Giác ngộ lời Phật dạy về sự tha thứ: Lắng nghe để tâm hồn được mở rộng hơn
BÀI LIÊN QUAN
Đức Phật dạy rằng: Trong hàng ngàn tội, tội "bất hiếu" là nặng nhất, nghiệp báo lớn nhấtLời răn dạy của Đức Phật về việc "tích phúc đức" cho bản thân: Hãy uốn lưỡi bảy lần trước khi nóiĐức Phật chỉ dạy "lòng tốt" cần có giới hạn và nguyên tắc: Tiểu ân dưỡng quý nhân, đại ân dưỡng kẻ thùCâu chuyện về lòng tha thứ
Theo Phật giáo, ở một gia đình nọ có nuôi một con lợn rất đặc biệt, nó luôn tỏ ra hiền hòa với mọi người nhưng mỗi lần nhìn thấy hàng xóm tên A sang chơi. Khi thấy người này con lợn đã phản ứng rất dữ dội, thậm chí là nhảy lên, điên cuồng hò hét, chỉ muốn xông ra cắn đuổi ông ta. Ông A tỏ ra rất bực mình và muốn mua con lợn này để giết thịt. Mong muốn của ông được toại nguyện khi ông nhận được sự chấp thuận của chủ nhà. Tuy nhiên, khi mua được về ông lại nghĩ: "Hay đây là do kết duyên oán thù kiếp trước giống như Phật giảng dạy không? Thế thì, không có thù oán nào không thể giải được".
Cũng kể từ đó ông đã đổi ý không làm con lợn này nữa. Theo đó, ông đã nuôi dưỡng đến lúc con lợn mất đi theo tự nhiên. Nhưng điều đặc biệt là, từ ngày ông nuôi con lợn ấy nó không hè thể hiện thái độ hung hãn như trước đây nữa. Vậy nên, có thể thấy được một điều rằng, biết tha thứ có sức mạnh cảm hóa vô cùng đặc biệt. Nó giúp cho con người xích gần lại với nhau hơn, giúp người ác trở nên thiện lành.
Đức Phật dạy rằng: Trong hàng ngàn tội, tội "bất hiếu" là nặng nhất, nghiệp báo lớn nhất
Bên cạnh đó, Đức Phật cũng đưa ra tiêu chuẩn đối với một người con được gọi là hiếu đạo thì phải hội tụ được đủ cả hai mặt đó là lý và sự.Thấm thía bài học sâu sắc về "cách ứng xử" qua chiếc khăn tay của Đức Phật: Người thắt nút cũng chính là người biết cách cởi nút nhanh nhất
Trong một lần đi thuyết pháp, các môn đồ đã tỏ ra ngạc nhiên khi hôm đó Đức Phật bỗng mang theo một chiếc khăn tay.Lời Đức Phật dạy về sự tha thứ
Hãy hiểu sự tha thứ là gì?
Tha thứ chính là hành động bỏ qua lỗi lầm của người khác. Tuy nhiên việc này không có nghĩa là xóa đi, chối bỏ đi những điều xấu mà người khác gây ra cho mình mà đó là gói gọn lại những vết thương cũ để rồi bình tâm quan sát chúng lành lại. Sự tha thứ sẽ cho phép quá khứ trôi qua, không còn ảnh hưởng đến cuộc sống trong hiện tại, tương lai của mỗi con người. Và khi bắt đầu khởi lên lòng tha thứ thì đó chính là sự khởi đầu tu tập cho bản thân ta. Chúng ta nhận thức và trải qua nỗi đau bị tổn thương nhưng vẫn sẵn sàng cho qua, tìm cách để có thể thấu hiểu những hành động trước đây mà người khác đã gây ra cho mình. Đó là sự thể hiện của lòng từ bi ở một mức độ cao nhất - từ bi đối với những người đã làm tổn thương mình.
