meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hết Mỹ, Anh, đến Đức ‘khủng hoảng giá’: Nhiều người đi xin ăn, mua bánh mì còn phải đắn đo

Thứ bảy, 26/03/2022-15:03
Nhiều người dân Đức buộc phải nhặt bất kỳ loại rau củ nào có thể giúp họ no bụng trong bối cảnh giá cả leo thang không ngừng.

Tháng Giêng, vào một ngày mưa lạnh giá, những tình nguyện viên người Đức đứng trước lán hỗ trợ thực phẩm được dựng lên trước cửa tiệm rau quả ở Bonn, thuộc miền Tây nước Đức. Dường như mức nhiệt giảm sâu khiến họ gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên họ đã thu thập được nhiều loại thực phẩm từ nhiều siêu thị. Thực phẩm không tươi để bán trên quầy nên đã được tập hợp lại và phát miễn phí cho người nghèo đã về hưu, những người thu nhập thấp và những người đang thất nghiệp.

Günther Giesa, một tình nguyện viên chia sẻ với tờ DW rằng đến cuối tháng, mọi người ở đây hỏi chúng tôi hỗ trợ đồ ăn. Thực sự lạm phát đang ngày càng “đáng sợ”.

Lạm phát bủa vây

Theo cách số liệu thống kê, tháng 2 năm nay, tỷ lệ lạm phát của Đức tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái. So với năm 2020, lạm phát của Đức chỉ ở 0,5%.


 
 

Giá các mặt hàng đang tăng đột biến trên toàn thế giới. Một trong những nguyên nhân chính là chi phí năng lượng tăng cao. Bão giá ngày càng trở nên nghiêm trọng vì nguồn cung hạn chế không đủ để bù đắp lại nhu cầu tăng lên từng ngày.

Ông Josep Borrell, Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) cho biết: “Thị trường năng lượng sẽ đảo lộn. Giá cả sẽ leo thang và người tiêu dùng đang chịu nhiều tác động rất lớn”.

Ông Dirk Engelhardt, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp, Vận tải và Logistics Đức nói: “Chi phí vận tải cao, giá năng lượng cũng cao, nên nhiều mặt hàng buộc phải tăng giá. Không riêng ở trạm xăng, ngay ở siêu thị, người tiêu dùng đang đối mặt với những khó khăn khi phải trả hóa đơn cao hơn”.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ gặp thêm nhiều khó khăn khi họ đang nỗ lực điều chỉnh lại dự báo kinh tế nhằm ứng phó với các tổn hại do cuộc xung đột Nga - Ukraine gây ra. 

Quay trở lại năm 1923, Đức cũng đã đối mặt với giai đoạn siêu lạm phát khi chính phủ kết thúc chế độ bản vị vàng và thất bại trong Thế chiến thứ nhất. Khi đó, người thuê lao động buộc phải trả lương từng ngày cho nhân viên của mình để họ có tiền mua lương thực, thực phẩm vì giá cả tiếp tục leo thang vào ngày tiếp theo. Đức cũng lâm vào cảnh khốn đốn khi chịu ảnh hưởng của lạm phát sau Thế chiến thứ hai và khủng hoảng năng lượng những năm 1970.

Ổ bánh mì hay 1 lít sữa tươi: Mua gì để tiết kiệm?

Theo tờ DW, Đức là quốc gia rất coi trọng sự ổn định kinh tế, bởi vậy lạm phát là mối quan tâm rất lớn. Robert Shiller, chuyên gia kinh tế người Mỹ nhận định rằng nền những lo ngại lạm phát trên lý thuyết thôi cũng đủ khiến kinh tế Đức chịu những tác động tiêu cực. Khi đó, người dân có mức thu nhập thấp là đối tượng rất bất an.


 
 

Một tình nguyện viên giải thích: “Trước đây đổ xăng mỗi lần chỉ có €80, giờ mỗi lần là €100, buồn lắm. Tuy vậy nhưng €20 không gây ảnh hưởng đến tôi quá nhiều. Đáng lo hơn vẫn là những người đến xin đồ ăn ở đây. Họ đang phải cân đo đong đếm, không biết nên mua bánh mì hay lít sữa để tiết kiệm".

Theo Tạp chí Focus, độc giả nên thay đổi thói quen chi tiêu trong thời kỳ lạm phát này. Không chỉ khuyến khích mọi người dùng nước máy thay vì nước lọc đóng chai, Focus cho hay người tiêu dùng thông minh sẽ lựa chọn thực phẩm theo mùa, săn sản phẩm giá rẻ cùng các ưu đãi và giảm giá. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

9 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

9 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

9 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

9 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước