Khách sạn trăm tỷ ở phố cổ “im lìm” du du lịch đã mở cửa trở lại, thậm chí rao bán thanh lý hậu Covid
BÀI LIÊN QUAN
Nở rộ mô hình "khách sạn tình yêu" tại Hà NộiChủ mặt bằng kinh doanh khách sạn, nhà hàng tại Hà Nội: Hai năm bĩ cực chưa biết ngày nào thái laiChoáng ngợp trước “siêu biệt thự" ở nơi đắc địa bậc nhất Sài Gòn: Không gian ngang ngửa khách sạn 5 sao, đều do chủ nhà tự thiết kếMặc dù du lịch quốc tế đã mở cửa đón khách từ ngày 15/3 nhưng đến này rất nhiều khách sạn lớn ở Hà Nội vẫn chưa hoạt động trở lại. Sảnh khách sạn được sử dụng làm nơi kinh doanh cà phê, trà đá, bán đồ ăn vặt…
Dịch Covid -19 bùng phát đã khiến cho lượng khách du lịch giảm mạnh, đặc biệt là khách quốc tế - nguồn thu chủ yếu của các khách sạn nằm trên địa bàn phố cổ Hà Nội. Chính vì lý do này mà giá thuê phòng ở khách sạn 4-5 sao tại Hà Nội trong năm 2021 đã giảm xuống chỉ còn 95,5 USD/phòng/đêm (xấp xỉ 2,2 triệu/phòng/đêm). Mức giá này ghi nhận mức giảm 5,7% so với năm 2020 và 19,7% so với năm 2019, thời điểm trước khi đại dịch bùng phát.
Khách sạn ở Hà Nội đã được cho phép đón khách du lịch trở lại từ tháng 10/2021 sau khi Chính phủ nới lỏng các hạn chế giãn cách xã hội. Ngày 15/3 vừa qua, Việt Nam cũng đã chính thức mở cửa hoạt động du lịch quốc tế. Đây là tin vui đối với ngành du lịch và thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, khách sạn.
Chủ mặt bằng kinh doanh khách sạn, nhà hàng tại Hà Nội: Hai năm bĩ cực chưa biết ngày nào thái lai
Các chủ kinh doanh khách sạn, nhà hàng tại Hà Nội có 2 năm đầy khó khăn, và chưa biết đến ngày nào mới "khỏe" trở lại. Nhiều chủ khách sạn, nhà hàng thậm chí đã phải rao bán lỗ bất động sản mình đang sở hữu.Nở rộ mô hình "khách sạn tình yêu" tại Hà Nội
"Nhu cầu yêu của thị trường vẫn cao lắm, và giờ phải nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu đó", vậy nên khi các khách sạn hạng sang ế ẩm thì mô hình kinh doanh khách sạn tình yêu bỗng lại nở rộ.Những khách sạn lớn quyết bám trụ tại Nga sau hàng loạt các lệnh trừng phạt
Nhiều thương hiệu khách sạn lớn đã quyết bám trụ tới cùng tại Nga trước tình hình hàng loạt các doanh nghiệp lớn đồng loạt kéo nhau rút lui khỏi thị trường nàyMột số khách sạn tại Hà Nội đã bắt đầu nối lại hoạt động kinh doanh và có động thái giảm giá phòng để thu hút khách. Tuy nhiên, rất nhiều khách sạn vẫn chưa có dấu hiệu mở cửa làm việc trở lại.
Các khách sạn nằm trên các tuyến đường lõi trung tâm như Hàng Bè, Hàng Bông, Hàng Đào, Mã Mây…vẫn chưa thực sự sẵn sàng đón khách, số khác dù hoạt động nhưng lượng khách đến đặt phòng khá ít ỏi, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Theo đó, mức giá phòng đã giảm rất mạnh từ 1 triệu đồng/đêm xuống chỉ còn khoảng 400.000 đồng/đêm, một số hạng phòng giảm chỉ còn 200.000 - 300.000 đồng/đêm. Tuy nhiên, dù giá phòng đã giảm sâu nhưng khách thuê vẫn vắng bóng.
Các khách sạn nói trên đều tọa lạc ở những vị trí đắc địa, và từng được xem là “con gà đẻ trứng vàng” trong ngành dịch vụ với doanh thu trăm tỷ mỗi năm. Tuy nhiên ngay cả khi du lịch đã mở cửa nhưng những khách sạn này vẫn không thể trụ vững. Một số khách sạn phố cổ đã buộc phải treo biển cho thuê hoặc bán thanh lý. Thế nhưng để tìm được người sẵn sàng đầu tư mua lại các khách sạn này là điều không hề đơn giản.
Trên thị trường hiện có nhiều khách sạn mini cho đến khách sạn 3-4 sao ở phố cổ Hà Nội đang ráo bán trên các sàn bất động sản với quảng cáo “bán thanh lý giá Covid”. Một chủ khách sạn trên đường Mã Mây chia sẻ đang rao bán một khách sạn 9 tầng, diện tích 240m2 với 45 phòng khách sạn cao cấp.
Nếu trước dịch, khách sạn này có mức giá rao bán lên tới hơn 200 tỷ thì nay do ảnh hưởng của dịch bệnh, chủ nhân của khách sạn chỉ rao bán với giá 180 tỷ. Tuy nhiên dù đã đăng tin nhiều tháng nhưng chưa có ai hỏi thăm và cũng không biết đến khi nào mới có thể bán được.
Một khách sạn tọa lạc trên phố Bát Sứ buộc phải thay đổi mục đích sử dụng, cho thuê làm nhà ở và văn phòng để duy trì nguồn thu cho chủ sở hữu. Trước đây những khách sạn kể trên vốn đông khách nhưng nay đã phải chuyển sang các lĩnh vực khác hoạt động. Các mặt tiền của khách sạn tọa lạc trên vị trí vàng đang đóng cửa giờ trở thành nơi để xe, bán nước, kinh doanh đồ ăn.
Hiện tại các khách sạn hạng sang 4-5 sao ở Hà Nội vẫn đang cố gắng duy trì cầm cự. Một số khách sạn được chuyển đổi làm nơi cách ly, tuy nhiên giải pháp này cũng chỉ góp một phần nhỏ trong việc phục hồi hoạt động của thị trường khách sạn. Nhóm khách sạn mini, bình dân thậm chí còn phải chịu những áp lực nặng nề hơn phân khúc cao cấp.
Các chuyên gia cho rằng, năm 2022 thị trường khách sạn sẽ có nhiều cơ hội để hồi phục do du lịch mở cửa trở lại tuy nhiên quá trình này sẽ diễn ra khá chậm. Bên cạnh đó, thị trường khách sạn Việt Nam cũng sẽ chào đón sự tham gia của các thương hiệu vận hành quốc tế nổi tiếng.