Dragon Capital nhận định: Tăng trưởng kinh tế cả năm 2022 đạt 8,3%, lạm phát duy trì ổn định
BÀI LIÊN QUAN
Sri Lanka “mắc kẹt” trong các lựa chọn, rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan vì lạm phátLạm phát không chỉ khiến nước nghèo “lao đao”, nhóm người thu nhập thấp tại nước giàu cũng vật lộn vì bão giáQuyết tâm của Fed trong việc kiềm chế lạm phát, ngay cả khi phải làm chậm hoạt động kinh tếTheo đó, trong báo cáo thị trường tháng 6 vừa được công bố, Dragon Capital đã đánh giá tâm lý nhà đầu tư trong nước bị ảnh hưởng bởi các vấn đề toàn cầu, thể hiện qua việc chỉ số VN-Index giảm 7,6% trong tháng 6 và thanh khoản cũng giảm theo tương ứng. Chi tiết, một số nguyên nhân gây ra tình trạng lo ngại cho nhà đầu tư chủ yếu đến từ việc lạm phát tăng nhanh, FED cũng thắt chặt chính sách tiền tệ và khả năng kinh tế Mỹ suy thoái gia tăng cùng việc bán tháo trên thị trường chứng khoán phát triển.
Nếu xét về các yếu tố trong nước, báo cáo cũng đã chỉ ra nhưng yếu tố tích cực đến từ room tín dụng bị hạn chế và xác suất lãi suất ngày càng tăng đã khiến cho thị trường chứng khoán dễ bị ảnh hưởng.
Trung Quốc có thể sắp đối mặt “cơn bão” lạm phát vì giá thịt heo đang tăng mạnh
Trong khi các nền kinh tế lớn khác đều gặp những khó khăn trước cơn bão lạm phát thì Trung Quốc gần như nằm ngoài “đường dây” này. Thế nhưng, điều này có thể sẽ sớm kết thúc trong thời gian tới khi giá thịt lợn tại quốc gia tỷ dân đang tăng cao.Sau báo cáo việc làm, nhà đầu tư chứng khoán Mỹ hồi hộp chờ báo cáo lạm phát
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6, kỳ vọng lạm phát của người dân và báo cáo kết quả kinh doanh quý II của một số doanh nghiệp lớn chính là những thông tin có tác động mạnh tới thị trường chứng khoán Mỹ trong tuần tới.Còn về thanh khoản của thị trường, trung bình trong tháng 6 thanh khoản sẽ tiếp tục giảm 4% so với tháng trước về mức 630 triệu USD trên sàn HoSE và 707 triệu USD trên cả ba sàn. Tuy nhiên thì dòng tiền được hỗ trợ bởi đà mua ròng tháng thứ 3 liên tiếp đến tháng 6, khối ngoại mua ròng 93 triệu USD trong tháng. Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2022, nhà đầu tư ngoại đã mua ròng 87 triệu USD và đây là một điểm sáng tích cực. Thời gian tới, Dragon Capital đưa ra nhận định tâm lý nhà đầu tư vẫn còn thận trọng do nửa cuối năm dự báo không có quá nhiều thông tin vĩ mô hỗ trợ cho thị trường.
Nền kinh tế chứng kiến sự hồi phục ở hầu hết các lĩnh vực
Cũng tiếp đà hồi phục, nền kinh tế của Việt Nam đã tăng trưởng 7,7% trong quý 2/2022 - đây là mức cao nhất kể từ năm 2011. Đặc biệt, dòng vốn FDI vẫn tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh, thương mại khởi sắc và lạm phát vẫn ở trong mức kiểm soát. Song song với đó, ngành dịch vụ tăng trưởng 8,6% trong quý 2 và 6,6% trong nửa đầu năm 2022 đã đóng góp lớn bởi sức tiêu dùng nội địa. Khi nhìn vào những tín hiệu tích cực về bức tranh lợi nhuận, Dragon Capital đã đưa ra dự báo TOP 80 cổ phiếu danh mục quỹ lựa chọn sẽ có sự tăng trưởng EPS 20,8% dựa trên sự phục hồi diễn ra trên mọi mặt của nền kinh tế trong nửa cuối năm 2022.
Còn về thương mại, xuất khẩu tăng 17,5% đạt mức 186 tỷ USD, trong khi đó nhập khẩu tăng 16,1% tương đương với mức 184,9 tỷ USD trong thời gian 6 tháng, qua đó, thặng dư thương mại vẫn đang ở mức khiêm tốn đạt mức 1,1 tỷ USD. Sản xuất cũng có sự tăng trưởng cùng với xuất khẩu, trong 6 tháng đầu năm chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,5% so với cùng kỳ và chỉ số PMI trong tháng 6 là 54 điểm.
