meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

EVN đề xuất điều chỉnh giá điện như giá xăng dầu 

Thứ ba, 13/12/2022-16:12
Đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) kiến nghị áp dụng cơ chế thị trường cho giá điện tương tự như điều hành giá xăng dầu hiện nay. 

Theo vnexpress.net, tại Hội nghị về huy động nguồn lực của các tập đoàn, tổng công ty do Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, ông Trần Đình Nhân, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có đề nghị điều chỉnh giá điện như giá xăng dầu. 

Lý giải về đề nghị này, ông Nhân cho biết trong năm 2022, chi phí đầu vào cho sản xuất điện tăng rất cao. Giá dầu, giá khí tăng vài chục phần trăm, đặc biệt giá than tăng đến 600% so với đầu năm ngoái, trong khi đó, giá bán điện vẫn giữ nguyên từ năm 2019 cho đến nay mà chưa có sự điều chỉnh. Những tác động về giá này đã khiến tình hình tài chính của công ty trong năm nay và năm tới sẽ “rất khó khăn”. Dẫn tới mất cân đối tài chính và doanh nghiệp sẽ không có chi phí, nguy cơ không có tiền trả cho các đơn vị bán điện. 

"Hệ số xếp hạng tín dụng của EVN sẽ bị đánh giá thấp; vay vốn ngân hàng cho các dự án đầu tư xây dựng điện cũng rất khó và ảnh hưởng lớn đến đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước", Tổng giám đốc EVN nói.

Do đó, lãnh đạo EVN kiến nghị được áp dụng cơ chế thị trường cho giá điện. Có nghĩa là khi các yếu tố đầu vào cho sản xuất điện tăng thì giá điện cũng sẽ tăng và ngược lại, điều này giống với cách điều hành giá xăng hiện nay. 


EVN kiến nghị điều chỉnh giá điện như giá xăng dầu.
EVN kiến nghị điều chỉnh giá điện như giá xăng dầu.

Trong tháng trước, EVN đã công bố tính toán cho thấy trong năm 2022, tập đoàn này có thể lỗ hơn 31.000 tỷ đồng và đã đề xuất cấp có thẩm quyền tăng giá điện. Hiện phương án đề xuất của EVN đang được Bộ Công Thương cùng các cơ quan liên quan thẩm định, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. 

Theo Quyết định 24/2017, giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh dựa trên biến động đầu vào của tất cả các khâu gồm phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý ngành và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện. Quyết định 24 nêu rõ, giá bán lẻ điện bình quân tăng 3-5%, EVN được quyền quyết định điều chỉnh. Mức biến động giá bán lẻ điện bình quân 5-10%, thẩm quyền quyết định thuộc Bộ Công Thương và trên 10% Thủ tướng quyết định điều chỉnh giá bán lẻ bình quân.

Trong gần 5 năm qua, quyết định này đã được thực hiện, tuy nhiên trong thực tế việc điều chỉnh giá ở mức nào thì cũng phải có sự chấp thuận từ cấp có thẩm quyền do điện là đầu vào sản xuất, ảnh hưởng tới nhiều ngành, lĩnh vực. 

Tại hội nghị, đại diện EVN kiến nghị  Chính phủ có cơ chế để các dự án nguồn điện, lưới điện quan trọng được sử dụng vốn vay ODA và cho EVN vay lại không chịu rủi ro tín dụng. "Kiến nghị các cấp có thẩm quyền sớm phê duyệt Quy hoạch điện VIII, để EVN cũng như các nhà đầu tư có cơ sở triển khai các dự án nguồn, lưới điện đảm bảo việc cung ứng điện trong những năm tới", lãnh đạo EVN đề xuất.

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh đánh giá cao vai trò của các tập đoàn, tổng công ty trong đó có EVN. Ông cho biết, khó khăn của các tập đoàn, tổng công ty sẽ được trình các cấp có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ. Tuy nhiên, đề nghị EVN và các tập đoàn khác như PVN, TKV hay Petrolimex... cùng có trách nhiệm trong bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, bình ổn thị trường, bảo đảm nhu cầu về điện cho đời sống, sản xuất.

Liên quan đến vấn đề điều chỉnh giá điện, trước đó, bên lề họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 11, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải thông tin EVN đã có đề xuất điều chỉnh giá điện theo đúng Quyết định 24/2017 của Thủ tướng. 

"Bộ Công Thương cũng thực hiện theo đúng nội dung tại quyết định này và đang phối hợp với các bộ, ngành để rà soát theo đề xuất của EVN để thực hiện đúng nội dung của Quyết định 24/2017 của Thủ tướng", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho hay. Tuy nhiên, chưa có thông tin cụ thể về thời gian xem xét và mức tăng giá điện mà EVN đề xuất. 

Giá bán lẻ điện bình quân hiện nay là 1.864,44 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT), mức giá này được duy trì từ tháng 3/2019 đến nay. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

2 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

2 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

2 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

2 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước