meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hệ sinh thái Fintech là gì? Thực trạng về hệ sinh thái Fintech ở Việt Nam

Thứ tư, 05/10/2022-09:10
Thuật ngữ Fintech đã trở thành một thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều trong những năm gần đây. Tuy nhiên, không có nhiều người thực sự hiểu hệ sinh thái Fintech là gì và thực trạng của Fintech ở Việt Nam ra sao.

Khái niệm hệ sinh thái Fintech là gì?

Fintech là một thuật ngữ tiếng Anh kết hợp từ hai yếu tố Finance (Tài chính) + Technology (Công nghệ) nghĩa là công nghệ tài chính. Trong thời đại công nghệ 4.0, Fintech đã trở thành khái niệm cực kỳ phổ biến, góp phần thay đổi đáng kể cách thức hoạt động trong lĩnh vực tài chính và lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.

Vậy hệ sinh thái Fintech là gì? Hệ sinh thái Fintech chính là môi trường phù hợp để cho các công ty Fintech có thể nghiên cứu, phát triển sản phẩm, dịch vụ. Hiện nay tại Việt Nam, hệ sinh thái Fintech đã tồn tại và phát triển khá mạnh trong vài năm trở lại đây dựa trên 3 yếu tố bao gồm: Khả năng tiếp cận thị trường, khả năng tiếp cận nguồn vốn và sự hỗ trợ pháp lý.

Hệ sinh thái Fintech chủ yếu tập trung vào các mảng dưới đây:

  • Tài chính cá nhân
  • Cho vay ngân hàng
  • Trung gian thanh toán
  • Công nghệ bảo hiểm
  • Điểm tín dụng
  • Ngân hàng số
  • Gọi vốn trong cộng đồng

Hệ sinh thái Fintech là môi trường để các công ty Fintech nghiên cứu sản phẩm
Hệ sinh thái Fintech là môi trường để các công ty Fintech nghiên cứu sản phẩm

Những yếu tố tồn tại trong hệ sinh thái Fintech

Hệ sinh thái Fintech bao gồm 5 yếu tố dưới đây:

Các tổ chức, công ty khởi nghiệp công nghệ Fintech (Fintech startups).

Các công ty khởi nghiệp Fintech được đánh giá là chủ thể trung tâm của hệ sinh thái Fintech. Những tổ chức, công ty này thường chú trọng đến việc nhắm vào các thị trường ngách. Họ hướng đến việc cung cấp những loại hình sản phẩm, dịch vụ dành cho đối tượng khách hàng, người tiêu dùng trực tiếp nhiều hơn là những doanh nghiệp, tổ chức tài chính truyền thống.

Những nhà nghiên cứu, phát triển công nghệ (technology developers).

Trong hệ sinh thái Fintech, đây là yếu tố đóng vai trò hỗ trợ cung cấp về nền tảng kỹ thuật – công nghệ. Những doanh nghiệp, công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech sử dụng chúng để làm nguồn lực đầu vào, từ đó nghiên cứu cải tiến để từng bước phát triển thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ thiết thực, hữu ích đối với người dùng.

Nhà quản lý chính sách 

Đây là những chủ thể xây dựng nên môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động làm việc của những công ty khởi nghiệp Fintech.

Khách hàng

Đây là những chủ thể trực tiếp sử dụng sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp, công ty khởi nghiệp Fintech và tạo nên lợi nhuận, doanh thu cho họ (bao gồm khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức).

Những đơn vị, tổ chức tài chính truyền thống 

Các tổ chức tài chính ở đây chính là các ngân hàng truyền thống, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, công ty đầu tư tài chính, các nhà đầu tư mạo hiểm. Đây được coi là động lực chính tồn tại trong hệ sinh thái Fintech. Mô hình hoạt động kinh doanh của yếu tố này được xem xét, đánh giá lại. Các chiến lược đổi mới của công nghệ Fintech được liên tục cải tiến và phát triển dựa trên cơ sở đó.


Hệ sinh thái Fintech ở Việt Nam đang thu hút nhiều nhà đầu tư lớn
Hệ sinh thái Fintech ở Việt Nam đang thu hút nhiều nhà đầu tư lớn

Thực trạng về hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam

Fintech ở Việt Nam hiện nay cũng đã và đang thu hút được những sự quan tâm, chú ý rất lớn đối với rất nhiều các chuyên gia công nghệ và tài chính của giới đầu tư trên toàn thế giới.

Với tổng lượng nguồn lực đầu tư vào công nghệ tài chính Fintech ở Việt Nam trong thời gian nửa đầu năm 2018 ước tính đã đạt tới mức trung bình là khoảng 31,7 tỷ USD, tương đương với khoảng hơn 450 thương vụ được tiến hành đầu tư đã có kết quả thành công và đã tăng là gần gấp 3 lần về những giá trị được tính trong thời gian cùng kỳ vào khoảng năm 2017 (KPMG).

