meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Du lịch quốc tế hồi phục tạo cú “hích” mạnh cho thị trường khách sạn trong nước

Thứ bảy, 11/03/2023-18:03
Kể từ ngày 15/3/2022, Việt Nam mở cửa hoàn toàn cho du lịch quốc tế sau một thời gian dài đóng cửa vì đại dịch. Cũng nhờ sự kịp thời và nhạy bén đã giúp cho du lịch Việt Nam có nhiều tín hiệu khởi sắc. Đến nay các chuyên gia cho rằng, việc phục hồi du lịch quốc tế đang là động lực thúc đảy thị trường khách sạn tăng trưởng...

Khách quốc tế trở lại đông đảo

Tổng cục Thống kê cho biết, năm 2022 Việt Nam đón tổng 101,3 triệu lượt khách du lịch, bao gồm 3,7 triệu lượt khách quốc tế, tăng 2,228% theo năm. Khách quốc tế tăng từ 0,4% năm 2021 lên 3% lượng khách du lịch Việt Nam năm 2022. Riêng Hà Nội đón 18,7 triệu lượt khách, vượt xa mục tiêu 10 triệu đặt ra trước đó. Khách nội địa tới Hà Nội đạt 17,2 triệu lượt tăng 330% theo năm; khách quốc tế đạt 1,5% triệu lượt, tăng 650% theo năm. 

Đối với thị trường Trung Quốc, việc mở lại đường bay mang tới kỳ vọng lớn. Dù thời hạn khai thác các chuyến bay vẫn đang được các hãng hàng không lùi lại tới tháng 4 hoặc tháng 5/2022 để chờ quyết định của Trung Quốc về việc cho phép người dân tới Việt Nam du lịch. Nhưng dự kiến, thị trường khách sạn sẽ hưởng nhiều lợi ích trong thời điểm này. 


Sự nhộn nhịp của ngành du lịch sẽ giúp ngành khách sạn sớm tăng trưởng trong năm 2023
Sự nhộn nhịp của ngành du lịch sẽ giúp ngành khách sạn sớm tăng trưởng trong năm 2023

Chuyên gia cho rằng, sự nhộn nhịp của ngành du lịch sẽ giúp ngành khách sạn sớm tăng trưởng trong năm 2023. Bên cạnh lực đẩy là đà tăng trưởng của ngành du lịch, thì sự bứt tốc của ngành khách sạn còn đến từ nhu cầu lớn ở lượng khách công vụ, hay nhóm nhà đầu tư nước ngoài. 

Năm 2023, thị trường Việt Nam dần trở nên ổn định hơn hậu Covid - 19, bước vào giai đoạn tăng trưởng kinh tế và thu hút các hoạt động đầu tư, bao gồm cả FDI. Nhà đầu tư nước ngoài hướng tới việc lưu trú tại các thành phố lớn như Hà Nội, sau đó di chuyển dần sang các khu vực lân cận như Hải Phòng, Bắc Ninh…

Savills ghi nhận, trong quý IV/2022, các khách sạn tại Hà Nội từ 3 sao trở lên đã có những cải thiện tốt về công suất. Cụ thể, công suất thuê khách sạn đạt 49%, tăng 7 điểm % theo quý và 22 điểm % theo năm. Phân khúc khách sạn 5 sao đạt công suất 60%. Giá phòng trung bình là 2,5 triệu đồng, tăng 15% theo quý và 41% theo năm. Xét cả năm 2022, công suất thuê tăng 16 điểm %, đạt 39%; Giá phòng tăng 23%, trung bình đạt 2,2 triệu đồng. 

Nguồn cung dự kiến có thêm 10.300 phòng mới

Bà Đỗ Thu Hằng - Giám đốc cấp cao Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn của Savills Hà Nội cho biết, trong năm 2023, dự kiến có 8 dự án với quy mô 1.300 phòng sẽ khởi động, từ năm 2024 trở đi sẽ có 60 dự án mới, quy mô khoảng 10.300 phòng tại thị trường Hà Nội. 

Hậu Covid - 19, các chủ đầu tư đã chú trọng hơn vào thiết kế, trải nghiệm khách hàng và chất lượng dịch vụ, thay vì đơn thuần phát triển quy mô như trước. Đây là một tín hiệu tốt vì thị trường Việt Nam sẽ có đa dạng hơn các sản phẩm. 

“Để đón lượng khách gia tăng trong mùa cao điểm, nhiều chủ đầu tư chủ động chuẩn bị ra mắt nhiều sản phẩm lưu trú mới. Tuy nhiên, nhu cầu du lịch của khách trong và ngoài nước vẫn chưa đủ nâng công suất lên 100% tai các khách sạn ngay lúc này. 

Ở những thị trường ven biển Đà Nẵng hiện chỉ đạt gần 50% công suất của năm 2019. Do đó, việc đưa ra chiến lược vận hành hợp lý sẽ giúp tăng công suất và xây dựng, cải tạo dự án theo từng giai đoạn hợp lý, là chiến thuật giúp chủ đầu tư áp dụng nhằm tận dụng hiệu quả cơ hội này” - Bà Hằng cho hay. 


Triển vọng phát triển của thị trường khách sạn Việt Nam hiện vẫn khả quan
Triển vọng phát triển của thị trường khách sạn Việt Nam hiện vẫn khả quan

Dưới góc nhìn nhà đầu tư, hiện nay có nhiều sự lựa chọn với sản phẩm đa dạng nên vị chuyên gia lưu ý: “Với mỗi loại hình bất động sản sẽ có những đặc tính riêng. Các nhà đầu tư cần hiểu rõ bản chất của các sản phẩm để đánh giá giá trị của dự án và các lợi ích tiềm năng có thể đạt được khi đầu tư”. 

