Viễn cảnh chấm dứt sản xuất dầu khí vào năm 2034: Số phận đối lập của các quốc gia giàu và nghèo
Theo ước tính của nghiên cứu, các nước giàu sẽ phải ngừng sản xuất dầu và khí đốt vào năm 2034 để thể giới có 50% cơ hội hạn chế sự nóng lên vào cuối thế kỷ này. Đây là mục tiêu khí hậu tham vọng nhất của hiệp định Paris. Như vậy, các quốc gia giàu ngừng hoạt động liên quan dầu và khí đốt có thể mất tới 12 năm. Thế nhưng, các nước nghèo hơn và đang phát triển phải tốn khoảng 28 năm mới có thể chuyển đổi sang chế độ khỏi phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Theo đó, các quốc gia này sẽ được gia hạn đến năm 2050.
Báo cáo này được tập hợp bởi các chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi khí hậu Tyndall có trụ sở tại Anh. Mục tiêu của việc cắt giảm sản xuất tất cả các nhiên liệu hóa thạch ngay lập tức là cần thiết trên toàn cầu để ngăn cản tình trạng khí hậu tồi tệ đang diễn ra.
Phân tích nêu rõ: “Không có ngoại lệ, mọi quốc giá đều phải bắt đầu sản xuất hiện tại nhanh chóng. Ngân sách carbon không thể tiếp tục cho các cơ sở sản xuất mới ở bất kỳ hình thức nào, dù là mỏ than, giếng dầu hay bến khí đốt. Quá trình chuyển đổi này dựa trên nguyên tắc công bằng đòi hỏi các quốc gia giàu phải loại bỏ tất cả dầu mỏ và khí đốt vào năm 2034 trong khi các quốc gia nghèo nhất phải đến năm 2050 mới kết thúc sản xuất".
Dựa trên sự giàu có của mỗi quốc gia và mức độ phụ thuộc của họ vào sản xuất nhiên liệu hóa thạch, báo cáo trên đã xem xét và đưa ra mức thời gian cụ thể cho từng nhóm quốc gia. Các phân tích cho rằng nhiều quốc gia nghèn nàn sẽ có thể bị suy thoái kinh tế và chính trị vì phải cắt giảm dầu khí. Trong khi đó, các quốc gia giàu hơn vẫn có thể phát triển tương đối bất chấp chấm dứt hoạt động sản xuất nhiên liệu hóa thạch.
Chẳng hạn, doanh thu từ dầu khí đã góp 8% GDP của Mỹ nhưng nếu thiếu khoản này, GDP bình quân đầu người của Mỹ vẫn rơi vào khoảng 60.000 USD, đứng thứ 2 toàn cầu. Ở một mặt khác, các nước như Cộng hòa Công, Nam Sudan lại có ít doanh thu từ lĩnh vực kinh tế khác nên có thể bị tê liệt kinh tế nếu quá trình chuyển đổi đột ngột và chớp nhoáng.
Cựu giám đốc về khí hậu của Liên hợp quốc, người giám sát hội nghị thượng đỉnh Paris năm 2015 - Christiana Figueres, cũng đồng ý với kết quả của cuộc nghiên cứu. “Báo cáo của nghiên cứu như một lời nhắc nhở rằng các quốc gia phải cắt bỏ sản xuất dầu, khí đốt nhanh chóng. Với các nước giàu sẽ đi trước, đảm bảo quá trình chuyển đổi phù hợp và các nước phụ thuộc vào nó”.
Nghiên cứu của Viện Phát triển Bền vững Quốc tế cho thấy định lượng sản lượng dầu khí trong tương lai thích hợp mục tiêu khí hậu ở Paris (1,5 độ C). Với 88 quốc gia chịu trách nhiệm về 99,97% nguồn cung dầu khí toàn cầu, điều này mang đến ý nghĩa rất lớn. Nghiên cứu cho biết việc cắt giảm sản xuất dầu và khí đốt ở các quốc gia sẽ giúp tăng thêm 50% cơ hội làm giảm sự nóng lên toàn cầu lên 1,5 độ C.
Báo cáo lập luận: "Đối với nhóm 'quốc gia sản xuất' giàu có nhất, có năng lực cao nhất để đạt được 'quá trình chuyển đổi đơn giản', sản lượng dầu và khí đốt cần phải cắt giảm 74% vào năm 2030, và hoàn toàn loại bỏ vào năm 2034". "Đối với nhóm thu nhập trung bình có năng lực trung bình để vừa mới chuyển đổi, khung thời gian kéo dài một chút, với mức cắt giảm 28% vào năm 2030 và năm sản xuất bằng không là 2043. Đối với nhóm nghèo nhất với năng lực thấp nhất, sẽ cần phải cắt giảm 14% vào năm 2030, và tất cả hoạt động sản xuất sẽ kết thúc vào năm 2050".
Các quốc gia thuộc nhóm cao nhất có GDP bình quân đầu người chưa tính dầu mỏ là 50.000 USD, bao gồm Mỹ, Anh, Canada, Úc, Na Uy, và các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất.
Các quốc gia thuộc nhóm trung bình với GDP bình quân đầu người chưa tính dầu mỏ là 28.000 USD gồm Kuwait, Ả Rập Xê Út và Kazakhstan. Ở mức thấp hơn một chút là 17.000 USD gồm các nước như Trung Quốc, Brazil và Mexico.
Các quốc gia ở nhóm thấp với GDP bình quân đầu người chưa tính dầu mỏ là 10.000 USD gồm Indonesia, Ai Cập và Iran. Các quốc gia ở nhóm thấp nhất với GDP là 3.600 USD gồm Iraq, Nam Sudan, Libya và Angola.
Theo cuộc nghiên cứu, nếu không muốn những biến động lớn về chính trị và kinh tế, các nước nghèo hơn sẽ cần sự hỗ trợ tài chính để thực hiện quá trình chuyển đổi. Nhà vận động công lý khí hậu Lidy Nacpil cho biết: “Việc cắt bỏ sản xuất dầu và khí đốt nhanh chóng có thể được thực hiện theo khung thời gian đưa ra trong báo cáo này. Tuy nhiên, cần sự hỗ trợ đáng kể về tài chính, chính trị, kỹ thuật từ các quốc gia giàu có đối với các nước kém phát triển hơn, đồng thời có sự hủy bỏ khoản nợ”.
“Mặc dù các quốc gia nghèo hơn còn phải ngừng sản xuất dầu và khí đốt lâu hơn, nhưng nhiều quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do mất doanh thu cùng nguy cơ bất ổn chính trị. Một quá trình chuyển đổi công bằng sẽ đòi hỏi các quốc gia giàu có phát thải cao thực hiện chuyển giao tài chính liên tục và đáng kể cho các quốc gia nghèo hơn để tạo điều kiện cho sự phát triển của họ, trong bối cảnh các tác động khí hậu ngày càng nguy hiểm."
Trước hết, các nước nghèo hơn sẽ chờ đợi động thái của các nước giàu. Các quốc gia giàu đã thải ra lượng CO2 lớn trên toàn cầu và vẫn còn đó trong không khí khiến khí hậu nóng lên. So với mức thải bình quân đầu người ở các nước nghèo, con số ở EU vẫn cao hơn nhiều dù lượng khí thải đã giảm đáng kể trong nhiều năm qua.