meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Fintech có mặt khắp hang cùng ngõ hẻm tại Ấn Độ, đe doạ tới các ngân hàng truyền thống

Thứ tư, 27/04/2022-15:04
Những ứng dụng thanh toán trực tuyến vô cùng tiện lợi và nhanh chóng bao trùm khu vực SME (Doanh nghiệp vừa và nhỏ) tại Ấn Độ. Điều này đang tạo áp lực khủng khiếp tới những ngân hàng truyền thống tại quốc gia có tới 1,4 tỷ dân này

Thanh toán trực tuyến lên ngôi tại Ấn Độ

Ghé thăm một cửa hàng nhỏ tại Ấn Độ, mọi người sẽ vô cùng bất ngờ về khả năng tiếp nhận thanh toán trực tuyến tại đây. Với bất kì ứng dựng nào trong số PhonePe, Payatm, Google Pay, Bharat Pe, Amazon Pay và Mobik Kwik bạn đều có thể thanh toán tại Ấn Độ. Những dịch vụ thanh toán số hiện đang vô cùng hưng thịnh tại quốc gia tỷ dân này.

Giám đốc điều hành của Mintoak, công ty fintech có trụ sở tại Mumbai - Raman Khanduja cho biết rằng có tới 1/3 trong số 60 triệu SME (doanh nghiệp nhỏ và vừa) của Ấn Độ đang sử dụng trung bình 4 nền tảng thanh toán số khác nhau. Ngay cả những người bán hàng rong trên phố cũng đã phổ cập công nghệ này và tạo thuận lợi hết mức cho những khách hàng trong mua bán.

Thanh toán số đã nổi lên như một phương thức thay thế cho sử dụng tiền mặt và những tấm thẻ ngân hàng. Những doanh nghiệp không thu lợi từ việc cắt phế những khoản thanh toán này. Thay vào đó, họ sẽ có dữ liệu người dùng để đánh giá mức độ tín nhiệm của những cửa hàng nhỏ. Sau đó, họ sẽ thu lợi từ những khoản vay hướng tới đối tượng này dựa vào hồ sơ mà họ có.

Fintech có mặt khắp hang cùng ngõ hẻm tại Ấn Độ, đe doạ tới các ngân hàng truyền thống - ảnh 1

Hiệu quả đã được minh chứng nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao những ngân hàng truyền thống lại để những doanh nghiệp Fintech non trẻ chen chân vào được mảnh đất vô cùng màu mỡ này?

Trong lịch sử, những ngân hàng truyền thống thường không quá đặt nhiều trọng tâm vào thanh toán không dùng tiền mặt ở những thị trường mới nổi như Ấn Độ. Trong khi đó, máy quẹt thẻ là thiết bị đắt tiền và chỉ được triển khai tại những cửa hàng đã chứng minh được uy tín. Đặc biệt, những thiết bị và cả cơ chế này đều vô cùng kém thông minh.

Ngay cả khi một cửa hàng có rất nhiều người tới quẹt thẻ mua hàng, họ cũng sẽ phải trải qua vô cùng nhiều bước để có thể nhận được sự phê duyệt cho một khoản vay từ ngân hàng hay một khoản ứng trước các thanh toán. Chính vì vậy, thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng gần như đã hết đất sống. Chúng chỉ được sử dụng cho những giao dịch có giá trị cao hoặc tại những nhà bán lẻ lớn.

Fintech có mặt khắp hang cùng ngõ hẻm tại Ấn Độ, đe doạ tới các ngân hàng truyền thống - ảnh 2

Tuy vậy, những giải pháp này sẽ không có ý nghĩa gì lớn cho cuộc cách mạng số tại Ấn Độ. Việc các ngân hàng bị tụt lại phía sau trong việc chấp nhận thanh toán thông minh trên di động đã khiến họ thực sự bị bỏ lại phía sau. Ngay cả khi muốn, thiếu đi nền tảng cơ sở hạ tầng phục vụ thông minh cùng những quy định cố hữu ăn sâu bén rễ trong cả hệ thống cũng đã khiến họ không thể đột phá.

Ngoài ra, Fintech không phải một 'kẻ gà mờ', để tăng trưởng, những doanh nghiệp Fintech không chỉ nhanh chân mà còn chịu chi cho những người dùng đăng ký đầu tiên. Bên cạnh đó, việc sử dụng giao thức mã nguồn mở (Giao diện thanh thoán thống nhất UPI), các ứng dụng di động của Ấn Độ thanh toán theo thời gian thực. Ngươi dùng chỉ cần quét mã QR từ điện thoại thông minh.

Gần 2 tỷ giao dịch như vậy đã được thực hiện tháng trước, đặc biệt hơn là tất cả chúng đều miễn phí. Nó cũng đã bỏ thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ lại phía sau.

Mối đe doạ lớn tới các ngân hàng

Với những việc thanh toán không tính phí, tại sao những doanh nghiệp Fintech trên nền tảng mở UPI lại có thể đe doạ tới những ngân hàng truyền thống? Thực tế, việc thanh toán tiện lợi khiến người ta không mấy để ý tới tiền trong ngân hàng mà chuyển sang tài khoản ngân hàng trực tuyến để thuận tiện hơn trong giao dịch. Những công ty Fintech đã nhận ra điều này và đưa ra nhiều chính sách nhằm thu hút hơn các khoản tiền gửi cố định từ người dùng. Nếu những ngân hàng không có ai gửi tiền thì họ sẽ phải làm gì?

Fintech có mặt khắp hang cùng ngõ hẻm tại Ấn Độ, đe doạ tới các ngân hàng truyền thống - ảnh 3

Câu trả lời có thể là cho vay tuy vậy, mảng này hiện đang phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ những công ty Fintech. Những ngân hàng có những quy định nghiêm ngặt để có thể phê duyệt các khoản vay. Quy trình này thường kéo dài nhằm hạn chế rủi ro. Trong khi đó, những doanh nghiệp nhỏ khó mà nhận được sự ưu tiên từ ngân hàng trong việc xử lý các khoản vay của họ.

Trong khi đó, những ứng dụng Fintech dựa vào lịch sử giao dịch để xác định mức độ uy tín của một cá nhân hay SME (những doanh nghiệp nhỏ), mọi thứ sẽ gần như sẽ được phê duyệt ngay lập tức dựa trên những dữ liệu mà hệ thống đã lưu trữ. Những ngân hàng này một lần nữa lại đuối sức hơn.

Vì vậy, những ngân hàng truyền thống tại Ấn Độ có thể làm gì để phản công? Cách duy nhất là họ phải tận dụng lợi thế tin cậy mà họ có để chống lại những sự bùng nổ của các Fintech. Ngoài ra, do sự bùng nổ của ứng dụng Fintech tại quốc gia tỷ dân, đã dẫn tới việc dữ liệu bị chia sẻ, khiến không một cái tên nào có đủ số liệu cần thiết để phát triển dịch vụ tài chính thực sự mang tính bước ngoặt.

Mâu thuẫn giữa ngân hàng truyền thống và những công ty Fintech không chỉ xuất hiện tại mỗi Ấn Độ. Để không bị tụt lại trong cuộc đua này, những ngân hàng truyền thống cũng đang đẩy nhanh hoạt động chuyển đổi số và ứng dụng Big Data Machine Learning vào hoạt động thường nhật nhằm rút ngắn thời gian đưa ra quyết định và tăng mức độ tương tác với các khách hàng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Diễn biến mới nhất tại dự án Khu đô thị quy mô 154ha, tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng của Ecopark tại Hà Tĩnh

Tin mới cập nhật

TP.HCM: Sáu tháng đầu năm, bất động sản là ngành tăng trưởng thấp nhất

1 giờ trước

Bình Định xây dựng khu giải trí đêm 300 tỉ đồng bên bờ biển Quy Nhơn

1 giờ trước

Từ 1/7: ADN và giọng nói sẽ được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp

19 giờ trước

Siết tỷ lệ cấp tín dụng tối đa với một khách hàng: Ngân hàng mong muốn có ngoại lệ

19 giờ trước

Éo le cầu gần 400 tỷ xây xong đã lâu nhưng người dân vẫn phải gọi đò sang sông

19 giờ trước