Giá đất Đồng Nai tăng nhanh, liệu nhà đầu tư còn cơ hội?
BÀI LIÊN QUAN
Xu hướng của thị trường bất động sản giai đoạn 2022-2030 như thế nào?Bất động sản đang đối mặt với những thách thức nào?Vì sao đất nền tại Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu... hạ nhiệt?Theo Vneconomy, DKRA Việt Nam cho biết, giá bán sơ cấp đất nền tại Đồng Nai vừa ghi nhận được mức cao nhất là 74,1 triệu đồng/m2. Đây là mức giá hiếm tại khu vực vùng ven TP HCM, nhất là khi đất nền vốn là phân khúc được xem là "dễ chịu" đối với giới đầu tư.
Giá đất Đồng Nai tăng cao nhờ hút dòng vốn đầu tư nước ngoài
Tại thị trường TP HCM, từ năm 2021 đến nay, các phân khúc đất nền, căn hộ và nhà phố/biệt thự đều chứng kiến mức sụt giảm về nguồn cung. Mức giá ghi nhận được đều tăng so với năm 2021 tại tất cả các loại hình, phân khúc. Xu hướng này được dự báo là sẽ tiếp tục duy trì trong năm 2022.
Hưởng lợi từ cơn sốt đất tại TP HCM thì Đồng Nai cũng trở thành "ngôi sao" mới trong xu hướng đầu tư bất động sản hiện nay. Địa phương này đang lột xác từng ngày nhờ vào việc phát triển thành phố Thủ Đức cùng với tốc độ đô thị hóa mau chóng.
Theo ghi nhận cho thấy, giá bán sơ cấp chung toàn thị trường vùng ven TP HCM tăng phổ biến ở mức từ 3-7% so với quý trước. Trong đó, tại thị trường Long An, giá tăng từ 4-6%, dao động khoảng từ 14,1-36,3 triệu đồng/m2. Tại khu vực Bình Dương, giá tăng từ 3-5%, dao động khoảng từ 11-52 triệu đồng/m2. Bà Rịa - Vũng Tàu có giá sơ cấp dao động từ 11-55 triệu đồng/m2.
Đặc biệt, tại Đồng Nai đã xuất hiện dự án có mức khá cao, lên đến 74,1 triệu đồng/m2. Trong khi mức giá cao nhất tại Tây Ninh ghi nhận được trong quý vừa qua chỉ là 7,4 triệu đồng/m2.
Sự nóng lên của bất động sản Đồng Nai hoàn toàn có căn cứ. Nhiều năm nay, Đồng Nai trở thành 1 trong 5 tỉnh, thành đứng đầu cả nước về phát triển công nghiệp, thu ngân sách nhà nước. Hiện dòng vốn đầu tư từ nước ngoài (FDI) vào tỉnh là trên 32,5 tỷ USD và vốn đầu tư trong nước hơn 300.000 tỷ đồng. Năm 2022 tỉnh phấn đấu thu hút vốn đầu tư nước ngoài là khoảng 1,1 tỷ USD. Trong đó, riêng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thu hút khoảng 700 triệu USD và ngoài khu công nghiệp thu hút 400 triệu USD.
Trong 5 năm tới, Đồng Nai vẫn được đánh giá là nơi được nhiều tập đoàn có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài chọn làm nơi đầu tư mới hoặc mở rộng đầu tư vào một số lĩnh vực như: công nghiệp, thương mại dịch vụ hay hạ tầng kỹ thuật... Hiện nay, có nhiều tập đoàn FDI đang chờ hoàn thành hạ tầng khu công nghiệp, các công trình giao thông và sân bay Long Thành để kết nối xin cấp phép đầu tư các dự án.
Năm 2019, thị xã Long Khánh chính thức lên thành phố với 5 phường Xuân Tân, Bảo Vinh, Xuân Lập, Suối Tre và Bàu Sen. Thành phố Long Khánh có diện tích tự nhiên là 192 km2, dân số gần 175.000 người và 15 đơn vị cấp hành chính xã phường, trong đó tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của thành phố đều đạt trên 15%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 125 triệu đồng/năm, mức cao so với bình quân cả nước.
Thành phố Long Khánh hưởng lợi từ quy hoạch Đồng Nai
Tuy giá nhiều khu vực tại Đồng Nai đã tăng nóng nhưng vẫn còn những tọa độ vàng sở hữu mức giá hợp lý. Tiêu biểu là thành phố Long Khánh - một trong những đầu tàu kinh tế của địa phương này.
Theo đồ án quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/10.000 đến năm 2040 và tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Long Khánh được xác định là trung tâm công nghiệp, công nghiệp phụ trợ của tỉnh Đồng Nai và vùng kinh tế TP HCM.
Hệ thống giao thông tại Long Khánh đang được đẩy mạnh phát triển. Từ Long Khánh đi TP HCM được rút ngắn khoảng cách khi có tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây. Trong tương lai gần, Long Khánh còn có thêm nhiều thuận lợi mới khi tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, cao tốc Dầu Giây - Liên Khương - Đà Lạt hoàn thành. Đặc biệt, Long Khánh cũng như nhiều địa phương khác đang mong chờ những tác động tích cực của dự án Cảng hàng không sân bay quốc tế Long Thành nhằm tăng tốc thu hút đầu tư phát triển.
Theo kế hoạch đến năm 2030, Long Khánh được quy hoạch thành cực tăng trưởng quan trọng của phía Đông TP HCM với tầm nhìn là trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ và logistics, là trọng điểm khu đô thị hành chính mới của tỉnh Đồng Nai và trở thành đô thị loại 2.
Thành phố Long Khánh cũng được xác định là đầu mối giao thông của vùng, cửa ngõ giao thương liên kết các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, đồng thời là đô thị có vai trò quan trọng trong chiến lược quốc phòng an ninh của tỉnh Đồng Nai và vùng Đông Nam Bộ.
Phường Bảo Vinh - trung tâm thành phố Long Khánh là khu vực được nhiều nhà đầu tư đánh giá cao bởi quy hoạch bài bản, thu nhập và đời sống người dân phát triển nhanh. Đây là một trong những điểm nhấn phát triển của toàn tỉnh với hàng loạt các dự án có quy mô lớn. Khu công nghiệp Suối Tre - trọng điểm thu hút vốn đầu tư FDI vào Đồng Nai cũng tọa lạc tại phường Bảo Vinh, thành phố Long Khánh.
Hiện tại, khu công nghiệp Suối Tre hoạt động trong các ngành nghề chính là công nghiệp gốm sứ, chế biến gỗ, vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí, gia công may mặc... thu hút ngày càng nhiều chuyên gia, lao động tay nghề cao về đây làm việc và sinh sống. Sự phát triển của khu công nghiệp này mở ra nhu cầu lớn về nơi ở chất lượng cao cùng với không gian giao thương, mua sắm tại địa phương, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cho tiềm năng bất động sản khu vực này.
Như thế, thành phố Long Khánh và các tọa độ vàng như phường Bảo Vinh đang có đầy đủ lợi thế để trở thành nơi đón cơn sốt tiếp theo tại Đồng Nai. Bao gồm: vị trí chiến lược, nhiều khu công nghiệp, hạ tầng tốt, giá còn thấp giúp biên độ lợi nhuận cao...