meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đầu tư Fintech là gì? Có nên đầu tư vào Fintech hay không?

Thứ tư, 05/10/2022-09:10
Công nghệ tài chính Fintech là lĩnh vực khá mới mẻ hiện nay, chính vì thế câu hỏi đầu tư Fintech là gì vẫn là vấn đề xa lạ với nhiều người. Nếu không hiểu rõ về các loại hình sản phẩm, dịch vụ Fintech thì việc đầu tư là tương đối mạo hiểm.

Đầu tư Fintech là gì?

Công nghệ tài chính Fintech ngày nay được ứng dụng rộng rãi trong công nghệ điện toán đám mây, các app trên điện thoại di động thông minh, sử dụng cho các công ty dùng mạng Internet, và các phần mềm mã nguồn mở nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, tổ chức tài chính, hoạt động đầu tư.

Đầu tư Fintech là gì? Đây chính là việc các doanh nghiệp, công ty bỏ vốn vào việc phát triển công nghệ tài chính để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình. 

Hiện nay có nhiều doanh nghiệp, công ty đầu tư vào triển khai công nghệ Fintech để bảo vệ nguồn tài chính của đơn vị mình, đẩy nhanh quá trình tiến độ hoạt động. Fintech không còn quá xa lạ với các nhà đầu tư tài chính.

Việc ứng dụng Fintech vào các hoạt động kinh doanh sẽ giúp thúc đẩy tối đa sức cạnh tranh của công ty, tổ chức tài chính đồng thời góp phần vào quá trình phát triển kinh tế. 

Trong vài năm trở lại, công nghệ tài chính Fintech phát triển vô cùng nhanh chóng, mạnh mẽ tuy nhiên không phải là một ngành công nghiệp mới. Fintech dần trở thành một phần quan trọng của thị trường tài chính và cũng có vai trò lớn trong lĩnh vực công nghệ. 


Đầu tư Fintech là điều mà nhiều người đặc biệt quan tâm
Đầu tư Fintech là điều mà nhiều người đặc biệt quan tâm

Có nên đầu tư vào Fintech hay không?

Sự trỗi dậy của công nghệ Fintech đã ảnh hưởng rất lớn đến các công ty, tổ chức tài chính. Khi áp dụng Fintech thì những công ty tài chính có thể dễ dàng quản lý, kiểm soát được nguồn tài chính của mình. Lợi ích của dịch vụ, sản phẩm Fintech đã khiến các công ty ngày càng đầu tư vào Fintech nhiều hơn

Fintech đang góp phần thay thế cho các kênh phân phối và các sản phẩm, dịch vụ tài chính truyền thống. Trong đó, ngành dịch vụ ngân hàng chứng kiến sự tác động của Fintech mạnh mẽ nhất. Các nền tảng ngân hàng kỹ thuật số, mobile banking…ngày càng đa dạng về tính năng và đem lại cho khách hàng những lợi ích nhất định.

Công nghệ Fintech đã đóng góp rất lớn vào quá trình mở rộng tiếp cận các khách hàng tiềm năng của đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính (phổ cập tài chính), đồng thời góp phần giảm chi phí giao dịch, nâng cao tối đa tính minh bạch với những sản phẩm đơn giản hơn, tiện lợi hơn và hiệu quả hơn, đồng thời góp phần kiểm soát chi phí và thu nhập của đơn vị một cách hiệu quả nhất.

Với những lợi ích kể trên có thể thấy việc đầu tư Fintech là xu hướng tất yếu của nhiều công ty, doanh nghiệp, tổ chức trong thời gian tới

Những thương vụ đầu tư startup nổi bật tại Việt Nam thời gian qua

Xu hướng phát triển của fintech trên thế giới là điều tất yếu. Lĩnh lực của hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại bao gồm: Tài chính cá nhân, công nghệ bảo hiểm, ví điện tử, ngân hàng số, điểm tín dụng, cho vay ngang hàng,…

Những con số đầu tư vô cùng ấn tượng đã đưa Việt Nam trở thành một trong “điểm nóng” không thể bỏ qua của các startup Fintech trong khu vực. Dưới đây là những thương vụ đầu tư startup Fintech đình đám nhất trong thời gian quan ở Việt Nam:

VNPay nhận số tiền đầu tư trị giá 300 triệu USD từ quỹ startup Vision Fund (SoftBank) và quỹ GIC Pte 

Trong năm 2019 vừa qua, cộng đồng startup Fintech Việt Nam xôn xao khi chứng kiến thương vụ quỹ đầu tư Vision Fund (của SoftBank) và quỹ đầu tư quốc gia Singapore GIC Pte rót số vốn trị giá tới 300 triệu USD cho Công ty VNpay. 

