meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Giá bán tăng, nhiều doanh nghiệp mía đường vẫn lên kế hoạch giảm lãi sâu

Thứ năm, 05/10/2023-22:10
Lần lượt đưa ra mục tiêu kinh doanh cho niên độ mới ở mức khá an toàn, Ban lãnh đạo của các doanh nghiệp mía đường cho rằng, điều này dựa trên một số nhận định vô cùng thận trọng.

Theo Nhịp Sống Thị Trường, các doanh nghiệp mía đường đã trải qua niên độ 2022-2023 đầy “ngọt ngào”. Cho đến nay, nhiều cái tên đã bắt đầu hé lộ kế hoạch sản xuất kinh doanh cho niên độ mới. Bất chấp giá mía đường thế giới đang đạt đỉnh sau nhiều năm, các doanh nghiệp vẫn lên kế hoạch vô cùng thận trọng trong niên độ 2023-2024. 

Kế hoạch lợi nhuận giảm sâu đến 70%

CTCP Mía Đường Sơn La (mã chứng khoán: SLS) là một trong những doanh nghiệp mía đường tiêu biểu của Việt Nam. Trước đó, Mía Đường Sơn La đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023, thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh của niên độ 2023-2024. Theo đó, tổng doanh thu thuần niên độ mới xấp xỉ ở mức 1.046 tỷ đồng, so với thực hiện ở niên độ trước đã giảm hơn 39%. Điều đáng nói, dù mới báo lãi cao nhất trong lịch sử hoạt động với niên độ 2022-2023, Mía Đường Sơn La vẫn đặt mục tiêu lãi sau thuế trong niên độ mới ở mức 137 tỷ đồng, so với thực hiện của cùng kỳ đã giảm gần 74%. 


Các doanh nghiệp mía đường đã trải qua niên độ 2022-2023 đầy “ngọt ngào” nhưng bất chấp giá mía đường thế giới đang đạt đỉnh sau nhiều năm, nhiều cái tên vẫn lên kế hoạch vô cùng thận trọng trong niên độ 2023-2024
Các doanh nghiệp mía đường đã trải qua niên độ 2022-2023 đầy “ngọt ngào” nhưng bất chấp giá mía đường thế giới đang đạt đỉnh sau nhiều năm, nhiều cái tên vẫn lên kế hoạch vô cùng thận trọng trong niên độ 2023-2024

Ngoài ra, dự án phân phối lợi nhuận niên độ 2022-2023 của Mía Đường Sơn La đã được nâng lên từ 100% lên mức 150%. Mới hồi tháng 10 năm ngoái, doanh nghiệp này đã thực hiện việc chi trả cổ tức cho các cổ đông với tỷ lệ 100% bằng tiền mặt cho niên độ 2021-2022, tức là mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu SLS sẽ được nhận về 10.000 đồng. 

Đồng cảnh ngộ, CTCP Mía đường Cao Bằng (mã chứng khoán: CBS) cũng lên mục tiêu vô cùng thận trọng cho niên độ mới. Công ty đến nay cũng đã công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 sẽ diễn ra vào giữa tháng 10 tới đây. Theo đó, Mía Đường Cao Bằng đặt kế hoạch tổng doanh thu sản xuất đường trong niên độ 2023-2024 là hơn 252 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ; mục tiêu lợi nhuận sau thuế là 18 tỷ đồng, giảm 49% so với thực hiện của niên độ trước. 

Trong khi đó, CTCP Đường Kon Tum (mã chứng khoán: KTS) cũng lên kế hoạch doanh thu thuần trong niên độ mới là gần 518 tỷ đồng và gần 28 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt giảm 5% và 27% so với thực hiện cùng kỳ năm trước.

Đưa ra một số nhận định thận trọng về thị trường

Lần lượt đưa ra mục tiêu kinh doanh cho niên độ mới ở mức khá an toàn, Ban lãnh đạo của các doanh nghiệp mía đường cho rằng, điều này dựa trên một số nhận định vô cùng thận trọng.


