Đức Phật dạy rằng: Trong hàng ngàn tội, tội "bất hiếu" là nặng nhất, nghiệp báo lớn nhất
BÀI LIÊN QUAN
Lời răn dạy của Đức Phật về việc "tích phúc đức" cho bản thân: Hãy uốn lưỡi bảy lần trước khi nóiĐức Phật dạy về chữ "Tâm" giúp thức tỉnh đời người: Nghe một lần thấm một đờiĐức Phật dạy về "giá trị" của đồng tiền: Dùng đúng sẽ đem lại lợi ích còn sai thì hậu quả khó lườngTrong hàng ngàn tội, tội "bất hiếu" là nặng nhất
Theo Khỏe & Đẹp, người xưa đã nói rằng: "Trong trăm cái thiện thì hiếu đứng đầu" - ý chỉ khuyên bảo chúng ta phải hiếu thảo với cha mẹ, với bề trên. Là phận làm con thì phải chăm sóc cha mẹ khi về già, nếu không thì không làm tròn bổn phận, là bất hiếu và trời đất sẽ không dung tha. Đức Phật có dạy rằng: "Từ vô lượng kiếp đến nay, chúng sanh lang thanh trong nẻo luân hồi, bỏ thân này nhận thân khác, sinh đi sinh lại bao nhiêu lần và sữa mẹ mà chúng ta uống còn nhiều hơn nước trong bốn biển. Rồi công dưỡng dục của cha, đời này kiếp này làm sao mà trả hết".
Từ ngàn xưa, chữ hiếu là nền tảng của đạo đức, gia đình cũng chính là nền tảng của xã hội. Trong gia đình, chữ hiếu là nền tảng để xây dựng nên hạnh phúc, đem đến sự an vui cho tất cả mọi người. Còn con cái có hiếu với cha mẹ, bên cạnh việc mang lại niềm vui chung trong gia đình thì còn mang đến cho mình sự an lạc và bình an.
Lời răn dạy của Đức Phật về việc "tích phúc đức" cho bản thân: Hãy uốn lưỡi bảy lần trước khi nói
Đức Phật dạy rằng "có một kiểu lời không nên nói và một kiểu lời không nên nói ra, làm được con người sẽ tích thêm phúc đức cho bản thân" - đây chính là lời khuyên mà tất cả chúng ta đều có thể vận dụng ngay trong cuộc sống hàng ngày.Đức Phật chỉ dạy "lòng tốt" cần có giới hạn và nguyên tắc: Tiểu ân dưỡng quý nhân, đại ân dưỡng kẻ thù
Trong cuộc sống, hành thiện cũng phải lý trí và sắc bén, nếu chỉ luôn đóng vai trò bỏ ra, cho đi thì thứ mà bạn giúp sẽ chỉ là lòng tham, kẻ thù và sự vô ơn.Đức Phật cũng đưa ra tiêu chuẩn đối với một người con được coi là hiếu đạo thì phải hội tụ đủ cả hai mặt lý và sự. Sự ở đây chính là hình thức báo đáp bên ngoài, đó là sự lo lắng, chăm nom phụng dưỡng cha mẹ khỏi mọi điều thiếu thốn về vật chất, luôn tôn trọng kính lễ cha mẹ và không làm cho cha mẹ của mình phiền lòng. Còn lý chính là chăm lo đời sống tâm linh cho cha mẹ, hướng cha mẹ phát khởi thiện tâm, gieo tạo phước lành, tu theo chánh đạo. Đồng thời cũng làm sao cho cha mẹ hiểu được rõ đường lành, tin sâu nhân quả, thoát khỏi vòng mê tín, ra khỏi luân hồi nghiệp báo để đạt được đến sự an lạc giải thoát trong hiện tại và tương lai. Đối với những người ngược đãi cha mẹ thì sẽ phải chịu quả báo, phúc báo có gây dựng bao nhiêu cũng sẽ mất hết, kiếp này không chịu hết thì sẽ sang tận đến kiếp sau.
Phạm nghiệp nặng khi nói những lời ác
Câu nói "Khẩu xà tâm Phật" là hoàn toàn sai bởi vì Phật chẳng bao giờ nói những lời độc ác. Chính vì thế, mỗi người cần có cách nói thương khác nhau hay cách biểu hiện từ bi khác nhau. Giống như hạnh sai biệt của các Bồ Tát, thị hiện chính là Phán quan cũng xét xử công minh, khó có thể gọi đó là ác tướng. Chư tổ mắng chửi đệ tử tâm không, để giáo hóa nhẫn hạnh hay khai ngộ chân tánh thì chẳng thể gọi đó là ác khẩu.
Đối với những người tự cho bản thân có tâm lành, nên buông lời không kiềm chế, mỗi lời nói gây hại cho kẻ khác không kể xiết lại ngụy biện bằng câu "Khẩu xà Tâm Phật" thì khẩu nghiệp ấy thật khôn lường. Từ tâm Phật thì lời ấy dù thế nào cũng mang lại lợi ích cho những người nghe. Ngược lại thì sự gây gại đó gọi là ác khẩu. Vậy nên, tâm ác sẽ sinh tướng ác từ đó sinh khẩu ác, nghiệp ác và cuối cùng là ác báo.