Du lịch mở cửa, thị trường mặt bằng bán lẻ, văn phòng, cửa hàng cho thuê ở TP.HCM hồi sinh
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường văn phòng cho thuê còn "ngổn ngang" nhiều thách thứcTừng là kênh đầu tư “hái ra tiền”, nay căn hộ cho thuê Tp.HCM rơi vào thảm cảnh “ế khách” trầm trọngShophouse cho thuê ế ẩm nhưng giá bán lại tăng bất chấpThị trường bán lẻ ở TP HCM thoát cảnh “đắp chiếu”
Quý 1/2022, Việt Nam chính thức mở cửa du lịch, đón khách du khách quốc tế trong bối cảnh dịch Covid-19 được kiểm soát cơ bản đã tạo điều kiện để thị trường bán lẻ TP. HCM thoát khỏi cảnh “đắp chiếu nằm không” thời gian dài. Trước đó, do ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh kéo dài, nhiều trung tâm thương mại, cửa hàng ở TP.HCM buộc lòng phải đóng cửa, tạm ngừng kinh doanh trong suốt 2 năm.
Bất chấp khó khăn bủa vây, các “ông lớn” nhanh nhạy nắm bắt cơ hội phục hồi của bất động sản bán lẻ
Theo nhận định của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), thị trường bán lẻ Việt Nam dù còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng đang dần hồi phục. Điều này hứa hẹn đem đến tương lai tươi sáng cho bất động sản bán lẻ, đặc biệt là ở các thành phố lớn.Giàu như nhân viên tại Apple, Google, Facebook, TikTok: Lương cơ bản le tới hơn nửa triệu USD/năm
Sự cạnh tranh gay gắt của các công ty công nghệ được thể hiện qua mức lương mà những Apple, Google, Facebook, TikTok,... đề xuất để thu hút nhân tài về làm việc.Nhiều nhà bán lẻ Mỹ chật vật vì lạm phát
Nhận đơn hoàn, xử lý hàng trả lại không phải việc dễ dàng, nhiều hãng bán lẻ lớn tại Mỹ đã quyết định bỏ qua những quá trình tốn thời gian và nhân lực này. Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm hoàn trả đều đã được đưa tới những trung tâm thanh lýQuý I/2022: Masan lãi trước thuế 2.074 tỷ đồng, doanh thu lớn nhất đến từ mảng bán lẻ tiêu dùng
Doanh thu của Masan năm 2022 có thể dao động trong khoảng 90.000-100.000 tỷ đồng, tăng trưởng 22-36% so với năm 2021; trong đó lợi nhuận sau thuế ước tính khoảng 6.900-8.500 tỷ đồng.Tuy nhiên, hiện nay, thị trường bán lẻ ở TP.HCM đang ghi nhận nhiều tín hiệu khởi sắc. Trong dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương vừa qua, các trung tâm thương mại ở TP. HCM đón lượt khách rất lớn đến tham quan và mua sắm. Dù các thương hiệu không tung ra nhiều chương trình khuyến mãi nhưng vẫn thu hút sự chú ý của đông đảo khách hàng.
Theo đó, các trung tâm thương mại tại quận 1, quận 2 và quận 7 đón nhiều người đến mua sắm nhất. Nguyên nhân đến từ việc các trung tâm thương mại này có vị trí nằm rất gần các địa điểm vui chơi giải trí ở trung tâm thành phố nên thuận tiện cho việc người dân di chuyển tham quan, mua sắm. Theo ghi nhận thực tế, khách du lịch quốc tế cũng đã bắt đầu xuất hiện khá nhiều ở các trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố.
Không chỉ có các trung tâm thương mại tại các quận trung tâm TPHCM mà ngay cả các trung tâm thương mại nằm khu vực xa như quận 10, quận Tân Phú, quận Bình Tân hoạt động cũng vô cùng sôi nổi. Theo Sở Công Thương TP.HCM các hoạt động dịch vụ, thương mại trên địa bàn thành phố đang trên đà phục hồi mạnh mẽ và tăng trưởng nhanh chóng trở lại sau khi dịch bệnh Covid-19 cơ bản được kiểm soát tốt trên địa bàn thành phố.
Người dân từ các địa phương quay trở lại TP.HCM làm việc, học tập, thích nghi với điều kiện cuộc sống bình thường mới đã góp phần rất lớn trong việc cải thiện sức mua trên thị trường. Dự báo trong quý 2/2022, các hoạt động thương mại, dịch vụ ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, nhanh chóng khi nhiều lễ hội được tổ chức và bước vào cao hiểm mùa hè.