Theo thông tin đến từ DealStreetAsia cho biết quỹ Vision Fund của ngân hàng SoftBank có thể đã cam kết sẽ thực hiện đầu tư số vốn trị giá 200 triệu USD, trong khi đó quỹ đầu tư quốc gia Singapore GIC Pte cũng cam kết sẽ rót vốn đầu tư trị giá 100 triệu USD. Với khoản tài trợ khổng lồ này, VNPay đã chính thức được bước chân vào nhóm các startup kỳ lân, tức là những công ty khởi nghiệp tư nhân có mức định giá là từ 1 tỷ USD trở lên.

Ứng dụng Momo nhận số vốn đầu tư trị giá 100 triệu USD từ Warburg Pincus tại vòng gọi vốn của Series C

Ứng dụng ví điện tử Momo đã thành công trong việc kêu gọi vốn 100 triệu USD ở vòng gọi vốn Series C đến từ công ty quỹ tư nhân toàn cầu Warburg Pincus. Đây đã là khoản đầu tư lần thứ ba mà Momo được nhận kể từ khi chính thức thành lập và đi vào hoạt động năm 2013.

Trước đó, ứng dụng ví điện tử Momo đã nhận số vốn trị giá 5,8 triệu USD từ Goldman Sachs Investment Partners thời điểm tháng 1/2013, sau đó tiếp tục nhận được khoản đầu tư trị giá 28 triệu USD ở vòng gọi vốn Series B từ Ngân hàng Standard Chartered Bank vào thời điểm tháng 3/2016, theo thông tin Kr-ASIA.

Với những khoản đầu tư cực khủng này, Momo dần khẳng định được vị thế là ví điện tử có thị phần số một tại Việt Nam hiện nay.


Đầu tư vào Momo là một trong những thương vụ đầu tư lớn tại Việt Nam
Đầu tư vào Momo là một trong những thương vụ đầu tư lớn tại Việt Nam

Ứng dụng Finhay nhận khoản đầu tư lớn đến từ Unicorn của Mỹ và CTCK Thiên Việt

Finhay – một startup trong lĩnh vực fintech vừa đưa ra thông báo nhận được số tiền đầu tư “khủng”, lên đến 7 chữ số từ một nhà đầu tư nước ngoài có tên là Jeffrey Cruttenden – Cofounder Acorns và một quỹ đầu tư ở trong nước đến từ công ty Cổ phần Chứng khoán Thiên Việt. Đây là tin vui cho các startup công nghệ trong thời điểm các hoạt động kinh doanh trên thị trường đang khá trầm lắng.


Finhay nhận được khoản đầu tư rất lớn từ nhà đầu tư nước ngoài
Finhay nhận được khoản đầu tư rất lớn từ nhà đầu tư nước ngoài

Tuy số tiền đầu tư không được tiết lộ công khai, thế nhưng khoản tiền đầu tư đến từ Jeffrey Cruttenden – Cofounder Acorns, một unicorn có mô hình kinh doanh tương tự với cách thức hoạt động của Finhay đã rất thành công tại nước Mỹ và công ty CP Chứng khoán Thiên Việt (đơn vị đang đầu tư rót vốn vào Momo) giúp cho ứng dụng Finhay nhanh chóng mở rộng thị trường, tối ưu hóa triệt để hệ thống công nghệ thông tin và có thể tuyển thêm đội ngũ nhân sự chất lượng cao.

Đồng thời, một phần ngân sách của khoản đầu tư này được dùng để tiếp tục giáo dục, hướng dẫn cho những người dùng có thể quản lý tài chính, gia sản một cách thông minh. Đây là một việc làm được đánh giá rất cao khi hưởng ứng lời kêu gọi về việc phát triển công nghệ 4.0 được phát động bởi chính phủ Việt Nam cũng như từ Nghị Quyết 52 52-NQ/TW.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã phần nào hiều được đầu tư Fintech là gì? Có nên đầu tư vào Fintech hay không? Hãy theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những thông tin hữu ích nhé!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chưa thể cấm ngay Temu, 1688 và Shein, Bộ Công Thương và Tổng cục Thuế nói gì?

Mạng 5G lúc nhanh, lúc chậm: Viettel lý giải nguyên nhân?

Meey Group xác lập Kỷ lục Doanh nghiệp sở hữu Bộ giải pháp Công nghệ BĐS nhiều sản phẩm nhất Việt Nam

Xu hướng ứng dụng công nghệ trong giao dịch bất động sản ngày càng phổ biến

AI phần lớn đã đánh bại các CEO con người trong một thí nghiệm nhưng lại bị sa thải nhanh hơn

Tấn công mạng ngày càng phức tạp: Ra mắt chương trình đào tạo chuyên gia bảo vệ dữ liệu cá nhân

Nhu cầu về AI và các ngành công nghệ khác đã thúc đẩy sức mạnh tính toán của Trung Quốc tăng liên tục

YouTube Shorts vừa được tích hợp mô hình AI mới, giúp việc sáng tạo trở nên dễ dàng hơn

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước