meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhiều ngành công nghiệp phương Tây chao đảo vì nỗ lực chấm dứt sự phụ thuộc vào khí đốt Nga

Thứ năm, 16/06/2022-22:06
Nhằm có được nguồn cung thay thế khí đốt trong trường hợp Nga “đóng van”, các ngành công nghiệp ở châu Âu đang cố gắng trao đổi với EU và chính phủ các nước trong khối.

Giá năng lượng ở châu Âu ngày càng tăng cao, do tác động một phần của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine. Điều này khiến cho các nhà sản xuất hao tổn năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Theo tờ Wall Street Journal, các nhà máy ở châu Âu đang cố gắng tìm  kiếm nguồn cung thay thế cho nguồn năng lượng Nga, khi Moscow “đóng van” nguồn khí đốt bất cứ khi nào nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt từ phương Tây. Nếu trường hợp đó xảy ra, chắc chắn việc sản xuất ở châu Âu sẽ rơi vào tình trạng đóng băng.

Châu Âu đứng trước nguy cơ phải phân chia khẩu phần khí đốt

Trong suốt 8 tháng qua, các lĩnh vực đòi hỏi nguồn năng lượng lớn ở châu Âu như hoá chất, phân bón nông nghiệp, thép,.. gặp phải không ít áp lực. Căng thẳng với Nga gia tăng  trước khi Moscow bắt đầu bùng nổ “chiến dịch quân sự đặc biệt” vào tháng 2 ở Ukraine. Trong khi chi phí năng lượng ở Mỹ, Trung Đông và một số khu vực khác ít hơn nhiều lần so với châu Âu, một số nhà sản xuất vì không thể cạnh tranh nên phải đóng cửa. Điển hình như khí đốt ở châu Âu đang cao gấp 3 lần so với Mỹ.


Nhiều ngành công nghiệp lao đao vì cố "cai nghiện" khí đốt của Nga
Nhiều ngành công nghiệp lao đao vì cố "cai nghiện" khí đốt của Nga

Theo phát biểu của ông Marco Mensink, tổng giám đốc của Cefic - tổ chức hiệp hội của ngành công nghiệp hóa chất châu Âu: “Vấn đề lớn của châu Âu lúc này là nhập khẩu tăng trong khi xuất khẩu lại sụt giảm”. 

Trước những căng thẳng với Nga, buộc châu Âu phải lên kế hoạch cho tình huống chia khẩu phần khí đốt nếu như Nga ngừng cung cấp khí đốt cho toàn bộ khu vực. Một số quốc gia như Bulgaria, Phần Lan, Ba Lan, Đan Mạch và Hà Lan đã bị ngừng cấp khí đốt bởi công ty khí đốt quốc doanh Nga Gazprom, do các quốc gia này không chấp thuận với yêu cầu phải thanh toán bằng đồng Rúp khi mua khí đốt Nga của Tổng thống Vladimir Putin đưa ra với các nước “không thân thiện”.

Tính đến năm 2021, Nga chiếm 40% tổng nguồn cung khí đốt toàn cầu cho toàn bộ Liên minh châu Âu (EU). 

Dự báo sản lượng công nghiệp và tăng trưởng kinh tế ở châu Âu sẽ giảm mạnh bởi giá năng lượng ngày càng tăng cao. Trước sức ép giá năng lượng gia tăng, nền kinh tế lớn nhất khu vực như Đức được cảnh báo lao dốc trong quý 2, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thuộc Uỷ ban châu Âu (EC). Đức là quốc gia mua lượng khí đốt lớn nhất từ Nga. Và khi giá năng lượng cao, khiến cho giá cả cũng leo thang dẫn đến sức mua của người tiêu dùng giảm đi, người tiêu dùng không dễ dàng bù đắp cho những thiếu hụt của sản xuất công nghiệp châu Âu.

Châu Âu điêu đứng khi chịu thêm “đòn giáng kép” về nguồn cung khí đốt hôm 14/6, khi một cảng khẩu khí tự nhiên (LNG) của Mỹ thông báo dừng vận hành ít nhất 3 tháng và phía Nga thì cắt giảm mạnh lượng khí đốt dẫn tới Đức đi qua đường ống chính.

Cảng Freeport LNG thông báo rằng sau vụ nổ nhà máy vào tuần trước, họ buộc phải ngừng hoạt động để sửa chữa lại, việc này có thể kéo dài đến cuối năm. Một phần nào đó của cảng có thể hoạt động trở lại sau 90 ngày. Trong năm nay, cảng Freeport LNG chiếm tới 1/5 tổng lượng xuất khẩu khí hóa lỏng của Mỹ và 10% lượng nhập khẩu LNG của châu Âu.

Về phía Nga, họ thông báo công suất cung cấp khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 dẫn tới Đức sẽ giảm đi 40%. Nguyên nhân mà Moscow nêu ra là công ty Đức Siemens Energy quay lại trì hoãn số turbine khí của đường ống này. Phản bác lại điều đó, phía Siemens cho rằng do biện pháp trừng phạt của Canada đối với Nga gây ra sự trì hoãn này.

