meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Giá dầu thế giới đảo chiều liên tục nhưng vẫn giữ ở mức cao

Thứ sáu, 17/06/2022-10:06
Sau khi FED công bố nâng lãi suất, sự lo ngại về việc kinh tế tăng trưởng chậm lại và nhu cầu nhiên liệu ít đi dẫn tới giá dầu lao dốc. Tuy nhiên, tình trạng khan hiếm nguồn cung khiến giá dầu vẫn đang ở mức cao. 

Trong 24 giờ qua giá dầu thế giới đảo chiều liên tục. Theo dữ liệu của Trading Economics, giá dầu Brent tiêu chuẩn quốc tế đã rớt giá từ hơn 121 USD/thùng xuống dưới mức 118 USD/thùng, nhưng sau đó lại nhanh chóng lấy lại mức này. Trong khi đó, giá dầu WTI dao động quanh mức 115 USD/thùng, có phần giảm nhẹ so với 24 giờ trước, rơi vào khoảng 0,26%.

Sau khi Mỹ nâng lãi suất khiến giá dầu lao dốc làm giấy lên lo ngại về việc kinh tế tăng trưởng chậm lại cùng với đó là nhu cầu về nguyên liệu giảm bớt. Tuy nhiên, giá dầu đã nhanh chóng bật tăng trở lại vì nguồn cung vẫn bị thắt chặt và tiêu thụ dầu tăng mạnh trong mùa cao điểm.


Giá dầu thô thế giới trồi sụt liên tục sau khi FED nâng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm, tăng mạnh nhất trong gần 30 năm trở lại đây. Ảnh: Trading Economics.
Giá dầu thô thế giới trồi sụt liên tục sau khi FED nâng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm, tăng mạnh nhất trong gần 30 năm trở lại đây. Ảnh: Trading Economics.

FED nâng lãi suất kỷ lục mạnh nhất trong gần 30 năm

Nhà phân tích thị trường cao cấp tại Singapore, ông Jeffrey Halley bình luận: "Giá dầu đã giao động mạnh trong ngày 16/6 nhưng cuối cùng chỉ ghi nhận mức giảm nhỏ. Thay vì thị trường năng lượng, hiện nay thế giới đang đổ dồn sự chú ý vào thị trường cổ phiếu và trái phiếu". 

Theo ông, trong tuần qua tồn trữ dầu thô của Mỹ đi lên đã khiến cho giá dầu có phần hạ nhiệt. Bên cạnh đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng đã hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế của nước này.

Cụ thể, vào hôm 15/6 vừa qua, ngân hàng trung ương Mỹ đã thông báo nâng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm, ở mức cao nhất kể từ năm 1994 đến nay.


Việc tăng lãi suất của FED có thể làm gia tăng rủi ro suy thoái của nền kinh tế Mỹ, do đó đã tạo áp lực lên nhu cầu dầu. Ảnh: Reuters.
Việc tăng lãi suất của FED có thể làm gia tăng rủi ro suy thoái của nền kinh tế Mỹ, do đó đã tạo áp lực lên nhu cầu dầu. Ảnh: Reuters.

Vào tuần trước, giới quan sát đã dự báo rằng FED có thể nâng lãi suất lên đến 0,5 điểm phần trăm. Tuy nhiên, do lạm phát tháng 5 tăng cao, lên mức cao nhất trong vòng 41 năm nên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng, bắt buộc FED phải đưa ra các biện pháp mạnh hơn.

Theo giới quan sát, việc FED quyết định nâng lãi suất lên mức cao nhất trong gần 30 năm có thể đẩy nền kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng suy thoái. FED cũng hạ dự báo tăng trưởng của nước này trong năm 2022 từ 2,5% (dự báo hồi tháng 3) xuống còn 1,7%.

Trong một nghiên cứu của bà Anna Wong - chuyên gia kinh tế cấp cao tại Bloomberg vừa được công bố mới đây đã dự báo, khả năng kinh tế bị rơi vào suy thoái trong năm 2022 là 25%, sang năm 2023 thì tỷ lệ này có thể nâng lên mức 75%. Kinh tế không có triển vọng phát triển có thể tác động tới nhu cầu dầu. 