Theo dự báo của Mía Đường Sơn La, giá cả nguyên vật liệu trước những khó khăn của thị trường và tác động của biến đổi khí hậu sẽ khiến sản lượng mía sụt giảm và ngành mía đường trong năm nay tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Ảnh minh họa
Theo dự báo của Mía Đường Sơn La, giá cả nguyên vật liệu trước những khó khăn của thị trường và tác động của biến đổi khí hậu sẽ khiến sản lượng mía sụt giảm và ngành mía đường trong năm nay tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Ảnh minh họa

Đầu tiên, theo dự báo của Mía Đường Sơn La, giá cả nguyên vật liệu trước những khó khăn của thị trường và tác động của biến đổi khí hậu sẽ khiến sản lượng mía sụt giảm. Doanh nghiệp này cho biết, ngành mía đường trong năm nay tiếp tục gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc biến đổi khí hậu và hiện tượng ElNino diễn ra khá nghiêm trọng. Điều này khiến cho tình trạng khô hạn, nắng nóng của tỉnh Sơn La nói riêng và các tỉnh Tây Bắc nói chung càng thêm gay gắt; gây ảnh hưởng nặng nề tới vùng nguyên liệu mía. Nhiều diện tích trồng mía bị chết hoặc ảnh hưởng khô hạn nên năng suất, sản lượng giảm sâu.

Ngoài ra, giá cả vật tư nông nghiệp hiện nay vẫn đang ở mức cao, kéo thu nhập người trồng mía giảm xuống. Chưa kể, vùng nguyên liệu của công ty cũng ngày càng bị cạnh tranh khốc liệt với nhiều loại cây trồng khác. 

Trong khi đó, theo Mía Đường Cao Bằng, ngoài những điều kiện thuận lợi, trong năm nay vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố rủi ro cho ngành mía. Điển hình như việc Chính phủ mở thêm hạn ngạch nhập khẩu đường, cơ chế kiểm soát đường lậu không chặt chẽ sẽ khiến cho đường lậu có cơ hội tiến vào và chiếm lĩnh thị trường trong nước. Vùng nguyên liệu của công ty cũng bị tư thương tranh nhau mua, dẫn đến nguồn nguyên liệu thiếu hụt, quy mô dây chuyền bị thu hẹp, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh. 

Theo nhận định của Ban lãnh đạo Mía Đường Kon Tum, nền kinh tế thế giới trong năm nay và cả năm tới vẫn còn nhiều bất ổn. Đặc biệt, hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại trong mặt hàng đường (gồm hàng sản xuất xuất khẩu, hàng tạm nhập tái xuất…) ở trong nước vẫn chưa được kiểm soát một cách triệt để. Biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng của nhiều vùng trồng mía nguyên liệu. Giá cả vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cùng các loại hóa chất công nghiệp tăng cao, khiến lợi nhuận giảm sâu. 

Những động lực trong dài hạn

Các doanh nghiệp mía đường đặt mục tiêu kinh doanh đầy thận trọng cho niên độ mới, tuy nhiên ngành này vẫn được đánh giá đầy triển vọng trong dài hạn nhờ giá bán liên tục đạt đỉnh trong khoảng thời gian gần đây.


Giá đường thế giới kể từ cuối năm ngoái liên tục tăng cao trong bối cảnh diễn biến thời tiết ở các thị trường lớn như Ấn Độ, Brazil và Trung Quốc không thuận lợi, khiến nguồn cung bị giảm sút nghiêm trọng
Giá đường thế giới kể từ cuối năm ngoái liên tục tăng cao trong bối cảnh diễn biến thời tiết ở các thị trường lớn như Ấn Độ, Brazil và Trung Quốc không thuận lợi, khiến nguồn cung bị giảm sút nghiêm trọng

Giá đường thế giới kể từ cuối năm ngoái liên tục tăng cao trong bối cảnh diễn biến thời tiết ở các thị trường lớn như Ấn Độ, Brazil và Trung Quốc không thuận lợi, khiến nguồn cung bị giảm sút nghiêm trọng. Thời điểm hiện tại, giá đường thế giới đang ở quanh ngưỡng 26,5 cents/pound - mức đỉnh trong vòng 12 năm trở lại đây. 

