F0 "cuồng" vitamin và thuốc bổ: Bác sĩ cảnh báo sai lầm nhiều người mắc phải
BÀI LIÊN QUAN
Đề xuất F0, F1 có thể đi làm, chuyên gia nói gì?Đề xuất F0, F1 được đi làm trong thời gian cách ly F0 tăng chóng mặt, thị trường nhà đất rơi vào thế khóTrong quá trình tư vấn và hỗ trợ điều trị F0 tại nhà, Thượng tá, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm oxy cao áp thuộc Trung tâm nhiệt đới Việt Nga, Bộ Quốc Phòng nhận ra một tình trạng chung rằng, nhiều bệnh nhân F0 đang lạm dụng các loại thuốc bổ, vitamin và thuốc tăng cường miễn dịch.
Thực tế, có nhiều nghiên cứu chỉ ra việc sử dụng kẽm, vitamin C, D liều cao giúp bệnh nhân nhanh bình phục hơn. Tuy nhiên, những bằng chứng khoa học còn chưa rõ ràng và chưa có tính thuyết phục.
Vì thế, bác sĩ Hoàng khuyến cáo, sử dụng thuốc bổ và vitamin quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe. Mỗi ngày, người bệnh chỉ cần 1 viên vitamin tổng hợp là đủ. Quan trọng nhất vẫn là ăn uống đủ chất, uống đủ nước, ngủ đủ giấc.
Về cơ bản, các thuốc tăng cường hệ miễn dịch là tốt nhưng không nên lạm dụng. BS Hoàng cho biết thêm, hiện có nhiều bài thuốc chứa các thành phần thảo dược, được quảng cáo là có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch nhưng các F0 cần cẩn trọng, tìm hiểu kỹ càng trước khi mua và sử dụng.
Ông bổ sung thêm, không có loại thần dược nào có thể giúp tăng cường sức đề kháng chỉ trong vài ngày. Tốt nhất, bệnh nhân nên thực hiện tốt những hướng dẫn về bảo hộ, súc họng các dung dịch có chứa povidone iodine 1% hoặc clorhexidin gluconat 0,12-0,20%. Trước và sau khi súc các dung dịch này nên súc thêm nước muối sinh lý 3-4 lần/ngày.
Trước đó, Bộ Y tế cũng đã ban hành tài liệu hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân F0 tại nhà. Bộ Y tế cũng đã liệt kê một số thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, giúp bệnh nhân mắc Covid-19 có thể nâng cao thể trạng. Cụ thể như sau:
Vitamin A: Có tác dụng duy trì sự toàn vẹn của niêm mạc đường hô hấp và tiêu hóa, tạo kháng thể trên bề mặt niêm mạc.
Nhu cầu: Nam (650 mcg) và nữ (500mcg)/ngày.
Thực phẩm: Gan (6500mcg), lòng đỏ trứng (140mcg). Vitamin A dưới dạng Beta-caroten như: cà rốt (835mcg), khoai lang (709 mcg), bí ngô (369 mcg), đu đủ (55mcg), xoài (38mcg), bông cải xanh (800mcg), rau cải bó xôi (681 mcg),…
Vitamin C: Giúp tăng cường miễn dịch, hạn chế sự tiến triển của viêm phổi do virus, cải thiện chức năng hô hấp.
Nhu cầu: 85mg/ngày.
Thực phẩm: Hoa quả, trái cây và rau tươi: Bưởi (95mg), chanh (77mg), kiwi (93mg), ổi (62mg), dâu tây (60mg), đu đủ (54mg), cam (40mg), ớt chuông (103-250mg),…
Vitamin D: Có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, hệ tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh.
Nhu cầu: 15mcg/ngày.
Bệnh nhân F0 nên tiếp xúc với ánh nắng 15-30 phút mỗi ngày.
Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như cá chép, trắm cỏ (24,7 mcg); lươn, trạch (23,3mcg); sữa (7,8 - 8,3mcg); lòng đỏ trứng (2,68 mcg); và các thực phẩm được bổ sung vitamin D (các loại sữa, ngũ cốc)…
Vitamin E: Có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan miễn dịch.
Nhu cầu: Nam (6,5 mg) và nữ (6 mg)/ngày.
Thực phẩm: Các sản phẩm từ đậu nành, giá đỗ, rau mầm…
Selen: Là chất chống oxy hóa mạnh, giúp tăng cường khả năng chống nhiễm trùng.
Nhu cầu: Nam (34 mcg) và nữ (26 mcg)/ngày.
Thực phẩm: Gạo lứt, gạo lật nảy mầm, gạo mầm, cá, tôm, rong biển…
Kẽm: Giúp điều hoà miễn dịch, điều hoà các phản ứng viêm.
Nhu cầu: Nam (10 mg) và nữ (8 mg)/ngày.
Thực phẩm: Các loại thịt gia cầm, các loại động vật có vỏ và hải sản như: hàu (31mg); sò (13,4mg); thịt bò (4,05mg); lòng đỏ trứng (3,7mg); sữa bột (3,34-4,08mg); cua ghẹ 3,54mg;…
Các loại hạt: hạt đậu (3,8 -4,0mg); hạt vừng (7,75mg);…
Omega 3: Có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch, chống viêm.
Nhu cầu: 2g/ngày.
Thực phẩm: Cá mòi, cá hồi, cá basa, cá bơn, cá trích, cá ngừ, hàu, dầu gan cá, hạt macca, hạt óc chó, hạt chia.