Trong những tháng đầu năm 2022, hoạt động thị trường bất động sản bán lẻ ghi nhận mức độ phục hồi không đồng đều giữa các các khu vực tại TP.HCM. Một số ít trung tâm thương mại quy mô lớn đạt được sự phục hồi nhanh chóng với số lượng khách hàng mua sắm đông đúc. Giá thuê mặt bằng bán lẻ khu vực trung tâm tăng 7,5% so với thời điểm quý 4/2021 và tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước.
Theo báo cáo của CBRE Việt Nam, thị trường bất động sản bán lẻ không ghi nhận có thêm nguồn cung mới trong quý 1/2022, tổng nguồn cung bán lẻ ở TP.HCM không có nhiều sự thay đổi, diện tích thuê đạt hơn 1 triệu m2. Thị trường cũng ghi nhận số lượng khách hàng quan tâm hỏi thuê mặt bằng giảm đáng kể so với thời điểm trước dịch Covid-19, nguyên nhân là do một số ngành du lịch, ăn uống giảm hoạt động. Điểm sáng tập trung vào một số ngành hàng mới mở và trong quá trình mở rộng chuỗi cửa hàng, các thương hiệu xa xỉ quốc tế quan tâm đến thị trường Việt Nam.
Nguồn cung kích cầu sự tăng trưởng
Theo nghiên cứu của CBRE, giai đoạn 2022 -2024 nguồn cung mặt bằng bán lẻ dự kiến sẽ đạt khoảng 235.000 m2. Trong đó, nguồn cung ở khu vực trung tâm vẫn tiếp tục suy giảm do hoạt động xây dựng các dự án tiếp tục bị trì hoãn. Hoạt động cho thuê của trung tâm thương mại mới đi vào hoạt động sẽ khá chậm chạp do các đơn vị bán lẻ có xu hướng thận trọng trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh do e ngại diễn biến dịch bệnh và khủng hoảng kinh tế.
Bà Phạm Ngọc Thiên Thanh - Phó Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn CBRE Việt Nam nhận định về triển vọng của thị trường bán lẻ bất động sản cho rằng, những khó khăn từ kinh tế vĩ mô sẽ làm giảm đáng kể sức mua của người tiêu dùng trong thời gian ngắn hạn.
Tuy nhiên, thị trường bán lẻ dự báo sẽ dần hồi phục vào những tháng cuối năm khi lượng khách hàng mua sắm đông đúc vào các dịp nghỉ lễ, cuối tuần và lượng khách du lịch có thể sẽ tăng trưởng cao vào kỳ nghỉ Tết khi mà người tiêu dùng đã thích nghi với cuộc sống bình thường mới. Tuy nhiên, dự báo sự mở rộng của các đơn vị bán lẻ sẽ không đồng đều giữa các nhóm ngành kinh doanh thương mại.
Theo nghiên cứu của Cushman & Wakefield, TP.HCM đã bắt đầu bước vào giai đoạn ổn định và hồi phục kinh tế. Vì vậy, thị trường bán lẻ của thành phố cũng đang dần dần vực dậy khi tỷ lệ lấp đầy đạt tới 94%. Giá thuê mặt bằng bán lẻ trung bình cũng tăng 4,6% so với năm 2021, ở ngưỡng trung bình 47,7 USD/m2 mỗi tháng (tương đương 1,1 triệu đồng/tháng).
Tổng nguồn cung bán lẻ truyền thống bao gồm diện tích trung tâm thương mại, khối đế tòa chung cư và bách hóa tổng hợp gần như không đổi, đạt gần 1,08 triệu m2. Trong thời gian 2 năm tới, dự kiến thị trường bán lẻ TP.HCM sẽ có thêm nhiều diện tích mặt bằng mới từ trung tâm thương mại Vincom Megamall Grand Park, Satra Centre Mall và Socar Mall.
Cushman & Wakefield nhận định, thời gian vừa qua, các ông lớn trong ngành bất động sản tập trung vào việc đầu tư xây dựng hệ sinh thái đa dạng của riêng họ, bao gồm các ngành bán lẻ. Điều này giúp các công ty lớn tận dụng nguồn vốn, liên kết bán lẻ sản phẩm phục vụ cho chính cộng đồng cư dân trong các khu đô thị và khách hàng của họ, đồng thời bao phủ thương hiệu doanh nghiệp tới số đông người dùng.
Điển hình có thể kể đến thương hiệu Nova Retail của tập đoàn NovaLand với chuỗi cửa hàng bán lẻ phân phối các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như GAP, Nike, The Face Shop hay chuỗi bán lẻ Sơn Kim Retail của Sơn Kim Group với chuỗi cửa hàng tiện lợi GS25, chuỗi các spa, cửa hàng.
Đến năm 2025, TP.HCM dự kiến sẽ có hơn 400.000 m2 sàn văn phòng đưa vào thị trường, đến từ một loạt dự án nổi bật như Techcombank Tower, The Sun Tower, Cobi Towers I & II, IFC One, The Nexus, Hallmark.