Đồng USD tăng vọt làm ảnh hưởng nặng nề đến các doanh nghiệp Mỹ
BÀI LIÊN QUAN
Nhiều nước thêm gánh nặng nợ khi đồng USD tăng giáĐà tăng của đồng USD chưa có dấu hiệu dừng lạiFed được hưởng lợi gì khi đồng USD tăng cao?Do đồng USD tăng giá quá mạnh nên doanh thu quý II đã bị thổi bay hàng tỷ USD. Trong nửa cuối năm 2022, nhiều doanh nghiệp đã đồng loạt lên kế hoạch hạ dự báo về các chỉ số tài chính.
Ngay cả những cái tên nổi tiếng như IBM, Netflix, Johnson & Johnson và Philip Morris cũng nằm trong danh sách các tập đoàn chịu nhiều thiệt hại. Sắp tới một số ông lớn trong ngành công nghệ có doanh thu chủ yếu đến từ bên ngoài nước Mỹ như Apple và Microsoft sẽ công bố báo cáo quý II và cũng được dự báo sẽ rơi vào tình cảnh tương tự.
Cú sốc tỷ giá rơi đúng vào thời kỳ kinh tế thế giới đang có nhiều biến động. Lạm phát tăng cao đồng thời chính sách tiền tệ bị thắt chặt sau thời gian dài nới lỏng đã khiến sức chi tiêu của doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng chịu ảnh hưởng nặng nề. Các dữ liệu kinh tế đã chỉ ra rằng, do lạm phát tăng cao khiến sức tiêu dùng suy yếu và hoạt động của các doanh nghiệp cũng bị co hẹp.
Chiến lược gia của HSBC, Max Kettner nhận định rằng: "Nếu như USD có ngừng tăng giá đi chăng nữa thì đà tăng của nó trong suốt 12 tháng qua vẫn đủ khiến các doanh nghiệp phải hạ mạnh ước tính về lợi nhuận".
Tháng 6/2022, lạm phát của Mỹ đã chạm đỉnh cao nhất trong 40 năm qua. Điều này khiến Cục dự trữ liên bang (Fed) phải vội vàng tăng lãi suất để hạ nhiệt, dẫn đến đồng USD tăng giá. Trong tuần này, Fed sẽ có cuộc họp chính sách quan trọng và dự báo thị trường lãi suất sẽ tiếp tục tăng mạnh. So với châu u và Nhật Bản, lãi suất Mỹ tăng mạnh hơn rất nhiều. Vậy nên nhu cầu về đồng USD cũng được đẩy lên cao.
Các nhà đầu tư luôn tỏ ra lo lắng rằng thị trường mới nổi sẽ rơi vào khủng hoảng bất cứ khi nào Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất. Nhất là trong khoảng thời gian này, nỗi lo đang hiển hiện rõ ràng hơn bao giờ hết. Vào ngày 27/7 tới, Fed được dự báo sẽ tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm.
Trong khi đó, Argentina một lần nữa đối mặt với vỡ nợ; Sri Lanka đã cạn kiệt dự trữ ngoại hối và còn nhiều nền kinh tế mới nổi cũng khác đang chìm trong khủng hoảng. Nếu xét trên nhiều khía cạnh thì kinh tế thế giới cũng đã có biến đổi đáng kể. Điều đó đã làm thay đổi bản chất cùng những hệ lụy từ một cuộc khủng hoảng trên thị trường mới nổi.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại đó chỉ xảy ra với các công ty Mỹ hoạt động năng nổ ở thị trường nước ngoài. Bởi đồng USD tăng mạnh sẽ khiến doanh thu từ các thị trường bên ngoài Mỹ sụt giảm đáng kể, đồng thời sức cạnh tranh trước các đối thủ nội địa cũng bị suy yếu. Ngoài ra, lệnh phong tỏa ở Trung Quốc nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid - 19 cùng đà suy giảm của kinh tế châu u cũng khiến lực cầu giảm mạnh.
