EU khó chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng Nga khi công nhân dầu khí Na Uy liên tục đình công
Không kể đến Nga, thì Na Uy là nhà cung cấp khí đốt đường ống hàng đầu cho châu Âu. Bắt đầu từ cuộc đình công hôm 5/7, khiến cho sản lượng dầu và khí đốt tự nhiên của Na Uy giảm xuống. Theo Reuters, Công đoàn của Tổ chức Các nhà quản lý và Điều hành Na Uy (Lederne) đang kiến nghị đòi tăng lương cho công nhân để bù đắp cho việc lạm phát gia tăng nhanh chóng.
Sản lượng khai thác ở ba mỏ ngoài khơi đã không còn gì chỉ trong ngày đầu tiên đình công, không hoạt động. Cuộc đình công vẫn được dự kiến tiếp diễn vào thứ 4 ngày 6/7 và 9/7) thứ bảy) tới đây.
Hiệp hội Dầu khí Na Uy (NOG) - nơi tập trung các công ty dầu khí lớn của Na Uy cho biết, sau khi cuộc đình công tiếp diễn vào ngày 6/7 thì sản lượng khí đốt và dầu thô sẽ lần lượt giảm đi 13% và 6,5%. Tương đương với mỗi ngày sản lượng của Na Uy sẽ bị giảm đi khoảng 292.000 thùng dầu và 130.000 thùng dầu thô.
Không những thế, nếu như đình công tiếp tục căng thẳng hơn, thì Na Uy còn phải đứng nhìn sản lượng khí đốt hàng ngày bị giảm thêm khoảng 230.000 thùng dầu và 160.000 thùng LNG.
Một loạt các mỏ Gudrun, Oseberg South và Oseberg East được Công ty Equinor của Na Uy tuyên bố dừng sản xuất. Các mở Heidrun, Kristin và Aasta Hansteen cũng chuẩn bị phải đóng cửa vào ngày 6/7. Đồng thời, cũng sẽ phải tạm dừng hoạt động đối với mỏ Tyrihans, gắn với giàn khoan Kristin.
Sau khi công đoàn Lederne bỏ phiếu không chấp nhận một thỏa thuận lương, cuộc đình công được dự kiến diễn ra ở các mỏ Sleipner, Gullfaks A và Gullfaks C từ ngày 9/7, theo công ty Equinor cho biết.
Chính phủ của Na Uy cho biết họ đang theo dõi và sẽ vào cuộc can thiệp để chấm dứt việc đình công nếu sự việc trở nên trầm trọng.
Người đứng đầu công đoàn Lederne, ông Audun Ingvartsen chia sẻ rằng việc đình công ngày một gia tăng không nhắm đến mục đích gây sức ép và buộc chính phủ phải ra sức dàn sếp.
Ông cũng nêu rõ rằng: “Chúng tôi muốn doanh nghiệp phải trao đổi và lắng nghe ý kiến của người lao động”.
Bên cạnh đó, cũng có một số công đoàn dầu khí khác ở Na Uy đã đồng ý với thỏa thuận lương và sẽ không diễn ra đình công.
Thách thức đối với châu Âu
Trong bối cảnh giá các loại nhiên liệu leo thang, các nước châu Âu đang đặt kỳ vọng vào Na Uy để thoát khỏi sự phụ thuộc năng lượng từ Nga thì lại gặp nhiều khó khăn hơn vì những cuộc đình công nổ ra.
Hiện quốc gia Bắc Âu đang cung cấp 1/5 nguồn cung tại Anh và đáp ứng khoảng 1/4 nhu cầu cho châu Âu, theo thông tin từ Bộ Dầu khí cho biết.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, cuộc đình công lần này sẽ khiến cho giá của các mặt hàng leo thang bởi sự thiếu hụt khí đốt ở châu Âu và nguồn cung của Nga vẫn đang bị hạn chế xuất khẩu.
Theo dữ liệu được cung cấp từ London’s ICE, kết thúc phiên giao dịch ngày 4/7, lần đầu tiên giá khí đốt ở châu Âu đã qua mốc 1.800 USD/1.000 m3 kể từ ngày 9/3.