Khi xét về diễn biến của nhóm cổ phiếu, bộ đôi nhóm ngành Thực phẩm đồ uống và Bán lẻ đứng vững khi thị trường có dấu hiệu lao dốc. Cổ phiếu ngành F&B khởi sắc trước những biến động của thị trường bởi tính chất phòng thủ cùng hoạt động kinh doanh phục hồi. Bên cạnh đó, nhóm bán lẻ được thăng hoa nhờ vào kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm vượt qua kỳ vọng. Dragon Capital cũng đánh giá kết quả kinh doanh của nhóm bán lẻ nửa cuối năm nay sẽ có sự bùng nổ từ mức nền thấp trong năm 2021.
Kịch bản ghi nhận tích cực: Cả năm tăng trưởng kinh tế đạt 8,3%, lạm phát duy trì ở mức ổn định
6 tháng cuối năm 2022, nhu cầu tiêu dùng toàn cầu thế giới có xu hướng yếu đi. Mới đây, Samsung đã giảm sản lượng toàn cầu và cắt giảm thời gian làm việc tại Việt Nam từ 5 ngày/tuần về 3 ngày/tuần. Dù vậy, FDI giải ngân tăng 8,9% đạt mức 10,1 tỷ USD và Apple cùng Xiaomi chuyển chuỗi sản xuất sang Việt Nam cũng minh chứng cho thấy Việt Nam vẫn tiếp tục là điểm đến hàng đầu cho việc dịch chuyển chuỗi giá trị và chiến lược đa dạng hóa của các tập đoàn trên toàn cầu. Cũng từ sau đợt dịch Omicron, du lịch nội địa trở lại mạnh mẽ với số lượng khách hàng tăng 147% đạt mức 34,7 triệu trong Quý 2/2022 và đạt 60,8 triệu lượt trong 6 tháng đầu năm, so với cùng kỳ năm 2019 tăng 140%. Mặc dù việc đón các du khách quốc tế trở lại gặp không ít khó khăn, chỉ khoảng 600.000 lượt khách kể từ thời điểm mở cửa vào giữa tháng 3 thì quỹ ngoại này cũng nêu quan điểm yếu tố hiện tại chưa ảnh hưởng quá nhiều đến ngành du lịch. Và với đà tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 6,4%, Dragon Capital đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm 2022 có thể đạt 7% trong kịch bản cơ sở và 8,3% trong kịch bản tích cực.
Theo ghi nhận, dù tăng trưởng bứt phá nhưng Dragon Capital cho rằng lạm phát vẫn được duy trì ở mức ổn định. Chỉ số CPI tăng 0,69% so với tháng trước và so với cùng kỳ tăng 3,4%, trong đó xăng dầu đóng góp hơn một nửa mức độ tăng. Bộ Tài chính cũng đã đề xuất cắt giảm một phần thuế và phí của xăng dầu, hiện tại đang chiếm đến 36,8% giá bán cuối cùng. Nếu như được chính thức thông qua việc cắt giảm thuế môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế nhập khẩu thì giá xăng dầu có thể giảm thêm 8 - 10%.
Cũng theo Dragon Capital, lãi suất vẫn đang tiếp tục chịu áp lực tăng khi tăng trưởng tín dụng tăng 9,4% trong 6 tháng đầu năm nhưng tốc độ tăng trưởng huy động chỉ đạt mức 4,5% đã cho thấy được áp lực huy động sắp tới cao. Và việc giảm bớt cung tiền để có thể ổn định lạm phát cũng như duy trì sức mạnh của đồng VND có thể sẽ tiếp tục được Ngân hàng nhà nước thực hiện trong thời gian vài tháng tới. Tuy nhiên, nếu như Fed tăng 75 và 50 điểm lãi suất trong 2 kỳ họp tới thì Việt Nam cũng có thể phải tăng lãi suất 50d điểm vào quý 4 năm 2022.
Trước tình trạng lạm phát như hiện tại, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hoan nghênh Chương trình Phục hồi và Phát triển Kinh tế (PRD) mà Việt Nam đang thực hiện với trọng tâm của việc xác định mục tiêu, chi tiêu hiệu quả cũng như kiên trì thực hiện. IFM cũng lưu ý về các khoản vay có vấn đề, bình thường hóa các thủ tục hoãn trả nợ và theo dõi chặt rủi ro trên thị trường. Hơn thế, Việt Nam cũng nên tiếp tục thúc đẩy đầu tư tư nhân ở trong nước và tăng cường an sinh xã hội. Các động thái gần đây về linh hoạt tỷ giá và hiện đại hóa chính sách tiền tệ cũng được quỹ này đánh giá cao. Ngoài ra, cơ quan này cũng cho biết thêm, ưu tiên hiện tại với các nhà hoạch định chính sách chính là thu hẹp khoảng cách về kỹ năng cho người lao động, khuyến khích việc chuyển đổi số cũng như đảm bảo sân chơi công bằng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc này đòi hỏi cải tổ cấu trúc để có thể cải thiện được môi trường kinh doanh, tăng năng suất lao động từ đó thúc đẩy tiềm năng tăng trưởng.