meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Quyết định trừng phạt năng lượng Nga của EU đã khiến cho nhiều quốc gia đang phát triển ở nửa bên kia địa cầu phải chịu cảnh khốn khổ vì thiếu điện 

Thứ năm, 16/06/2022-21:06
Các lệnh trừng phạt năng lượng Nga của Liên minh châu Âu (EU) đã đẩy nhiều quốc gia đang phát triển phải chịu cảnh khốn khổ vì thiếu điện. Trong đó, Pakistan là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi bị một số nhà cung cấp khí hóa lỏng (LNG) hủy hợp đồng và bán sang châu Âu. 

Theo Bloomberg, vào thập kỷ trước, Pakistan quốc gia đông dân thứ 5 thế giới đã có những bước chuẩn bị cho sự biến động năng lượng trên thị trường ngày hôm nay. 

Pakistan đã đầu tư mạnh vào khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và ký hợp đồng dài hạn với hai nước Italy và Qatar. Tuy nhiên, một số nhà cung cấp đã hủy hợp đồng với họ và chuyển sang bán khí đốt cho các nước trên thị trường châu Âu. 

Vào tháng trước, để tránh mất điện trong ngày lễ Eid, chính phủ Pakistan đã phải trả 100 triệu USD để mua một đơn hàng LNG từ thị trường giao ngay. Số tiền phải chi trả đã lên mức kỷ lục đối với một quốc gia đang thiếu tiền mặt như Pakistan. 

Trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 7 năm nay, tổng chi phí mà quốc gia này phải trả cho LNG có thể sẽ lên đến 5 tỷ USD, con số này gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Dù đã phải chi ra số tiền lớn như vậy nhưng chính phủ Pakistan vẫn không thể xóa bỏ được hoàn toàn sự ảnh hưởng của giá nhiên liệu cao tới đời sống của người dân.


Mới chỉ 10 tháng mà Pakistan đã phải chi 3,71 tỷ USD để nhập khẩu LNG
Mới chỉ 10 tháng mà Pakistan đã phải chi 3,71 tỷ USD để nhập khẩu LNG

Tình trạng mất điện kéo dài trên khắp Pakistan

Hiện nay, một số khu vực tại Pakistan đang phải đối mặt với tình trạng mất điện theo kế hoạch kéo dài, có nơi thời gian mất điện lên đến 12 giờ trong khi nắng nóng đang diễn ra. 

Vào tuần trước, chính phủ Pakistan đã công bố một loạt các biện pháp nhằm tiết kiệm việc sử dụng năng lượng. Các công chức nhà nước đã được nghỉ làm vào thứ 7 và ngân sách dành cho các nhân viên an ninh đã bị cắt giảm đến 50%. 

"Tôi nhận thức sâu sắc về những khó khăn mà mọi người đang phải đối mặt", Thủ tướng của Pakistan ông Shehbaz Sharif đã viết trên Twitter của mình vào tháng 4 trước khi diễn ra lễ Eid. Cũng trong tuần đó, ông cũng đã ra lệnh để chính phủ nước này mua các lô hàng khí đốt đắt tiền để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân trong dịp lễ Eid. 

Tới đầu tháng 6 năm nay, Thủ tướng Pakistan cũng đã cảnh báo, chính phủ nước này hiện tại không còn đủ tiền để có thể mua khí đốt của nước ngoài. 


Hôm 8/6, thành phố đông dân nhất Pakistan đã bị mất điện. Ảnh: Asim Hafeez/Bloomberg
Hôm 8/6, thành phố đông dân nhất Pakistan đã bị mất điện. Ảnh: Asim Hafeez/Bloomberg

Thiếu khí hóa lỏng LNG không chỉ gây ra tình trạng mất điện kéo dài mà còn ảnh hưởng đến việc chính phủ điều phối nguồn cung khí đốt tới sản xuất điện, điều này dẫn đến ảnh hưởng tới đầu vào của các nhà sản xuất phân bón. Điều đó có thể ảnh hưởng tới năng suất vụ mùa tiếp theo và khiến cho giá thực phẩm trong năm tới sẽ cao hơn.

Trong khi đó, các tháp viễn thông di động đang phải sử dụng máy phát điện dự phòng để duy trì dịch vụ trong thời gian mất điện, thiếu nhiên liệu cũng đang trong tình trạng sắp cạn kiệt. 

Trong 2 năm quá, giá LNG đã tăng hơn 1.000%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng giá đầu tiên phải kể đến đại dịch Covid-19, sau đó là chiến tranh Nga-Ukraine. Khi Nga vẫn đang là nguồn cung khí đốt lớn nhất châu Âu, chiến sự Ukraine nổ ra đã khiến cho mối đe dọa về nguồn cung từ Nga tăng cao, dẫn tới việc giá của LNG bị đẩy lên cao ở mức kỷ lục vào tháng 3 vừa qua. 

Trong khi đó, châu Âu ngày càng cần đến LNG. Từ đầu năm đến nay, lượng LNG mà châu Âu nhập khẩu đã tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoài và không có dấu hiệu giảm.

Để giảm sự phụ thuộc vào LNG đến từ Nga, các nhà hoạch định chính sách của EU đang tiến hành phác thảo kế hoạch tăng đáng kể nhập khẩu LNG từ Mỹ nhằm thay thế việc nhập khẩu khí đốt qua đường ống của Nga. Hiện tại, hai nước Đức và Hà Lan đang tiến hành xây dựng các cảng tiếp nhận LNG nổi (FRSU). Dự kiến, sau 6 tháng nữa cảng biển đầu tiên sẽ chính thức đi vào hoạt động. 

Theo Phó chủ tịch điều hành của tập đoàn dầu khí Shell, ông Steve Hill cho biết: "Châu Âu đang hút cạn LNG" của thế giới. "Lượng LNG dành cho các thị trường mới nổi ngày càng ít hơn".


Châu Âu tiến hành kế hoạch xây dựng các cảng tiếp nhận LNG
Châu Âu tiến hành kế hoạch xây dựng các cảng tiếp nhận LNG

Các đối tác hủy hợp đồng xuất khẩu khí đốt sang Pakistan để bán cho châu Âu

Vào năm 2017, Pakistan đã chọn Eni SpA của Italia và Gunvor Group làm nhà cung cấp khí đốt trong thập kỷ tới. Vào thời điểm đó, các điều khoản trong hợp đồng này được coi là tốt và giá còn thấp hơn hợp đồng mà nước này ký với Qatar. 

Tuy nhiên, cả hai nhà cung cấp này đã hủy bỏ hơn một tá lô hàng dự kiến sẽ giao cho Pakistan trong khoảng từ gian từ tháng 10/2021 đến tháng 6/2022, cùng với thời điểm giá khí đốt tăng vọt ở châu Âu.

Theo nhà phân tích tại Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính, ông Bruce Robertson cho biết, trường hợp phá vỡ hợp đồng như thế này chưa từng có tiền lệ trong ngành LNG.


Lượng LNG sản xuất trên toàn cầu là có hạn và châu Âu đang tranh giành thị phần của các nước như Pakistan
Lượng LNG sản xuất trên toàn cầu là có hạn và châu Âu đang tranh giành thị phần của các nước như Pakistan

Trong khi đó, Eni và Gunvor đều cho biết, họ phải hủy hợp đồng vì đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt và không có LNG để gửi đến Pakistan. Thông thường, nếu gặp phải tình trạng thiếu LNG, các doanh nghiệp sẽ thay thế bằng cách mua lại trên thị trường giao ngay để cung cấp đủ cho đối tác nhưng Eni và Gunvor đã không làm điều đó.

Trong khi Gunvor từ chối bình luận thì Eni đã gửi mail để giải thích. Họ nói rằng nhà cung ứng của mình đã không hoàn thành nghĩa vụ, chính vì thế lô hàng đến Pakistan của họ buộc phải hủy bỏ. Công ty này cũng đưa ra tuyên bố, họ không nhận được lợi ích nào từ việc hủy bỏ đơn hàng, đồng thời sẽ giải quyết các điều khoản liên quan đến việc hủy bỏ hợp đồng. 

Thông thường các nhà cung cấp không thích hủy bỏ đơn hàng, vì sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ kinh doanh đồng thời phải mất thêm tiền đền bù hợp đồng. Các thị thường phát triển thường yêu cầu mức phạt cho việc không thực hiện được hợp đồng lên đến 100%.

Nhà phân tích tại Wood Mackenzie, ông Valery Chow cho hay "rất hiếm các nhà cung cấp LNG không hoàn thành hợp đồng với đối tác dài hạn ngoại trừ trường hợp bất khả kháng".

Mức phạt khi hủy hợp đồng của Pakistan chỉ khiêm tốn ở mức 30% hợp đồng. Tính theo giá khí đốt hiện tại trên thị trường châu Âu thì lợi nhuận thu về thừa khả năng bù đắp cho khoản đền bù đó.

Theo tính toán của Bloomberg, một lô hàng LNG giao đến Pakistan trong tháng 5 thông qua hợp đồng dài hạn sẽ có gia 12 USD/triệu đơn vị nhiệt của Anh (MMBtu). Cũng là lô hàng đó nếu giao tới châu Âu trong tháng 5 với giao dịch ở mức hơn 30 USD/triệu đơn vị nhiệt của Anh. Không cần tính toán cũng thấy, giao cho châu Âu sẽ có lợi hơn nhiều. Eni và Gunvor vẫn tiếp tục đưa ra cam kết sẽ đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở châu Âu của họ.


Trong đợt mất điện ngày 8/6 người dân Pakistan đã phải ngủ ngoài đường để tránh nóng. Ảnh: Asim Hafeez/Bloomberg
Trong đợt mất điện ngày 8/6 người dân Pakistan đã phải ngủ ngoài đường để tránh nóng. Ảnh: Asim Hafeez/Bloomberg

Hiện tại, chính phủ Pakistan vẫn đang tiếp tục đàm phán các hợp đồng mua LNG dài hạn hơn với các điều khoản sẽ bất lợi cho họ hơn 6 năm trước. Bộ Năng lượng nước này đã tuyên bố với Bloomberg News rằng, chính phủ Pakistan "sẽ thực hiện một thỏa thuận có lợi nhất".

Mới đây, Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính (IEEFA) cho biết, Pakistan đang có "nguy cơ vỡ nợ cao". Trong khi đó, Moody's Investors Service đã hạ triển vọng của nước này xuống còn tiêu cực do những lo ngại về vấn đề tài chính bao gồm cả sự chậm trễ trong gói cứu trợ của IMF.

Sự ích kỷ của châu Âu tác động mạnh đến các nước mới nổi trên thế giới

Ngoài Pakistan, các nước mới nổi trên khắp thế giới cũng phải gồng mình để đáp ứng được nhu cầu về năng lượng của công dân trong giới hạn ngân sách. Trong bối cảnh đó, các nước đã chuyển dần sang mua năng lượng từ Nga, làm giảm tác động của các lệnh trừng phạt. 

Trong bối cảnh khủng hoảng dầu và khủng hoảng tài chính, Sri Lanka đã quyết định mua nguyên liệu từ Nga. Pakistan cũng đã xem xét việc ký hợp đồng dài hạn với các nhà cung cấp LNG của Nga. Ấn Độ cũng thu mua nguyên liệu từ Nga với lượng nhập khẩu gấp hàng chục lần trước khi có các lệnh trừng phạt được đưa ra. 

Khủng hoảng mà Pakistan đang gặp phải cũng là hồi chuông cảnh báo các nhà nhập khẩu LNG đang không dư dả về mặt tài chính trong đó có cả Bangladesh và Myanmar.

Gần đây, Bangladesh đã bắt đầu mua các lô hàng LNG đắt kỷ lục từ thị trường giao ngay để giữ cho lưới điện quốc gia và ngành công nghiệp hoạt động ổn định, trong khi đó, từ năm ngoái Myanmar đã ngừng việc nhập khẩu do giá tăng quá cao.

Cùng với sự dịch chuyển của châu Âu, Ấn Độ và Ghana đã xem xét lại các kế hoạch phụ thuộc vào LNG. Thay vào đó, chính phủ các nước này sẽ tăng cường sử dụng than và dầu, các biện pháp này sẽ ảnh hưởng tới các mục tiêu khí hậu mà cả thế giới đang thực hiện.

Trong một ghi chú gần đây, Chủ tịch công ty tư vấn FGE, ông Fereidun Fesharaki đã chỉ trích gay gắt chính sách năng lượng của châu Âu vì đã tạo ra “giá cao, khan hiếm và nỗi khốn khổ” ngày càng lan rộng trên thế giới.

Ông Fereidun Fesharaki viết: "Châu ÂU có quyền quyết định những gì họ muốn trong biên giới của mình. Nhưng điều này không công bằng và không hợp lý khi xuất khẩu mớ hỗn độn của họ ra nước ngoài, đặc biệt là các nước đang phát triển".

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

3 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

3 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

3 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

3 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước