meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Fintech Blockchain là gì? Ứng dụng của công nghệ của Blockchain

Thứ tư, 05/10/2022-09:10
Công nghệ chuỗi khối Blockchain là một sản phẩm tiêu biểu của hệ sinh thái Fintech và là một xu hướng mới được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Vậy chính xác Fintech Blockchain là gì, có thể làm những gì?

Fintech Blockchain là gì?

Khái niệm Fintech Blockchain là gì còn khá xa lạ với phần đông mọi người. Mỗi khi nói đến Fintech thì không thể không nhắc đến Blockchain, tuy nhiên Blockchain chỉ là một phần của Fintech.

Blockchain là công nghệ chuỗi – khối, chúng cho phép truyền tải các thông tin, dữ liệu một cách nhanh chóng, hiệu quả, an toàn dựa trên một hệ thống được mã hóa vô cùng phức tạp. 

Mỗi khối (block) đều sẽ có chứa những thông tin chính xác về thời gian khởi tạo và sẽ được liên kết với những khối tạo ra trước đó, kèm theo đó sẽ là một mã về mốc thời gian và dữ liệu thực hiện giao dịch. Dữ liệu sau khi đã được mạng lưới duyệt chấp nhận thì sẽ không thể có bất cứ cách nào thay đổi được. Blockchain được nghiên cứu, thiết kế ra để ngăn chặn việc gian lận, sửa chữa, thay đổi của dữ liệu.

Công nghệ Blockchain có thể xem như là một cuốn sổ cái điện tử được thiết kế để phân phối ở trên nhiều thiết bị máy tính khác nhau, có khả năng lưu trữ được tất cả các thông tin giao dịch và đảm bảo rằng các thông tin đó chính xác, không thể bị thay đổi, sửa chữa dù dưới bất cứ hình thức nào. 

Mọi thông tin, dữ liệu được ghi nhớ, lưu trữ ở trên cuốn sổ cái này sẽ được ghi nhớ, xác nhận bởi hàng loạt các thiết bị máy tính được kết nối ở trong một mạng lưới chung. Sẽ không một thiết bị máy móc nào có khả năng thay đổi dữ liệu thông tin, viết đè lên hay xóa đi dữ liệu ở trong cuốn sổ cái đó.


Blockchain là công nghệ chuỗi khối có khả năng truyền tải thông tin dữ liệu
Blockchain là công nghệ chuỗi khối có khả năng truyền tải thông tin dữ liệu

Hệ thống Blockchain được phân chia như thế nào

Ở thời điểm hiện tại, hệ thống Blockchain được chia thành 3 loại chính như sau:

  • Public (công khai): Bất cứ ai cũng có quyền xem, đọc và thực hiện ghi, tạo ra dữ liệu trên hệ thống Blockchain. Quá trình xác thực việc giao dịch trên hệ thống Blockchain mở này đòi hỏi phải có rất nhiều nút mạng sẽ cùng tham gia. Chính vì thế, nếu muốn tấn công vào trong hệ thống Blockchain này cần phải có chi phí là rất lớn và thực sự hoàn toàn không khả thi. Ví dụ tiêu biểu: tiền điện tử Bitcoin, Ethereum,…
  • Private (riêng tư): Người dùng hệ thống Blockchain này chỉ được cấp quyền đọc, xem dữ liệu, không có quyền được ghi dữ liệu mới vì điều này thuộc về bên tổ chức thứ ba tuyệt đối tin cậy. Vì đây là một hệ thống Private Blockchain riêng tư, cho nên thời gian thực hiện việc xác nhận giao dịch là khá nhanh chóng vì thế chỉ cần một số lượng nhỏ thiết bị máy móc tham gia vào việc xác thực giao dịch. Ví dụ tiêu biểu: Ripple là một dạng hệ thống Private Blockchain, hệ thống này chỉ cho phép 20% các nút là gian dối và cũng chỉ cần tỷ lệ 80% còn lại giao dịch, hoạt động ổn định là được.
  • Permissioned (hay còn được gọi là Consortium): một dạng của hệ thống Private Blockchain nhưng được thiết kế bổ sung thêm 1 số các tính năng khác, đây là sự kết hợp hài hòa giữa hệ thống Public và hệ thống Private. Ví dụ tiêu biểu: Các ngân hàng thương mại hay các tổ chức tài chính liên doanh sẽ sử dụng một hệ thống Blockchain cho riêng mình tách biệt với hệ thống của khách hàng.

Những tính năng và đặc điểm nổi trội của công nghệ chuỗi khối Blockchain

Công nghệ chuỗi khối Blockchain có một số tính năng chính như sau:

Tăng hiệu suất 

Đây là tính năng đầu tiên và cũng là tính năng quan trọng nhất của công nghệ Blockchain. Công nghệ này có khả năng làm tăng dung lượng của cả mạng lưới. Lý do là bởi có rất nhiều thiết bị máy tính cùng hoạt động làm việc từ đó sẽ cung cấp một sức mạnh lớn hơn rất nhiều cho cả hệ thống, giúp giải quyết nhiệm vụ công việc nhanh và hiệu quả hơn là tập trung quyền kiểm soát trong một máy tính.

