Giá bán đường thế giới tăng cao giúp cổ phiếu ngành mía đường “bùng nổ”
BÀI LIÊN QUAN
Cổ phiếu của một công ty mía đường âm thầm đạt đỉnh cao mới khi giá đường thế giới vượt mốc sau 11 nămLợi nhuận doanh nghiệp mía đường phân hóa sau khi áp thuế CBPG đường Thái LanMía đường Sơn La sớm "về đích" lợi nhuận sau quý đầu niên độ 2022-23 lãi lớn, sắp chi trăm tỷ trả cổ tức 100% bằng tiềnTheo Nhịp sống thị trường, có thể nói, thị trường chứng khoán đang trong giai đoạn tăng trưởng khả quan khi không ít nhóm cổ phiếu đã ghi nhận mức tăng mạnh lên đỉnh nhiều tháng. Một trong số đó phải kể đến nhóm cổ phiếu mía đường, vốn có nền tảng tốt cũng như đang được hưởng lợi từ những thông tin tích cực. Đáng chú ý, đóng cửa phiên giao dịch ngày 12/7 vừa qua, SBT, LSS cùng tăng hết biên độ, KTS tăng hơn 7%,... Đặc biệt, cổ phiếu STS của CTCP Mía đường Sơn La với mức tăng 1,8%, qua đó chạm ngưỡng 181.300 đồng/cổ phiếu, thiết lập đỉnh lịch sử kể từ khi niêm yết đến nay.
Bên cạnh đó, mức giá hơn 181.000 đồng/cổ phiếu còn giúp SLS đứng top 7 cổ phiếu đắt nhất trên sàn chứng khoán ở thời điểm hiện tại. Việc cổ phiếu vượt đỉnh cũng giúp vốn hóa thị trường của Mía đường Sơn La chạm mốc 1.775 tỷ đồng.
Giá bán thế giới neo cao, nguồn cung thắt chặt
Trên thực tế, mía đường là một ngành mang tính chu kỳ mạnh và kết quả kinh doanh của ngành này lên xuống theo giá đường trên thị trường.
Hiện nay, giá đường thế giới mặc dù đã xuất hiện nhịp điều chỉnh từ đỉnh 11 năm, nhưng vẫn neo ở mức cao nhất 7 năm. Theo số liệu cập nhật ngày 12/7, giá đường thô giao dịch quanh mức 23,38 UScent/Ib, tương ứng tăng gần 20% kể từ đầu năm. Giá bán đường thế giới duy trì ở mức cao là một trong những thông tin tích cực góp phần giúp cổ phiếu ngành mía đường “bùng nổ”.
Bên cạnh đó, giá đường trong nước cũng đang rục rịch tăng theo giá đường thế giới. Trong tháng 5/2023, giá đường trong nước đã ghi nhận tăng lên mức 20.000 đồng/kg, tương đương tăng 10% so với thời điểm đầu năm và 12% so với cùng kỳ sau khoảng thời gian giữ giá suốt quý 1/2023.
Trong báo cáo cập nhật mới đây, Chứng khoán SSI đã đưa ra dự báo rằng giá đường trong nước nhiều khả năng sẽ duy trì ở mức cao và diễn biến cùng pha với giá đường thế giới trong năm 2023 do đường nhập khẩu chiếm 2/3 nguồn cung đường của Việt Nam.
Thêm vào đó, SSI Research cũng kỳ vọng Bộ Công Thương sẽ nâng lượng đường nhập khẩu tối đa theo hạn ngạch thuế quan năm 2023 để bổ sung cho nguồn cung đường trong nước, đem lại lợi ích cho các nhà máy đường tinh luyện trong nước nhập khẩu đường thô. Ngoài ra, nhóm phân tích cũng dự báo việc giá đường trong nước tăng sẽ khuyến khích nông dân quay trở lại với trồng mía. Những chính sách chống trợ cấp chống bán phá giá áp dụng đối với đường Thái Lan để bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất trong nước là một yếu tố góp phần cải thiện sản lượng đường trong nước trong dài hạn và giá đường.