Hiện ở những nơi có tỷ trọng thấp, các nền kinh tế mới nổi đang gặp khủng hoảng. Ví dụ, châu Mỹ Latin chỉ chiếm 5% GDP toàn cầu và tổng giá trị vốn hóa của TTCK thế giới chiếm 1,4%. Nhiều thị trường mới nổi cũng đã từ bỏ những thứ được coi là mầm mống của khủng hoảng bao gồm chế độ neo tỷ giá, nợ niêm yết bằng đồng USD hay vay nợ nước ngoài.
Tuần trước, tập đoàn công nghệ IBM đã đưa ra cảnh báo, nếu đồng USD tiếp tục tăng mạnh có thể khiến doanh thu năm 2022 giảm 3,5 tỷ USD. Trong đó, chỉ riêng quý II đã thiệt hại 900 triệu USD. Johnson & Johnson cũng dự báo có thể con số thiệt hại sẽ lên đến 4 tỷ USD. Còn Philip Morris và Netflix doanh thu quý II lần lượt thiệt hại 500 triệu USD và 339 triệu USD.
Không chỉ có những tập đoàn trên mà Microsoft, Salesforce và Medtronic cũng đều đã lên tiếng than phiền về vấn đề này. Giám đốc tài chính của IBM, James Kavanaugh nhận định: "Trong hơn một thập kỷ trở lại đây, USD đang tăng giá ở tốc độ mạnh chưa từng thấy. Trong số các đồng tiền có chế độ phòng vệ tỷ giá tốt nhất thì giờ đây khoảng một nửa đã giảm hơn 10% so với USD. Đây là điều chưa từng xảy ra".
Kavanaugh cho biết trong số hơn 100 đồng tiền có liên quan đến hoạt động kinh doanh của tập đoàn IBM thì 35 trong số đó có chế độ phòng vệ tỷ giá. Sau khi báo cáo kinh doanh quý II được công bố, cổ phiếu IBM sụt giảm 5% mặc dù có nhiều chỉ số vượt kỳ vọng của phố Wall.
Theo ngân hàng Goldman Sachs ước tính, trong chỉ số S&P 500 có tới 59% doanh thu của các tập đoàn công nghệ đến từ bên ngoài nước Mỹ. Con số này đã cao gần gấp đôi so với mức trung bình. Trong năm 2021, tổng cộng các công ty trong S&P 500 có doanh thu đạt 14.000 tỷ USD, trong đó các thị trường nước ngoài chiếm 29%.
Trước tình trạng này, các nhà đầu tư đang quay trở lại với những công ty hoạt động chủ yếu ở Mỹ. Điều này dẫn đến cổ phiếu của nhóm các công ty hoạt động ở nước ngoài đã giảm gần một nửa so với nhóm còn lại.
Tính đến thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp Mỹ có doanh thu tăng trưởng khá tốt, dự báo so với cùng kỳ năm ngoái sẽ tăng 10%. Tuy nhiên, nếu đồng USD không gây ra tác động mạnh thì con số sẽ là 12% theo chuyên gia đang làm việc tại Credit Suisse, Jonathan Golub ước tính. Ông cho rằng, chỉ số Dollar Index sẽ tăng từ 8-10% khiến lợi nhuận của các công ty trong S&P 500 sụt giảm khoảng 1%.
Tỷ giá tác động lên lợi nhuận thường có độ trễ so với biến động tỷ giá. Vì vậy, trong thời gian tới, ngay cả khi đà tăng chậm lại thì đồng USD mạnh vẫn sẽ là câu chuyện được nhắc tới liên tục. Theo Karl Schamotta, chiến lược gia trưởng tại Corpay dự báo, đồng USD đang ở mức đỉnh vì nhiều nhà đầu tư cho rằng Fed sẽ phải hạ tốc độ tăng lãi suất do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.