Tuy nhiên, trên thị trường dầu, mức giá giảm như hiện tại không quá dài quá lâu. "Tình hình cung - cầu, giá khí đốt tự nhiên tăng cao, các sản phẩm tinh chế tăng giá cùng với sản lượng dầu xuất khẩu của Nga lao dốc khiến giá dầu vẫn vẫn đang giữ ở mức cao", chuyên tài chính Halley nhận định.

Giá dầu vẫn giữ ở mức cao

Do các lệnh trừng phạt của phương Tây ngắm vào dầu Nga nên nguồn cung dầu trên thị trường đang dần trở nên khan hiếm. "Đó là một phiên giao dịch đầy biến động đối với tất cả thị trường" ông Howie Lee - chuyên gia kinh tế tại ngân hàng OCBC của Singapore bình luận. 

"Các yếu tố cơ bản đều chỉ ra rằng, bất cứ sự sụt giảm nào của giá dầu cũng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn", ông này nói thêm. 

Tại Libya, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng chính trị tại đất nước này mà sản lượng dầu sụt giảm vì các nhà máy và cảng biển đều bị đóng cửa. Hôm 14/6, theo phát ngôn viên của Bộ Dầu mỏ Libya, sản lượng dầu của nước này đã bị thu hẹp lại còn khoảng 100.000-150.000 thùng/ngày, giảm mạnh so với mức 1,2 triệu thùng/ngày vào năm ngoái. 

Ngoài ra, ông Halley còn nhận định: "Nếu ở giai đoạn bình thường, sự tăng hay giảm sản lượng dầu của Libya cũng không ảnh hưởng tới thị trường, Tuy nhiên, theo tình hình hiện tại, những biến động này đủ để giữ giá dầu ở mức cao".

Ngoài ra, giới đầu tư vẫn giữ niềm tin, nhu cầu dầu tại Trung Quốc sẽ phục hồi khi đất nước tỷ dân này dần nới lỏng các hạn chế vì phòng chống dịch bệnh. Điều này sẽ thúc đẩy giá dầu tăng cao hơn. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc tái áp dụng các lệnh phong tỏa như đợt ở Thượng Hải vừa qua có thể khiến cho giá dầu quay đầu lao dốc. 


Giá dầu trên thị trường có thể giảm sâu trừ khi nền kinh tế Mỹ đối mặt với suy thoái toàn diện hoặc Trung Quốc áp đặt lại các lệnh phong tỏa. Ảnh: Reuters. 
Giá dầu trên thị trường có thể giảm sâu trừ khi nền kinh tế Mỹ đối mặt với suy thoái toàn diện hoặc Trung Quốc áp đặt lại các lệnh phong tỏa. Ảnh: Reuters. 

Theo ông Baden Moore - Trưởng bộ phận Nghiên cứu hàng hóa tại Ngân hàng Quốc gia Australia: "Khi mà nhu cầu của Trung Quốc được khôi phục, cùng với nhu cầu của các nước thành viên thuộc OECD (Tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh tế) đi lên trong tháng 8, sẽ khiến cho giá dầu tiếp tục tăng cao hơn trong quý III/2022".

Cũng trong thời điểm này, ngân hàng đầu tư UBS vừa đưa ra thông báo giá dầu thô Brent tiêu chuẩn toàn cầu lên 130 USD/thùng vào cuối tháng 9, dự kiến liến con số này sẽ là 125 USD/thùng trong quý cuối năm. Trước đó, ngân hàng này cũng đã dự đoán giá dầu sẽ ở mức 115 USD/thùng.

Theo dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, sản lượng dầu thô tại Mỹ đã tăng từ 100.000 thùng/ngày vào tuần trước lên đến 12 triệu thùng/ngày, mức này có giá trị cao nhất kể từ tháng 4/2020. Tồn trữ dầu thô và sản phẩm chưng cất của Mỹ cũng tăng lên. Tuy nhiên, việc tồn trữ xăng tại Mỹ hiện vẫn đang sụt giảm.

Theo các chuyên gia, đà bán tháo trên thị trường dầu khó có thể kéo dài, trừ khi nền tinh tế Mỹ chịu ảnh hưởng của một cuộc suy thoái toàn diện hoặc Trung Quốc một lần nữa áp đặt lệnh phong tỏa tại các thành phố lớn như Thượng Hải trong thời gian vừa qua. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

20 giờ trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

2 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

3 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

3 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

3 ngày trước