Tính năng bảo mật cao hơn

Công nghệ chuỗi khối Blockchain có khả năng bảo mật dữ liệu tốt hơn bởi vì không có bất cứ lỗ hổng, khe hở nào tồn tại để có thể tận dụng đánh sập được hệ thống – thậm chí là ngay cả đối với những hệ thống tài chính lớn, có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro ở mức cao nhất.

Ví dụ điển hình như phần mềm tiền kỹ thuật số Bitcoin chưa từng bị hack lần nào, bởi vì hệ thống công nghệ chuỗi khối Blockchain của tiền ảo Bitcoin được thực hiện bảo mật bởi rất nhiều thiết bị máy tính khác nhau, và chúng được gọi là các nút mạng và các nút này sẽ đảm bảo việc xác nhận chính xác cho những giao dịch được thực hiện trong hệ thống.


Blockchain có tính ổn định rất cao
Blockchain có tính ổn định rất cao

Công nghệ Blockchain có tính ổn định rất cao

Xây dựng nên một nền tảng sổ cái (ledgers) hoạt động ổn định, minh bạch là mục tiêu quan trọng, cốt lõi của hệ thống Blockchain. Bất kỳ nền tảng tập trung dữ liệu nào cũng đều có thể bị xâm nhập, kiểm soát dễ dàng bởi những hacker và đòi hỏi phải sự tin tưởng tuyệt đối từ một bên thứ ba.

Tuy nhiên, với hệ thống công nghệ chuỗi khối Blockchain như tiền điện tử Bitcoin sẽ luôn giữ cho dữ liệu sổ cái ở trong trạng thái được chuyển tiếp một cách ổn định.

Chúng ta sẽ luôn cần phải đạt được sự đồng thuận cao nhất giữa những miners (người sử dụng Bitcoin), exchange (quá trình giao dịch) và nodes operator (các nút toán tử) trong tiền Bitcoin để có thể tiến hành thay đổi được các dữ liệu của hệ thống Blockchain.

Xử lý các giao dịch nhanh hơn

Hệ thống ngân hàng thương mại truyền thống có thể sẽ phải mất đến rất nhiều ngày để có thể xử lý được hết tất cả các dữ liệu được đưa lên hệ thống. Điều này lý giải vì sao các ngân hàng thường xuyên phải tiến hành cập nhật lại hệ thống của mình.

Tuy nhiên, với hệ thống Blockchain thì vấn đề này hoàn toàn có thể xử lý được một cách đơn giản bởi vì chúng xử lý các dữ liệu, thông tin với một tốc độ vô cùng nhanh chóng.

Ưu điểm tuyệt vời này đã giúp cho rất nhiều ngân hàng hay các tổ chức tài chính có thể tiết kiệm tối đa thời gian, công sức, tiền bạc và mang lại sự hài lòng, thoải mái, tiện lợi cho các khách hàng của mình.

Blockchain là nền tảng phi tập trung

Công nghệ phi tập trung cung cấp cho người dùng tính năng là lưu trữ dữ liệu, tài sản (như các hợp đồng, văn bản tài liệu,…) vào trong hệ thống quản lý riêng thông qua mạng Internet.

Chủ sở hữu của các tài sản này sẽ có quyền kiểm soát trực tiếp đối với toàn bộ hệ thống và có thể thực hiện chuyển giao tài sản của mình sang cho bất kỳ một người, một đơn vị tổ chức nào khác thông qua một chìa khóa riêng (chìa khóa ảo). 

Công nghệ Blockchain đã và đang dần chứng minh được khả năng, vai trò của mình trong quá trình phi tập trung hóa những trang website và cũng sở hữu sức mạnh đem lại những sự thay đổi vô cùng to lớn cho tất cả các nền công nghiệp trên thế giới.

Có tính khắc phục các vấn đề phát sinh

Thông qua công nghệ của hệ thống chuỗi khối Blockchain, con người sẽ có thể dễ dàng giải quyết triệt để được những vấn đề khó khăn, rắc rối liên quan đến việc gian lận. Điều này sẽ giúp việc thi cử, bầu cử trở nên minh bạch hơn.


Blockchain có thể giúp xử lý các giao dịch nhanh chóng hơn
Blockchain có thể giúp xử lý các giao dịch nhanh chóng hơn

Có thể giao dịch chuyển tiền hiệu quả hơn

Vì các chuỗi blockchain hoạt động liên tục 24/7 vậy nên mọi người có thể thực hiện những giao dịch chuyển tiền và tài sản một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn, đặc biệt là giao dịch trên phạm vi quốc tế.

Họ không cần phải mất thời gian chờ đợi nhiều ngày để các quỹ tài chính, ngân hàng hoặc các cơ quan chính phủ xác nhận mọi dữ liệu, thông tin theo cách thủ công.

Nhược điểm của công nghệ chuỗi Blockchain

Bên cạnh những ưu điểm, lợi ích thì những nhược điểm của Fintech Blockchain là gì:

  • Giới hạn số lượng giao dịch nhất định trong mỗi giây: Hệ thống công nghệ Blockchain bị lệ thuộc vào một mạng lưới lớn hơn để thực hiện phê duyệt các giao dịch thế nên có một giới hạn nhất định về mặt tốc độ di chuyển. Chẳng hạn, hệ thống tiền ảo Bitcoin chỉ có thể thực hiện xử lý 4,6 giao dịch trong mỗi giây.
  • Chi phí tiêu hao năng lượng cao: Việc tất cả các nút mạng trong hệ thống Blockchain đều hoạt động để xác minh các giao dịch sẽ tốn nhiều điện năng hơn đáng kể so với việc để cho một cơ sở dữ liệu hoặc bảng tính đơn lẻ làm nhiệm vụ đó. Điều này không chỉ khiến cho những giao dịch được thực hiện dựa trên công nghệ Blockchain sẽ trở nên tốn kém chi phí điện năng hơn và còn tạo ra những gánh nặng lớn hơn cho môi trường.
  • Rủi ro mất mát tài sản: Một số các loại tài sản kỹ thuật số sẽ được đảm bảo sử dụng bằng một loại khóa mật mã đặc biệt như cryptocurrency ở trong một chiếc ví blockchain. Tuy nhiên người dùng sẽ cần phải bảo vệ hết sức cẩn thận chiếc chìa khóa ảo này. Nếu chủ sở hữu tài sản kỹ thuật số này bị đánh mất mật mã khóa riêng tư cho phép họ quyền truy cập được vào tài sản của chính mình thì chắc chắn sẽ không có cách nào để khôi phục lại được mật mã và tài sản sẽ vĩnh viễn biến mất.

Blockchain bị giới hạn giao dịch trong mỗi giây
Blockchain bị giới hạn giao dịch trong mỗi giây

Hoạt động của công nghệ Blockchain như thế nào?

Đầu tiên, các thông tin giao dịch của người dùng sẽ được xác nhận lưu trữ ghi lại trên hệ thống tạo thành bản ghi (record).

Sau đó, bản ghi của anh em được xác thực là có giá trị bởi các máy tính có trong hệ thống (được gọi là nút hay node) theo thuật toán đồng thuận trên Blockchain.

Ví dụ: Bản ghi cho thấy người dùng muốn thực hiện giao dịch bán 3 Bitcoin ⇒ Hệ thống xác nhận rằng có 3 bitcoin nằm trong ví của người dùng ⇒ Lúc này bản ghi sẽ chính thức có hiệu lực.

Tuy nhiên nếu như người dùng chỉ có 1 Bitcoin trong ví cá nhân ⇒ Hệ thống xác định ví của người dùng không đủ số lượng Bitcoin để có thể thực hiện giao dịch ⇒ Lúc này bản ghi sẽ bị vô hiệu lực.

Tiếp theo, bản ghi đã được xác thực là có giá trị của người dùng cùng với một loạt các bản ghi đã xác thực từ những người thực hiện giao dịch khác sẽ được hệ thống tự động xếp vào thành một khối thông tin (block).

Cuối cùng, các khối (block) vừa mới được tạo lập sẽ được gắn thêm vào chuỗi (Chain) bằng phương thức là kết nối Previous Hash của khối cần thêm vào cùng với mã hash của một khối đã được tạo từ trước đó và từ đó sẽ tạo nên thành một chuỗi khối (Blockchain). 

Khối đầu tiên được thiết lập do không có bất cứ khối nào tạo ra trước nó nên mã Hash của nó sẽ là chuỗi số 0. Và khối này sẽ được gọi là khối nguyên thuỷ hay tên tiếng Anh là khối Genesis Block.

Lời kết

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã phần nào hiểu được Fintech Blockchain là gì? và ứng dụng công nghệ Blockchain vào các lĩnh vực. Hãy theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những thông tin hữu ích nhất nhé!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chưa thể cấm ngay Temu, 1688 và Shein, Bộ Công Thương và Tổng cục Thuế nói gì?

Mạng 5G lúc nhanh, lúc chậm: Viettel lý giải nguyên nhân?

Meey Group xác lập Kỷ lục Doanh nghiệp sở hữu Bộ giải pháp Công nghệ BĐS nhiều sản phẩm nhất Việt Nam

Xu hướng ứng dụng công nghệ trong giao dịch bất động sản ngày càng phổ biến

AI phần lớn đã đánh bại các CEO con người trong một thí nghiệm nhưng lại bị sa thải nhanh hơn

Tấn công mạng ngày càng phức tạp: Ra mắt chương trình đào tạo chuyên gia bảo vệ dữ liệu cá nhân

Nhu cầu về AI và các ngành công nghệ khác đã thúc đẩy sức mạnh tính toán của Trung Quốc tăng liên tục

YouTube Shorts vừa được tích hợp mô hình AI mới, giúp việc sáng tạo trở nên dễ dàng hơn

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước