Gạch men sứ là gì, ưu nhược điểm của gạch men sứ
BÀI LIÊN QUAN
Cách chọn gạch men ốp tường bếp không thể bỏ quaNhững lưu ý quan trọng về cách chọn gạch men ốp cổngTìm hiểu thông tin chi tiết về gạch men matt là gìTỔNG HỢP NHÓM GẠCH MEN | |
Gạch men sứ là gì?
Gạch men sứ còn được biết đến với tên gọi là gạch Semi Porcelain. Đây là dòng gạch ốp lát nổi bật với độ hút nước dưới 3%. Thông thường, loại gạch xương men sứ này sẽ được xếp vào dòng gạch Ceramic, tuy nhiên xét về chất lượng và tính thẩm mỹ thì gạch men sứ lại nằm giữa hai loại xương gạch Granite và Ceramic.
Thành phần cấu tạo của gạch men sứ sẽ bao gồm 50% là tràng thạch và 50% cao lanh cùng một số loại phụ gia khác. Gạch men sứ được sản xuất thông qua quy trình khép kín với nhiều công đoạn.
Gạch sẽ được nung ở nhiệt độ khoảng 1000 - 1200 độ C, sau đó mài cạnh và tạo ra thành phẩm gạch cuối cùng.
Ưu nhược điểm gạch men sứ
Dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhiều hơn về ưu nhược điểm của gạch men sứ là gì thông qua những nội dung dưới đây!
Ưu điểm
Vì gạch xương men sứ có cấu tạo và chất lượng giống cả hai dòng gạch là Ceramic và Granite nên loại gạch men sứ này sẽ sở hữu nhiều ưu điểm như:
- Họa tiết hoa văn trên bề mặt gạch khá phong phú với nhiều màu sắc nhã nhặn, đa dạng cùng lớp bề mặt sáng bóng.
- Độ hút nước của gạch men sứ sẽ dao động trong khoảng từ 0.5 đến 3%. Đây là tỉ lệ được đánh giá là cực thấp, giúp cho gạch men sứ có khả năng chống lại những tác động từ môi trường, không thấm nước, không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết nồm ẩm,...
- Độ bền uốn của gạch men sứ là 350kg/cm2, điều này giúp gạch có thể sử dụng được ở nhiều không gian khác nhau từ nội thất đến ngoại thất.
- Bề mặt có khả năng chống mài mòn cực tốt bởi với lớp men phủ cùng công nghệ hiện đại số 1 thị trường hiện nay. Lớp men này giúp cho gạch men sứ không bị bong tróc hay trầy xước bề mặt trong thời gian dài sử dụng.
- Giá thành sản phẩm gạch xương men sứ phải chăng, phù hợp với tài chính của nhiều gia đình Việt.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm, dòng gạch men sứ cũng có nhiều nhược điểm đáng để các gia đình cân nhắc trước khi chọn lựa:
- Độ thấm hút nước của gạch xương men sứ vẫn đang cao hơn gạch granite vì thành phần cốt xương gạch và nhiệt độ nung thấp hơn nên dẫn đến khả năng kết khối kém hơn. Điều này tạo nên độ thấm hút nước cao hơn, khi sử dụng lâu dài sẽ khó giữ được vẻ đẹp ban đầu
- Cường độ chịu lực của gạch ở khoảng trung bình, dễ bị sứt mẻ khi va đập.
- Gạch men sứ chỉ phù hợp cho ốp tường nội thất hoặc lát sàn nơi ít chịu mài mòn, ít chịu lực.
Có nên sử dụng gạch bán sứ không?
Sau khi biết được gạch men sứ là gì cũng như điểm qua về những ưu nhược điểm của loại gạch này, các gia chủ có thể đã hiểu được nhiều hơn về gạch bán sứ.
Tuy nhiên, việc quyết định lựa chọn loại gạch này hay không thì chúng ta cần đánh giá dựa trên 2 tiêu chí: Chất lượng và tính thẩm mỹ.
Các thông số kỹ thuật của gạch men sứ
Các công trình nhà ở thường được sử dụng trong một khoảng thời gian dài từ 40 đến 50 năm. Như vậy, các loại gạch ốp lát cần có tuổi thọ tương đương.
Các thông số kỹ thuật có lẽ là những chỉ số quan trọng giúp đánh giá độ bền và tuổi thọ của dòng gạch men này, dưới đây là một vài thông số quan trọng của gạch men sứ.
Độ hút nước
Độ hút nước của gạch được tính dựa vào các lỗ hổng trên mao mạch gạch . Độ đặc của gạch là do quá trình sản xuất với các công đoạn trộn, ép, sấy, nung… và cả những vấn đề liên quan đến chất liệu. Với các loại gạch có liên kết mao mạch càng chặt thì khả năng hút nước của gạch càng thấp.
Gạch men sứ có độ hút nước thấp, chỉ từ 0,5% đến 3%, điều này sẽ giúp tăng cường khả năng chống lại các tác động xấu từ ngoại cảnh như: độ ẩm, hóa chất, biến đổi nhiệt… Từ đó giúp cho gạch luôn được bền đẹp trong suốt quá trình sử dụng.
Độ cứng
Độ bền uốn và khả năng chịu lực sẽ thể hiện rõ độ cứng của từng loại gạch. Các dòng gạch men sứ đạt tiêu chuẩn theo phân nhóm Bla với độ bền uốn ít nhất là 350kg/cm2.
Điều này giúp gạch chịu được những sức ép cực đại, có thể ứng dụng cho mọi không gian khác nhau, bao gồm cả khu vực có mật độ đi lại cao.
Khả năng chống mài mòn
Để giúp gạch không bị mài mòn giống với các loại sản phẩm khác, gạch men sứ được phủ một lớp men trên bề mặt dựa theo công nghệ hiện đại nhất.
Lớp men này giúp các phân tử liên kết chặt chẽ với nhau, đảm bảo không bị tách rời khi có các tác động lực. Nhờ đó mà dù chịu rất nhiều tác động của ngoại lực nhưng sau quá trình sử dụng lâu dài, bề mặt gạch men sứ vẫn không hề bị mài mòn hay phai màu, bong tróc.
Tính thẩm mỹ
Được phủ lớp men trên bề mặt nên mẫu mã gạch men sứ rất đa dạng. Bên cạnh đó là công nghệ in hiện đại với các hiệu ứng chìm, hiệu ứng hạt đường giúp tạo nên các vẻ đẹp tinh xảo nhất cho từng viên gạch.
Ứng dụng gạch xương bán sứ
Với điểm mạnh về độ bền và khả năng chống bẩn tốt hơn hẳn so với những loại gạch thông thường, các gia chủ có thể dùng gạch xương men sứ ở cả nội thất và ngoại thất, dùng để ốp lát tường, sàn phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp cũng như trang trí bàn ăn, ốp mặt tiền nhà ở,…
Tại sao nên ưu tiên lựa chọn gạch men sứ
Trong cấu trúc xương gạch luôn tồn tại khoảng trống giữa các hạt phân tử. Độ hút nước của gạch đo lường lượng nước mà gạch có thể hút vào trong các mao quản này ở điều kiện thí nghiệm nhất định.
Do đó, nếu như độ hút nước càng thấp sẽ tương ứng độ đặc của viên gạch càng cao. Độ hút nước thấp giúp cho gạch men sứ có khả năng chống lại các tác nhân thời tiết như sương giá, ẩm thấp – nơi có sự thay đổi nhiệt và tồn tại hóa chất tẩy rửa, …
“Độ cứng” của gạch men sứ cũng được thể hiện bằng độ bền uốn, là khả năng chịu sức ép/nặng của vật thể khác đặt trên bề mặt gạch. Theo phân nhóm BIa (BS EN 14411) gạch men sứ phải đạt độ bền uốn tối thiểu 350 kg/cm2.
Điều này đảm bảo gạch men sứ chịu được lực ép khi có sự dịch chuyển trên bề mặt, gạch men sứ rất thích hợp sử dụng nơi có mật độ đi lại lớn như nhà hàng, khách sạn, sân bay và khu vực công cộng.