Không nằm ngoài quy luật phát triển của dịch vụ Fintech trên toàn cầu, hệ  sinh thái Fintech ở Việt Nam trong một vài năm trở lại đây cũng ghi nhận sự phát triển một cách mạnh mẽ, nhanh chóng và sâu rộng.

Không chỉ đối với các công ty khởi nghiệp Fintech ở Việt Nam mới bắt đầu vào cuộc, mà còn có sự tham gia mạnh mẽ của nhiều đơn vị ngân hàng thương mại. Các ngân hàng đã và đang dần chuyển đổi cách vận hành hệ thống ngân hàng số trên nền tảng công nghệ hiện đại.

Một số đơn vị tiên phong thực hiện điều này có thể kể đến như: ngân hàng BIDV, Vietinbank, Vietcombank, VPBank, Techcombank, ACB, MB, TPBank,… nhằm đáp ứng được nhu cầu sử dụng ngày càng khắt khe của đông đảo tầng lớp khách hàng. 

Những thuận lợi cho việc phát triển hệ sinh thái Fintech ở Việt Nam

Hệ sinh thái Fintech ở Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ:

  • Dân số Việt Nam hiện nay khá đông và trẻ (khoảng hơn 90 triệu người), trong số đó, có hơn 70 triệu người đang sử dụng điện thoại và các thiết bị thông minh (theo nghiên cứu, báo cáo của Vietnam digital landscape – We are social. 2018). Bên cạnh đó, chỉ số tăng trưởng GDP hàng năm trung bình vào rơi vào khoảng 6.7% mỗi năm và tỷ lệ người trưởng thành biết đọc biết viết rất cao (~95%). Những yếu tố này thể hiện rằng thị trường tài chính ở Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn,là môi trường tuyệt vời để các công ty công nghệ tung ra các sản phẩm, dịch vụ Fintech.
  • Thuế thu nhập áp cho các doanh nghiệp khá thấp (chiếm tỷ lệ 20%) với những chính sách ưu đãi về thuế đối với các công ty, đơn vị doanh nghiệp làm việc, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Những doanh nghiệp đang hoạt động ở trong lĩnh vực Fintech là những hoạt động được ưu tiên nằm trong diện được nhận những ưu đãi về thuế theo Nghị quyết 41/NQ-CP năm 2016.
  • Lĩnh vực công nghệ tài chính Fintech đã được xây dựng khung pháp lý là Trung gian thanh toán để quản lý. Điều này có nghĩa là những công ty, doanh nghiệp được quyền tự do hoạt động kinh doanh và phát triển sản phẩm công nghệ cao mà không gặp phải những rào cản khó khăn về pháp lý.
  • Số lượng các quỹ đầu tư và những vườn ươm khởi nghiệp lớn tại Việt Nam ngày một tăng cao với các tên tuổi uy tín, tiếng tăm như VIISA, VSV, NextTech, VinaCapital, Innovatube, Expara.
  • Hỗ trợ Chính phủ đối với những doanh nghiệp, công ty khởi nghiệp với Đề án 844 hỗ trợ cho hệ sinh thái khởi nghiệp; Xây dựng đề án khuôn khổ pháp lý cho việc thử nghiệm trong lĩnh vực công nghệ fintech (regulatory fintech sandbox) của Ngân hàng Nhà nước (đang trong quá trình xây dựng).

Hệ sinh thái Fintech ở Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển
Hệ sinh thái Fintech ở Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển

Những thách thức lớn nhất mà Fintech phải đối mặt tại Việt Nam

Bên cạnh cơ hội để phát triển, hệ sinh thái Fintech ở Việt Nam cũng phải đối mặt vô vàn những khó khăn, thách thức như:

  • Hệ thống pháp lý của Việt Nam hiện nay chưa thực sự rõ ràng, đầy đủ và chính xác, đặc biệt là đối với những loại hình dịch vụ công nghệ mới. Trong khi đó, việc quản lý hệ sinh thái Fintech lại vô cùng phức tạp, nhiều vấn đề rắc rối. Khung pháp lý về Fintech chỉ mới đang trong quá trình được hình thành. Thời gian để có thể thực hiện việc cập nhật, sửa đổi và bổ sung hành lang pháp lý cho đến nay vẫn còn rất chậm so với tốc độ phát triển chóng mặt của các công nghệ tài chính hiện nay.
  • Cơ sở hạ tầng công nghệ của nước ta hiện vẫn còn khá lạc hậu, chưa thể đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của sự phát triển công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ bảo mật.
  • Những doanh nghiệp, công ty Fintech ở Việt Nam thường gặp phải một số vấn đề khó khăn nhất định về xây dựng mô hình kinh doanh và mô hình quản trị cũng như định hướng cụ thể sự phát triển của đơn vị một cách bền vững, lâu dài, điều này khiến cho các doanh nghiệp gặp khó trong việc bứt phá, phát triển mạnh mẽ.
  • Thói quen giao dịch trực tiếp, sử dụng tiền mặt của người dân Việt Nam vẫn rất cao, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Những khái niệm về công nghệ như ví điện tử, tiền điện tử…vẫn còn mới mẻ.

