meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

7 loại giấy tờ Bộ Y tế đề xuất công nhận giúp F0 được hưởng BHXH là gì? 

Thứ tư, 09/03/2022-09:03
Trước tình hình số ca nhiễm Covid-19 trong thời gian gần đây tăng mạnh, Bộ Y tế đã có văn bản đề xuất Thủ tướng về giải quyết các vướng mắc chi trả chế độ nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cho người bệnh là F0. 

Tính đến hết ngày 1/3/2022, thống kê sơ bộ của Bộ Y tế cho biết cả nước có khoảng 920.000 F0 điều trị tại nhà và có nhu cầu cấp giấy chứng nhận mắc Covid-19 để hưởng chế độ, trong đó có chế độ nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội.

Tại Điều 100, Luật Bảo hiểm xã hội có quy định hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người mắc Covid-19 có hai giấy tờ: Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú; trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. 


Thời gian qua, nhiều lao động đã rất khó khăn trong việc lấy giấy chứng nhận F0 để làm thủ tục nhận hỗ trợ của bảo hiểm xã hội. 
Thời gian qua, nhiều lao động đã rất khó khăn trong việc lấy giấy chứng nhận F0 để làm thủ tục nhận hỗ trợ của bảo hiểm xã hội. 

Tuy nhiên, hiện nay ở một số địa phương có số ca nhiễm cao lại tập trung chủ yếu ở nhóm người lao động. Với việc tự điều trị tại nhà, người lao động không thể đến cơ sở khám, chữa bệnh để được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội và Thông tư 56/2017/TT-BYT. Mà những người mắc Covid-19 điều trị tại nhà chỉ có các giấy tờ phổ biến sau:

1. Quyết định cách ly tại nhà do chính quyền địa phương cấp

2. Giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly do chính quyền địa phương cấp

3. Giấy xét nghiệm (Test nhanh hoặc PCR ) có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 do các cơ sở y tế cấp.

4. Giấy xác nhận bị mắc Covid-19 của Trạm y tế xã, Trạm y tế lưu động, Tổ Covid cộng đồng; y tế cơ quan/doanh nghiệp.

5. Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội do Trạm y tế xã, Trạm y tế lưu động cấp nhưng cấp lùi lại thời gian trước đó người lao động đã nghỉ việc để điều trị Covid-19 tại nhà.

6. Quyết định phê duyệt danh sách hoàn thành cách ly y tế tập trung

7. Phiếu xác nhận đã điều trị Covid-19 của các bệnh viện dã chiến. 

Đối chiếu với các văn bản Luật, Bộ Y tế cho biết 7 loại giấy tờ trên chưa được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội , Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các Văn bản luật có liên quan khác. Vì vậy, Bộ Y tế chưa có cơ sở pháp lý để đưa vào hướng dẫn trong Dự thảo Thông tư sửa đổi bổ sung Thông tư số 56/2017/TT-BYT.


Hiện nay, một số xã phường đã áp dụng công nghệ trong việc khai báo F0 nhằm hạn chế tình trạng tập trung đông người tại các trạm y tế địa phương. 
Hiện nay, một số xã phường đã áp dụng công nghệ trong việc khai báo F0 nhằm hạn chế tình trạng tập trung đông người tại các trạm y tế địa phương. 

Do đó, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, đơn giản hóa, giảm bớt các thủ tục hành chính nhằm giải quyết kịp thời chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Nhưng vẫn đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật và phù hợp với bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, Bộ Y tế xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng hai nội dung. 

Cụ thể là cho phép Bộ Y tế áp dụng quy định tại Điều 146 Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật đối với Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 56/2017/TT-BYT theo trình tự thủ tục rút gọn.

Bộ Y tế đề xuất Chính phủ ban hành nghị quyết công nhận 7 loại giấy tờ nêu trên có giá trị như giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, để bảo hiểm xã hội làm hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động mắc Covid-19.

Trong trường hợp không ban hành nghị quyết, Bộ Y tế đề xuất Chính phủ giao thẩm quyền cho Bộ trưởng Bộ Y tế được phép công nhận 7 loại giấy tờ nêu trên có giá trị như giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội và quy định mẫu, thẩm quyền cấp 7 loại giấy tờ nêu trên vào thông tư sửa đổi bổ sung thông tư số 56/2017/TT-BYT.

Kể từ khi bùng phát dịch Covid-19 đến nay Việt Nam đã có 4.776.873 ca nhiễm, đứng thứ 21/225 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 137/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 48.357 ca nhiễm).

Đợt bùng phát dịch lần thứ 4 từ ngày 27/4/2021 đến nay, số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 4.769.355 ca, trong đó có 2.786.525 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (554.540), Hà Nội (460.001), Bình Dương (318.635), Bắc Ninh (194.520), Quảng Ninh (131.222).

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Các quỹ ETF tiền điện tử giảm gần 700 triệu USD do Fed cắt giảm lãi suất

12 giờ trước

Nvidia mở rộng tuyển dụng tại Việt Nam: Cơ hội cho lao động công nghệ

12 giờ trước

Năm mới Ất Tỵ 2025: Những điều cần biết về phong thủy nhà ở để hút tài lộc, vượng khí

12 giờ trước

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cần kiểm soát hiệu quả, ngăn chặn tình trạng đầu cơ

12 giờ trước

Thị trường chung cư cuối năm: Môi giới liên tục mời bán giá cao nhưng chủ yếu "hỏi để đấy"

12 giờ trước