Đức Phật răn dạy: Vay tiền không trả là đang tự gieo cho mình nghiệp nghèo hèn
BÀI LIÊN QUAN
Thấu tỏ lời Phật dạy về tình cảm vợ chồng: Sống với nhau phải nhớ hai chữ "tu khẩu"Đức Phật dạy về chữ "Tâm" giúp thức tỉnh đời người: Nghe một lần thấm một đờiThấm thía lời Đức Phật dạy về việc "kinh doanh thành công": Phước báo được tô bồi, vun đắp bởi nhiều đời và làm nhiều điều thiệnTheo Phật giáo, làm người có nợ nhất định phải trả. Đừng bao giờ nghĩ rằng mình có nợ rồi thì tìm cách trốn chạy. Bởi vì dù sớm hay muộn thì bạn cũng sẽ phải trả giá cho hành động của bản thân mình. Một người bằng lòng đem tiền cho chúng ta vay thì điều này chứng tỏ họ là người đối xử với ta rất tốt, tin tưởng vào chúng ta. Chính vì thế, chúng ta cần giữ lời hứa cho mình, chẳng thể nào vay rồi lại không chịu trả. Nếu quả thật nhất thời chưa thể đem tiền trả cho người ta thì hãy nói rõ cho họ hiểu. Hơn thế cũng phải cố gắng kiếm tiền để có thể hoàn trả cho người ta. Bởi vì người chúng ta vay cũng chính là bạn bè tốt nên phải biết thông cảm cho nhau. Vậy nên, chúng ta nhất định phải luôn ghi nhớ ở trong lòng, càng sớm càng tốt phải trả nợ cho người ta.
Giác ngộ lời Phật dạy về sự tha thứ: Lắng nghe để tâm hồn được mở rộng hơn
Trong cuộc sống này, chẳng dễ gì để bỏ qua lỗi lầm của ai đó đã gây ra cho mình, mỗi lần như thế hãy lắng nghe lời Phật dạy về sự tha thứ để nhìn nhận lại bản thân và suy nghĩ tích cực hơn về cuộc sống.Lời Phật dạy về việc giải quyết "xung đột" giữa cá nhân với gia đình và xã hội: Nắm rõ sẽ giúp cho gia đình hạnh phúc, xã hội thịnh vượng
Trong cuộc sống, mỗi khi biết được các nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân, gia đình và xã hội thì tùy theo từng nguyên nhân mà áp dụng lời Phật dạy để giải quyết thì sẽ thành công cũng giống như việc biết được nguyên nhân gây ra bệnh và uống thuốc thì sẽ nhanh lành bệnh.Trên thực tế, người cho chúng ta vay cực kỳ có công đức lớn. Mặc dù không phải là quyên tặng cho người khác nhưng nếu người không phải đang gặp khó khăn hay nguy hiểm thì cũng chẳng đi vay làm gì cả. Chính việc cho vay sẽ giúp cho họ vượt qua được hoạn nạn. Và khi chúng ta cho người khác chút tiền không giúp ích người đó bằng đi vay người khác nhiều tiền. Bởi vì cho ít tiền cũng chẳng thể nào làm được việc lớn. Có người kiếp trước thiếu nợ tiền túi muối mà kiếp này phải làm trâu để sớm tối chở muối trả nợ. Vậy nên, tiền chúng ta mắc nợ cũng sinh ra lãi như trong ngân hàng vậy. Mỗi ngày không trả thì tiền lãi sẽ tăng lên rất nhiều.
Việc vay không chịu trả chính là biểu hiện của tâm ích kỷ, tráo trở. Bạn đang tự gieo nghiệp cho bản thân mình, nhanh thì đời nay, muộn thì đời sau nhận nghiệp. Phật dạy tiền bạc là phải phân minh, tình ái thì phải dứt khoát. Tiền bạc là mồ hôi, là công sức lao động của mỗi người. Nếu vì yêu quý nhau, thân thiết nhau mà lợi dụng tiền bạc của nhau thì sẽ đến một ngày tình cảm cũng sẽ sứt mẻ.
Ngay cả chị em trong gia đình cũng cần phải rõ ràng chuyện tế nhị này. Khoản nào cần trả, khoản nào cho thì cần phải biết ơn. Đối với người nhận thì bắt buộc không bao giờ được quên những ân tình đó, bởi món nợ đó không đơn thuần là nợ vật chất mà đó chính là món nợ ân nghĩa. Khoản nào cho, biếu hay tặng thì người cho không nên đòi người nhận một cách nào đó trả ơn mà hãy vô tư theo cách “cho đi hạnh phúc chính là mang lại hạnh phúc cho mình”.Vậy nên, có vay thì phải có trả.