Những tác động của Fintech đối với các lĩnh vực tài chính và ngân hàng

Việc hệ sinh thái Fintech ngày càng mở rộng quy mô hoạt động trong thời gian qua đã ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ đến thị trường tài chính, ngân hàng theo chiều hướng rất tích cực.

Tạo nên cuộc chiến công nghệ khốc liệt giữa các tổ chức tài chính

Khi công nghệ tài chính Fintech dần trở thành xu hướng không thể chối bỏ thì hàng loạt các doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh rót vốn để sử dụng sản phẩm, dịch vụ công nghệ tài chính. Điều này sẽ tạo ra thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp, khi chính những định chế tài chính này sẽ cạnh tranh nhau một cách gay gắt để sinh tồn.


Fintech có tác động lớn đến thị trường tài chính
Fintech có tác động lớn đến thị trường tài chính

Dần thay thế và xóa bỏ kênh phân phối các dịch vụ tài chính truyền thống

Sự ra đời của công nghệ Fintech và sự lớn mạnh của hệ sinh thái Fintech đã xóa bỏ dần thế độc tôn của những loại hình dịch vụ tài chính truyền thống. Trong một vài năm trở lại đây, khách hàng có thể nhận thấy sự bùng nổ, phát triển mạnh mẽ của ngân hàng số, các ứng dụng thương mại điện tử, mobile banking, internet banking, ứng dụng cho vay trực tuyến…

Mặc dù không thể thay thế hoàn toàn có các phương pháp phân phối các dịch vụ tài chính truyền thông nhưng Fintech là đã phần nào giảm tải áp lực giao dịch cho các phòng giao dịch, chi nhánh ngân hàng, công ty tài chính.

Hỗ trợ cho ứng dụng công nghệ cao

Dữ liệu Big Data sẽ được công nghệ Fintech thực hiện phân tích hành vi của khách hàng, từ đó những định chế tài chính có thể dễ dàng thu thập các dữ liệu, thông tin chi tiết, đầy đủ hơn. Điều này sẽ góp phần hỗ trợ giảm bớt các chi phí, giúp quá trình đưa ra quyết định chính xác, nhanh chóng hơn, đồng thời giúp nâng cao tối đa chất lượng dịch vụ và đem lại sự hài lòng, dễ chịu, thoải mái cho khách hàng.

Tác động trực tiếp đến nguồn nhân lực

Việc ứng dụng công nghệ Fintech vào trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng được dự đoán là có thể thay thế một lượng lớn nhân viên làm việc trong các tổ chức, công ty tài chính, ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm. Thay vào đó, những nhân sự giỏi, chất lượng cao, giàu kinh nghiệm sẽ được trọng dụng. Công nghệ Fintech giúp cho các ngân hàng có thể hoạt động hiệu quả, tiện lợi hơn.

Lời kết

Tiềm năng về phát triển Fintech trong tương lai là rất lớn và khái niệm hệ sinh thái Fintech là gì sẽ dần dần không còn xa lạ với đại bộ phận người dân. Fintech sẽ đóng vai trò rất lớn trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng trong tương lai. Hãy theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những thông tin hữu ích nhất nhé!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Meey Group chia sẻ kinh nghiệm về proptech tại Hội nghị Thượng đỉnh Khoa học và Kinh tế toàn cầu

Chủ nhân giải VinFuture 2024 khuyên người trẻ chấp nhận rủi ro và luôn tò mò

Liên danh FPT Nha Trang muốn làm khu đô thị công nghệ rộng hơn 50ha tại "hòn ngọc biển Đông"

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

Mã độc lây lan qua Facebook có nguồn gốc từ Việt Nam NodeStealer lại “tái xuất giang hồ”

Ứng dụng AI trong “số hoá” bất động sản, Meey Group gây ấn tượng tại Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2024

Chưa thể cấm ngay Temu, 1688 và Shein, Bộ Công Thương và Tổng cục Thuế nói gì?

Mạng 5G lúc nhanh, lúc chậm: Viettel lý giải nguyên nhân?

Tin mới cập nhật

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

19 giờ trước

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

19 giờ trước

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

19 giờ trước

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

19 giờ trước

Các quỹ ETF tiền điện tử giảm gần 700 triệu USD do Fed cắt giảm lãi suất

1 ngày trước