Trong khi giá khí đốt ở Mỹ đang giảm hơn 15% thì ngược lại trong phiên giao dịch ngày 14/6 ở thị trường châu Âu giá khí đốt tiêu chuẩn tăng hơn 15%, đạt mức 99 Euro/megawatt giờ. Tại Anh giá khí đốt tăng lên 25% giao trong tháng 7, lên mức 1,97 Bảng/therm.


 
 

Theo lãnh đạo các doanh nghiệp cho biết, trong bối cảnh nguồn cung năng lượng từ Nga ngày càng “eo hẹp”, ngành công nghệ châu Âu rơi vào tình huống khó khăn trong thời gian dài. Để khắc phục được tình trạng này, có lẽ các nhà sản xuất phải tìm ra công nghệ giúp giảm thiểu việc sử dụng năng lượng hoá thạch. Ví dụ như năng lượng gió, năng lượng mặt trời hoặc năng lượng hydrogen cho sản xuất thép,... Tuy nhiên, để vận hành được chúng thì có lẽ sẽ phải chờ đợi thêm nhiều năm nữa và tương ứng với số vốn đầu tư khổng lồ.

Số phận của các nhà máy phân bón

Khí đốt của Nga đóng vai trò một nguồn năng lượng và cả nguyên vật liệu đầu vào quan trọng, chi phối hoạt động của các nhà máy sản xuất ở châu Âu. Ở đây, giá điện được quyết định dựa vào giá khí đốt, vậy nên mỗi khi giá khí đốt tăng lên, thì các nhà máy phải gánh chịu thêm nhiều chi phí. Đặc biệt chú ý là Ammonia, đây là mặt hàng rất nhạy cảm bởi nó chiếm khoảng 70% nhu cầu sử dụng khí đốt làm nguyên vật liệu thô ở châu Âu. Đa phần lượng ammonia ở châu Âu được sử dụng cho việc sản xuất phân bón nông nghiệp.

Liệu rằng các công ty ở châu Âu có thể thích nghi với giá năng lượng ngày một leo thang không? Điều này phụ thuộc vào việc họ có thể đẩy mạnh sản xuất ở các chi nhánh trên toàn cầu.  Theo CEO Ahmed El-Hoshy, một công ty sản xuất phân bón đặt trụ sở tại Amsterdam - OCI NV, đã cắt giảm lượng sản xuất ammonia tại nhà máy ở Hà Lan và chuyển sang đẩy mạnh nhập khẩu hóa chất này từ các nhà máy của công ty ở Mỹ, Ai Cập và Algeria. Họ đang hoàn thành những công đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất phân bón.

Việc cắt giảm sản xuất của các ngành sử dụng nhiều năng lượng ở châu Âu đã giảm bớt gánh nặng cho nguồn cung khí đốt ở khu vực, cũng như “cứu vớt” một phần năng lượng cho việc phát điện và sưởi ấm cho mùa đông tới - đây là giai đoạn mà các giới chức dự báo nguồn cung khí đốt sẽ bị kiểm soát chặt chẽ hơn.

Theo phàn nàn của ông El-Hoshy với Wall Street Journal, trước đây chỉ mùa đông khi giá khí đốt đắt giá nhất trong năm thì OCI nhập khẩu số lượng lớn Amonia vào châu Âu . Nhưng đối với châu Âu, bây giờ tháng nào cũng giống như tháng của mùa đông.


 
 

Tuần trước, hãng phân bón lớn nhất của Anh, CF Industries Holdings thông báo đóng cửa nhà máy đã ngừng sản xuất ammonia từ năm trước vĩnh viễn. Giám đốc Brett Nightingale của CF Industries phát biểu: “Đóng vai trò là một nhà sản xuất với mức chi phí cao trong ngành công nghiệp có mức cạnh tranh khốc liệt trên toàn cầu, từ góc độ hiện tại chúng tôi thấy được những thay đổi to lớn của sự bền vững dài hạn”. 

Từ tháng 10, các hãng thép của châu Âu cũng cắt giảm việc sản xuất nhằm tiết kiệm các chi phí khí đốt và điện. Ở Tây Ban Nha, giá điện leo thang ở tháng 3 khiến cho các hãng thép ở quốc gia này phải đưa ra lựa chọn hoặc giảm sản lượng hoặc đóng cửa hoàn toàn.

Giám đốc tài chính (CFO) Miguel Ferrandis Torres của công ty Acerinox SA có trụ sở ở Madrid cho rằng: “Điều này thật điên rồ”, khi công ty này phải tạm dừng sản xuất một dây truyền trong 3 ngày hồi tháng 3.

Hiện tại, các ngành công nghiệp của châu Âu đang cố gắng trao đổi với EU và chính phủ các nước trong khối, nhằm có được đảm bảo nguồn cung cấp khi đốt sẽ được thay thế khi Nga “đóng van” lượng khí đốt.

“Không thể biết trước được điều gì sẽ xảy ra. Nếu không có khí đốt, chúng tôi sẽ phải dừng việc sản xuất phân bón. Vì vậy, chúng tôi cần có được sự đảm bảo tối nhất”, theo tổng giám đốc Jacob Hansen của Fertilizers Europe, tổ chức vận động hành lang chính của ngành công nghiệp phân bón châu Âu cho biết.

Các nguồn cung năng lượng khác có hiệu quả?

Đức sẽ sử dụng ưu tiên lượng khí đốt cho các hộ gia đình, các dịch vụ quan trọng như bệnh viện, cảnh sát và quân đội nếu như Nga cắt đi nguồn cung khí đốt cho quốc gia này. Khi đó, các nhà máy lớn sẽ rơi vào tình trạng gián đoạn hoạt động và có thể sẽ bị phân chia khẩu phần khí đốt. Hàng nghìn lao động có thể gặp phải rủi ro mất việc. Cơ quan Mạng lưới Liên bang Đức - cơ quan theo dõi giám sát các vấn đề năng lượng của nước này, sẽ đưa ra quyết định về đối tượng được cấp khi đốt và cấp bao nhiêu.

Một “căn phòng chiến tranh” (war room) được cơ quan này thiết lập và trang bị dự trữ dầu diesel, có phòng tắm, giường ngủ và dự trữ lương thực-thực phẩm, có đội hơn 65 người xử lý khủng hoảng. Trong trường hợp khẩn cấp, đội này sẵn sàng làm việc 24/24 giờ. Dựa vào dữ liệu đang thu thập từ các công ty, quyết định phân bổ khi đốt sẽ được đưa ra. 

Theo chủ tịch Cơ quan Mạng lưới Liên bang Đức,ông Klaus Muller cho biết: “Tùy tình hình cụ thể của từng công ty, chúng tôi sẽ xem xét những công ty nào có thể tiếp tục tồn tại được khi nguồn cung khí đốt bị gián đoạn và công ty nào không thể hoạt động”.


 
 

Ông Muller và ê-kíp của ông cũng dựa vào các yếu tố như vị trí địa lý của các nhà máy công nghiệp và cách vận chuyển phù hợp lượng khí đốt tới từng nhà máy. Ông cũng nói thêm “Mặc dù, chúng tôi đang rất nỗ lực lường trước tất cả những yếu tố này, nhưng có lẽ đó cũng là một tình huống không mấy dễ chịu”.

Theo ông Mensink, các nhà máy hóa chất ở châu Âu sử dụng khí đốt trong điều kiện nhiệt độ cao và áp suất lớn để vận hành những lò phản ứng lớn mục đích phân tách dầu thô và khí đốt thành các hóa chất thành phần. Ngành này đang cố gắng tìm kiếm phương pháp cung cấp năng lượng cho quy trình sản xuất của mình bằng cách dùng điện, nhưng phải đến năm 2030 công nghệ này mới có thể sẵn sàng cho ứng dụng thương mại.

Ông cũng cho hay, các nhà máy mong muốn thay thế điện phát bằng các nguồn năng lượng tái sinh thay vì sử dụng điện phát bằng ga, nhưng nguồn cung năng lượng gió và năng lượng mặt trời không thể đủ để đáp ứng được nhu cầu.

“Những nguồn năng lượng thay thế đang được chúng tôi cố gắng tận dụng cho sản xuất, tuy nhiên châu Âu cần phát triển những nguồn năng lượng này bằng cách đầu tư và xây dựng nhiều hơn”, ông nói.

Ở châu Âu, các hãng thép đang cam kết sẽ cải thiện lại nhà máy để làm nguyên liệu thô bằng việc sử dụng hydrogen thay vì dùng khí đốt.

Tổng giám đốc Axel Eggert của Eurofer - tổ chức vận động hành lang của ngành thép châu Âu đưa ra bình luận: “Các nguồn cung khí đốt khác ngoài Nga vẫn đóng vai trò quan trọng đối với châu Âu, nếu như châu Âu chưa hình thành được hạ tầng cho nguồn năng lượng hydro với mức giá phù hợp”.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Top những tòa nhà cao nhất Việt Nam – công trình biểu tượng mang dấu ấn của các thành phố lớn

Hà Nội: Lộ diện nhà đầu tư đăng ký thực hiện Khu đô thị mới Mê Linh

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Tin mới cập nhật

Meey Group nhận “cú đúp” giải thưởng tại Top công nghiệp 4.0 Việt Nam

1 ngày trước

Người dân lại gặp khó với vàng

1 ngày trước

Tiên phong chuyển đổi số bất động sản, Meey Group ghi danh ấn tượng tại Dot Property Vietnam Awards 2024

2 ngày trước

Chuyển tiền nhầm vào tài khoản bị trích nợ tự động: Người nhận phải có trách nhiệm hoàn trả lại

2 ngày trước

Tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế: Góc nhìn của chuyên gia

2 ngày trước