới phát triển vượt bậc.
Với mạng lưới giao thông đang ngày một hoàn thiện, khả năng kết nối tại huyện Gia Lâm vô cùng đa dạng với các tỉnh, thành trong khu vực kinh tế trọng điểm vùng Thủ đô. Khoảng cách tới trung tâm Hà Nội được rút ngắn, từ Gia Lâm tới Bắc Ninh chỉ còn khoảng 10 phút, tới Bắc Giang cũng chưa đầy 40 phút và tới thành phố Hải Phòng khoảng 1 tiếng đi xe.
Bất động sản Gia Lâm gia tăng giá trị với hàng loạt dự án quy mô
Hạ tầng phát triển chính là chiếc “đòn bẩy” giúp thị trường bất động phía Đông Hà Nội bứt phá mạnh mẽ. Những sự thay đổi tích cực dễ nhìn thấy nhất là mặt bằng giá. Trong 3 tháng đầu năm 2022, giá rao bán đất nền tại Gia Lâm ghi nhận có nơi tăng 21% so với mức giá trung bình năm ngoái. Một số khu đất có vị trí tại những trục đường chính, gần trung tâm hay những nơi có dự án lớn thì mức tăng giá có thể đến 30%. Sản phẩm căn hộ chung cư trên địa bàn tăng 10 - 15%.
Đáng chú ý là nguồn cung mới của nhiều phân khúc bất động sản chủ yếu đến từ khu Đông Hà Nội. Với tác động tích cực từ hạ tầng, khu vực này đang đón đầu xu hướng dịch chuyển của nhiều doanh nghiệp bất động sản uy tín của Việt Nam. Điển hình như tập đoàn Vingroup từ nhiều năm trước đây đã bước chân vào thị trường này, mang theo hàng loạt dự án trị giá hàng tỷ USD. Cụ thể, giai đoạn 2011 - 2021 phát triển dự án Vinhomes Riverside; Giai đoạn 2016 - 2017 phát triển dự án Vinhomes Riverside - The Harmony; Giai đoạn 2018 - 2020 phát triển dự án Vinhomes Ocean Park. Những dự án của thương hiệu này đã tạo ra cho khu vực một diện mạo đô thị hiện đại, góp phần thúc đầy dòng dịch chuyển của cư dân từ nội đô ra các vùng ngoại thành.
Trong số các dự án của Vingroup tại đây, Vinhomes Ocean Park hiện đang thu hút dòng chuyển cư rất lớn. Hiện, dự án là nơi sinh sống của hơn 30 nghìn cư dân. Đặc biệt là, sức hút của đại đô thị này còn tới từ bộ đôi kỳ quan "biển hồ nước mặn lớn nhất Việt Nam" và "hồ nước ngọt trải cát trắng nhân tạo lớn nhất Việt Nam". Thêm vào đó, dự án đã tạo ra được giá trị sống vượt trội trong không gian sống vừa thư thái, hiện đại lại vừa sầm uất, tràn đầy năng lượng.
Sắp tới, đại đô thị Vinhomes Ocean Park sẽ có thêm phân khu mới mang đậm phong cách Nhật Bản dưới sự hợp tác tác của Vinhomes và Mitsubishi Corporation. Phân khu mới này hứa hẹn sẽ tạo nên cú đột phá mới để giúp gia tăng giá trị hơn nữa cho thị trường bất động sản Gia Lâm nói riêng và toàn khu Đông Hà Nội nói chung.