Tha thứ giúp con người đạt được trạng thái an lạc
Theo Phật giáo, sự tha thứ chính là một bước hết sức quan trọng nhằm đạt được trạng thái an lạc, điều mà chúng ta mong muốn có được cuộc sống này. Đức Phật dạy rằng, cố chấp không tha thứ sẽ làm cho bản thân con người vô cùng đau khổ. Là con người, ai rồi cũng sẽ có những lúc sai lầm, sẽ có những lúc vô tình làm tổn thương những người khác. Chúng ta không nên oán trách, ghét bỏ hay cô lập họ mà hãy thông cảm, tha thứ cho những lúc người khác sai lầm để tha thứ cho bản thân mình. Đạo Phật chỉ rõ rằng những suy nghĩ tiêu cực như thù ghét, giận dữ có ảnh hưởng lớn và lâu dài đến nghiệp. Chính vì thế, mỗi người cần tu dưỡng những ý niệm tốt đẹp, từ bi.
Trong Đạo Phật có chỉ ra rằng, có khổ đau thì mới có an lạc. Một khi đã trải qua đau khổ thì chúng ta mới quý trọng những ngày tươi đẹp. Và chính những hoàn cảnh dẫn đến sự đau khổ của chúng ta mới có được cơ hội tăng trưởng trí tuệ và từ bi. Chính vì thế, những hoàn cảnh bất lợi, gây tổn thương cho chúng ta cũng đồng nghĩa là nguồn chất liệu để chúng ta tu tập.
Bí quyết luyện tập và trau dồi lòng tha thứ theo lời Đức Phật
Để biết tha thứ thì chúng ta phải hiểu về khái niệm nhân - quả là trung tâm của lời Phật dạy. Vậy, để tha thứ cho người đã gây tổn hại cho mình thì hãy đặt mình vào vị trí của người đó, cố gắng hiểu tại sao người đó làm thế. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể cảm thông được cho họ. Một khi bình tĩnh và biết quan sát thì chúng ta cũng nhận thấy kẻ gây ra lỗi lầm mới là nạn nhân đáng tội nghiệp nhất. Họ có thể làm cho chúng ta đau nhất mọi thời đại nhưng chính họ sẽ cảm thấy bế tắc tâm lý, sự bất an hành hạ họ trong từng phút giây. Nếu họ càng cứng đầu, không biết hối lỗi thì lại càng đáng thương hơn. Bởi vì họ chẳng bao giờ biết bao giờ mới tỉnh để có thể thiết lập cho mình một đời sống bình an, hạnh phúc.
Tha thứ không phải là điều dễ làm, vì thế không thể cố gắng một chút là được. Vậy nên đừng nên cứng nhắc, luôn đòi hỏi sự hoàn hảo từ phía người khác, vướng kẹt vào cảm xúc muốn nhiều hơn những gì mình có. Và chỉ khi hiểu được những điều đó thì bạn mới có thể kiểm soát từng chút một những náo động trong tâm trí của mình. Chúng ta phải có khả năng thu dọn bớt những nhu cầu thỏa mãn ích kỷ thì trái tim mới có chỗ để chứa đựng người khác. Nên nhớ rằng, càng vị kỷ thì càng không thể tha thứ. Bởi vị kỷ chính là trợ lực của sự vị tha. Đôi khi bạn nghĩ rằng bản thân phải làm như thế thì mới có thể thức tỉnh, mới sự mà không dám tái phạm nhưng thực tế là trong thâm tâm chúng ta đang tức giận, có ỹ muốn trừng phạt. Hay đôi khi thấy người kia quá đáng thương, cần được che chở và vỗ về hơn là khiển trách nhưng thực chất là đang lo sợ người ấy ghét bỏ không còn quý mến mình nữa.
Dù chúng ta không phải là bậc thánh nhân để sẵn sàng tha thứ hết mọi lỗi lầm của con người nhưng hãy tin rằng, sự tha thứ luôn là linh dược có thể chữa trị mọi nỗi khổ, niềm đau cho kẻ được tha thứ và cả người tha thứ.