Ngày nay, để tăng độ chống mài mòn và tính thẩm mỹ, gạch xương sứ được phủ men với tên tiếng Anh là Glazed porcelain tiles. Loại gạch này được ứng dụng công nghệ trang trí bề mặt mới như hiệu ứng chìm (sinking), hạt đường (Sugar effect),…
Gạch men sứ đa dạng về kiểu hoa văn và sắc thái, đáp ứng nhu cầu luôn biến đổi của khách hàng.
Sự khác biệt độc đáo giữa gạch men sứ và gạch sứ
Mặc dù rất nhiều ý kiến được nêu lên cho rằng gạch men và sứ trông rất giống nhau, thế nhưng, có rất nhiều sự khác biệt đáng chú ý giữa hai loại. Điều thứ nhất chính là gạch men sứ được biết đến là đặc và ít xốp hơn so với gạch men thông thường.
Điều này có nghĩa là, về cơ bản, gạch men sứ sẽ tốt hơn cho cả sử dụng trong nhà và ngoài trời, cũng như về độ cứng. Bên cạnh đó, gạch men sứ cũng có vẻ dày đặc hơn, điều này đến từ lý do công nghệ sản xuất.
Mặc dù gạch men được rất nhiều chuyên gia xây dựng khuyến khích sử dụng cho sàn và tường bên trong, gạch men sứ vẫn được ưa chuộng hơn, đặc biệt là những nơi phải chịu đựng mật độ đi lại lớn bao gồm hành lang, sàn nhà bếp và các ứng dụng thương mại. Bởi vì gạch sứ có khả năng chống sứt mẻ và trầy xước cao.
Chống bám bẩn
Một lợi ích nổi bật của việc sử dụng gạch men sứ là nó có khả năng chống bám bẩn cao. Điều này có nghĩa là gạch men sứ có khả năng đẩy lùi sự xâm nhập của các chất lỏng có chứa các tác nhân nhuộm màu, phai màu.
Khi đó, màu nhuộm sẽ không có cơ hội xâm nhập xuyên qua bề mặt gạch, gây ảnh hưởng đến chất lượng màu sắc của gạch. Bên cạnh đó, bề mặt gạch men sứ cũng dễ dàng cho việc lau chùi, làm vệ sinh hơn.
Khả năng hấp thụ
Tiêu chuẩn quốc tế cho gạch men sứ tuyên bố rằng để đủ tiêu chuẩn là gạch men sứ, gạch phải có tỷ lệ hấp thụ nước dưới 0.5%. Tỷ lệ hấp thụ nước của gạch men sứ làm cho nó phù hợp cho ứng dụng nội ngoại thất ở mọi vùng khí hậu.
Tỷ lệ hấp thụ nước của gạch men thường lớn hơn 3%, điều đó có nghĩa là nó không phù hợp cho các không gian ngoài trời.
Độ bền của gạch
Sự lựa chọn gạch men sứ được cho là khó khăn nhất với các sản phẩm hiện có trên thị trường. Sử dụng các thử nghiệm áp dụng theo tiêu chuẩn ASTM, gạch men thông thường có độ bền đứt gãy vào khoảng 250N/mm².
Trong khi đó, gạch men sứ có độ bền đứt gãy là ≥ 1.300N/mm². Ngoài độ bền, gạch men sứ cũng có khả năng chống mài mòn cao. Xét về cơ bản, khi chọn gạch men sứ, điều quan trọng là phải tìm kiếm loại có thông số chống mài mòn ít nhất 3 PEI để đảm bảo rằng gạch có thể chịu được mật độ đi lại cao, cũng như sử dụng thiết bị nặng.
Trọng lượng gạch lát sàn
Cũng giống như các loại sàn gạch cứng khác, gạch men sứ có xu hướng nặng hơn một chút. Điều này làm cho quá trình hoàn thiện, thi công cũng sẽ gặp đôi chút trở ngại.
Lời kết
Gạch men sứ sở hữu nhiều ưu điểm về chất lượng và họa tiết đa dạng, đẹp mắt. Nhờ đó mà dòng gạch này trở nên thịnh hành trên thị trường xây dựng hiện nay. Hy vọng bài viết trên của chúng tôi đã giúp bạn hiểu gạch men sứ là gì cũng như những ưu nhược điểm nổi bật của dòng gạch này.