Đồng quan điểm, SSI Research cũng kỳ vọng giá đường có thể tiếp tục xu hướng tăng và duy trì ở mức cao bởi nguồn cung đường toàn cầu đã bị thắt chặt. Việc giá dầu tăng mạnh kể từ sau đại dịch Covid-19 và xung đột chính trị giữa Nga - Ukraine đã khiến nhiều nhà sản xuất mía đường dịch chuyển sang pha trộn nhiên liệu sinh học với tỷ suất sinh lời cao hơn. Điều này đã phần nào làm giảm nguồn cung đường trên toàn cầu. USDA dự báo, sản lượng đường dự trữ có thể giảm 13% trong niên vụ 2022/2023, chủ yếu do sản lượng của Trung Quốc và Ấn Độ đều sụt giảm bởi tình hình thời tiết không thuận lợi.
Mặt khác, giá thu mua mía có thể sẽ ổn định hơn so với năm 2022 nhằm khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng mía để đảm bảo nguồn cung nội địa. Theo đó, các công ty sử dụng nguồn nguyên liệu mía trong nước như SLS sẽ được hưởng lợi nhiều từ xu hướng giá đường tăng.
Chi trả cổ tức hấp dẫn lên đến 100%
Ở khía cạnh khác, điều hấp dẫn cổ đông của SLS còn đến từ kết quả kinh doanh khởi sắc của doanh nghiệp. Thậm chí Mía đường Sơn La còn được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp do hoạt động trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Do đó, khoản lợi nhuận trước thuế bằng nguyên phần lãi ròng thu về.
Cụ thể, lũy kế 9 tháng đầu NĐTC 2022-2023, doanh thu thuần của Mía đường Sơn La ghi nhận con số 1.126 tỷ đồng cùng với lãi ròng đạt hơn 298 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 73% và 138% so với cùng kỳ. Bình quân mỗi ngày, doanh nghiệp này thu về hơn 4 tỷ đồng doanh thu.
Bên cạnh đó, Mía đường Sơn La cũng được biết đến là một doanh nghiệp có truyền thống chi trả cổ tức cao đều đặn. Kể từ khi chính thức lên sàn vào năm 2012, chưa năm nào SLS “quên” chia cổ tức bằng tiền cho cổ đông. Thậm chí, trong những năm gần đây, tỷ lệ chi trả thường lên đến hơn 50%. Gần đây nhất, Mía đường Sơn La đã chi gần trăm tỷ đồng để trả cổ tức năm 2021 - 2022 bằng tiền với tỷ lệ lên đến 100% cho cổ đông.
Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) đã đưa ra dự báo tích cực cho ngành mía đường cả nước trong niên vụ 2022-2023, khi cả diện tích sản xuất, sản lượng mía đưa vào ép cũng như sản lượng đường được sản xuất đều tăng so với niên vụ trước đó.
Bên cạnh đó, giá thu mua mía nhiều khả năng sẽ ổn định hơn nhằm khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng mía, đảm bảo nguồn cung trong nước.
Đồng thời, nhờ áp dụng các biện pháp chống lẩn tránh phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía nhập khẩu từ các quốc gia trong khu vực ASEAN đã giúp lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam giảm rõ rệt.
Chứng khoán VNDirect kỳ vọng những biện pháp phòng vệ thương mại này sẽ ảnh hưởng rõ rệt hơn so với năm trước, dẫn đến lượng đường nhập khẩu giảm, trong khi tồn kho đường nhập khẩu giá rẻ năm 2022 đang giảm dần. VND cho rằng, giá đường nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2023 sẽ tiếp tục tăng. Tuy nhiên, đường nhập khẩu chiếm khoảng 70% tổng nguồn cung và đường nhập lậu vẫn sẽ gây ra áp lực cạnh tranh đối với giá đường trong nước.