Để có thể đảm bảo nguồn cung nội địa, Ấn Độ chỉ cho phép xuất khẩu 6 triệu tấn đường trong niên vụ 2022-2023, so với mức kỷ lục gần 12 triệu tấn của niên độ trước đã giảm một nửa. Chưa kể, chính phủ nước này cũng sẽ chính thức cấm các nhà máy xuất khẩu đường trong niên vụ tới, bắt đầu kể từ tháng 10 này. Được biết, động thái tạm dừng xuất khẩu đường của Ấn Độ lần đầu tiên diễn ra trong 7 năm qua, trong bối cảnh thời tiết hạn hán khiến năng suất mía giảm sâu. 

Theo dự đoán của nhiều tổ chức mía đường trên thế giới, nguồn cung đường trong niên độ 2023-2024 tiếp tục bị thắt chặt. Nguyên nhân bởi, thời tiết khô hạn ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng mía, giá dầu thô neo đậu ở mức cao sẽ khiến một phần sản lượng mía đường phải chuyển thành nguyên liệu sản xuất Ethanol.

Liên quan đến vấn đề này, Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) cho biết, sản lượng đường trong nước niên độ 2022-2023 dự kiến đạt 87.000 tấn, so với niên độ trước đã tăng 16,6%. Ngoài ra, giá đường trong nước cũng được dự báo nhiều khả năng sẽ duy trì ở mức cao, tỷ lệ thuận với giá đường thế giới trong năm nay, chủ yếu là do giá đường nhập khẩu đang chiếm đến ⅔ nguồn cung đường tại Việt Nam.

SSI Research trong một báo cáo gần đây cũng kỳ vọng rằng, Bộ Công Thương trong năm 2023 sẽ nâng lượng đường nhập khẩu tối đa theo hạn ngạch thuế quan nhằm bổ sung nguồn cung đường trong nước, mang đến lợi ích cho những nhà máy đường tinh luyện trong nước nhập khẩu đường thô. Cũng theo kỳ vọng của SSI, giá đường trong nước tăng sẽ khuyến khích nông dân quay trở lại trồng mía.


Giá đường trong nước cũng được dự báo nhiều khả năng sẽ duy trì ở mức cao, tỷ lệ thuận với giá đường thế giới trong năm nay, chủ yếu là do giá đường nhập khẩu đang chiếm đến ⅔ nguồn cung đường tại Việt Nam. Ảnh minh họa
Giá đường trong nước cũng được dự báo nhiều khả năng sẽ duy trì ở mức cao, tỷ lệ thuận với giá đường thế giới trong năm nay, chủ yếu là do giá đường nhập khẩu đang chiếm đến ⅔ nguồn cung đường tại Việt Nam. Ảnh minh họa

Một trong những yếu tố quan trọng góp phần cải thiện sản lượng đường trong nước và giá đường trong dài hạn là những chính sách chống trợ cấp, chống bán phá giá của Chính phủ được áp dụng với đường Thái Lan, mục đích là để bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước. 

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đang lấy ý kiến đối với thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường. Đồng thời, dự thảo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi cũng sẽ được trình Quốc hội trong tháng 5/2024. Thế nhưng theo SSI Research, thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ ít có tác động hơn đến tiêu thụ đường trong nước. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của ngành mía đường trong thời gian tới vẫn sẽ diễn biến khả quan.
 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

2 ngày trước

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

2 ngày trước

Chung cư hạng sang, siêu sang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn cung

2 ngày trước

Thống đốc NHNN: Chưa tăng giải ngân cho vay nhà ở xã hội trong ngắn hạn

3 ngày trước

Đất nền Thanh Oai trước thềm đấu giá: Người bán người mua đều dè dặt, giao dịch nhỏ giọt

3 ngày trước