Cùng quan điểm này, nhóm chuyên gia của Colliers đánh giá, các nhà đầu tư cần duy trì sự thận trọng, đặc biệt với phân khúc khách sạn trong thành phố. Bởi, tài sản này được kỳ vọng cần thêm nhiều thời gian để hồi phục hoàn toàn. 

Theo đại diện CBRE, dù còn nhiều khó khăn nhưng khi đánh giá chung về triển vọng phát triển của thị trường khách sạn Việt Nam hiện vẫn khả quan, nhờ cơ sở hạ tầng tiếp tục cải thiện, chính sách thị thực ưu đãi và định hướng đẩy mạnh phát triển du lịch thành ngành kinh tế trọng điểm quốc gia.

Bên cạnh đó, Việt Nam được toàn thế giới biết tới là một trong những quốc gia có sự ứng phó với Covid thành công nhất. Điều này giúp Việt Nam xây dựng nên hình ảnh một điểm đến an toàn trên bản đồ du lịch thế giới. Điều này giúp thu hút khách quốc tế tới Việt Nam sau khi dịch bệnh được kiểm soát.  

Đại diện Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam nhìn nhận, bức tranh thị trường bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng, bao gồm cả sản phẩm khách sạn dự báo còn nhiều khởi sắc. Bởi, thời điểm này các địa phương vẫn đang thực hiện tốt kế hoạch thích ứng an toàn trong tình hình mới, qua đó giúp ngành du lịch dần ấm trở lại.

Cần “đội phản ứng nhanh” cho du lịch quốc tế

Nhiều ý kiến cho rằng, ngành du lịch cũng cần đẩy mạnh thu hút du khách từ các thị trường khác để thay thế, như Đông Nam Á, Úc, Ấn Độ… Nhưng việc này phải đẩy nhanh và bằng biện pháp hiệu quả mới.

Nhiều năm nay, các thị trường như Ấn Độ, Úc hay các phân khúc khác như mảng du lịch tàu biển, khách thể thao, hội nghị… vẫn được nhắc tới như những kênh mới, giúp cho doanh nghiệp tăng doanh thu và tránh bị lệ thuộc vào một vài thị trường lớn. Nhưng, mọi việc mới chỉ được đề cập tới chứ chưa nghiên cứu, thực hiện gì.

Chẳng hạn như Ấn Độ, lương thị thực cấp cho du khách nước này tăng lên vài chục lần so với trước dịch Covid - 19, không ít tỷ phú sẵn sàng chi tiền tổ chức tiệc, đám cưới xa hoa tại một số khu nghỉ dưỡng cao cấp của Việt Nam. Tuy nhiên, khi so sánh tổng thể lượng khách và doanh thu thì đóng góp của thị trường này với ngành du lịch còn quá nhỏ. 


Mảng du lịch quốc tế cần có thêm chiến lược dài hơi để phục hồi
Mảng du lịch quốc tế cần có thêm chiến lược dài hơi để phục hồi

Ấn Độ hiện nay là nguồn khách hàng lớn của Singapore và Malaysia. Đây là hai quốc gia có ngành công nghiệp không khỏi phát triển và có cộng đồng người Ấn sinh sống và làm ăn đông đảo, giúp kết nối mạnh mẽ về văn hóa cùng các kênh bán hàng với thị trường. 

Nếu so sánh thì Việt Nam đang yếu thế hơn, lại đi sau hai thị trường này nên cần nhắm tới các phân khúc khách hàng, phục vụ du khách ra sao và cách chi trả, làm ăn với đối tác Ấn Độ cho phù hợp. 

Theo nhiều doanh nhân, cần giảm thời gian xét duyệt thị thực từ 5 - 7 ngày làm việc xuống 1 ngày làm việc cho khách Ấn Độ, quảng cáo trực tiếp các chương trình ưu đãi tốt cho khách hàng doanh nghiệp, công ty tổ chức tiệc cưới. Như vậy sẽ giúp thu hút thêm lượng khách du lịch Ấn Độ trong các tháng tới. 

Cũng tương tự với thị trường Nga, tuy vẫn có doanh nghiệp xin tổ chức các chuyến bay đưa khách từ Nga sang Việt Nam nhưng vì bị đình trệ vì ảnh hưởng từ cuộc xung đột với Ukraine, nên cần có cơ quan hoặc nhóm hỗ trợ để “thông chốt” thị trường lập tức. 

Với Trung Quốc, cần có biện pháp thúc đẩy kết nối các nguồn khách hàng với nước láng giềng và thực hiện chiến dịch tiếp thị điểm đến cũng như hoàn thiện dịch vụ để phục vụ tốt cho du khách hơn cả trước dịch. 

Trải qua sự đình trệ sau hơn 3 năm vì dịch bệnh, mảng du lịch quốc tế cần có thêm chiến lược dài hơi để phục hồi, tuy nhiên cũng cần “hành động tức thì” để tháo gỡ vướng mắc trong thời điểm khó khăn hiện tại. 

Nếu chỉ có cơ quan quản lý du lịch thực hiện những hành động này là không đủ, cần thêm sức mạnh từ các cơ quan khác như quản lý xuất nhập cảnh, ngoại giao, tài chính, hàng không… để “ứng cứu” ngay khi doanh nghiệp gặp vấn đề; Với các đoàn khách lớn; Khi thị trường có chuyển biến đột ngột.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

Thị trường chung cư cuối năm: Môi giới liên tục mời bán giá cao nhưng chủ yếu "hỏi để đấy"

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

14 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

14 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

14 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

14 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

14 giờ trước