meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhiều nước thêm gánh nặng nợ khi đồng USD tăng giá

Thứ sáu, 22/07/2022-10:07
Theo các chuyên gia, đồng USD tăng giá sẽ khiến gánh nặng nợ của những nền kinh tế mới nổ phình to. Đà tăng này có thể kéo dài vì tâm lý rủi ro vẫn bao trùm.

Theo Zing News, cô Alyssa Brown, 26 tuổi, đã bay từ Chicago (bang Illinois) tới Paris chỉ để mua một chiếc túi Saint Laurent.

Cô chỉ phải trả 1.833 USD cho món đồ cô đã thích từ lâu, thấp hơn 700 USD so với giá niêm yết tại Mỹ.

Những du khách Mỹ như cô Brown được hưởng lợi khi đồng USD tăng giá so với đồng euro. Tuy nhiên, các chuyên gia quốc tế cho rằng đà tăng của đồng USD sẽ khiến cho gánh nặng nợ của những nền kinh tế mới nổi phình to.

Các chuyên gia cho rằng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mạnh tay nâng lãi suất là động lực chính cho đà tăng của đồng USD. Chỉ số USD đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh với các loại tiền tệ khác đã tăng hơn 10% trong năm nay và lên mức cao nhất trong vòng 20 năm qua.

Vào tuần trước, đồng yên đã giảm xuống đến mức thấp nhất trong vòng 24 năm so với đồng bạc xanh. Trong khi đó, đồng euro giảm còn 1 USD đổi 1 euro, đánh dấu lần đầu tiên kể từ năm 2002.

Các chuyên gia nhận định rằng đối với các nền kinh tế mới nổi mà nói, tác động tiêu cực là khá lớn. Nguyên nhân do các nền kinh tế mới nổi phụ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài, trong khi tăng trưởng kinh tế chậm chạp, quy mô vốn chảy ra ngoài do đồng USD tăng giá gây nên cũng không nhỏ, kéo theo các thách thức đối với tỷ giá hối đoái, giá tài sản vốn và tính thanh khoản thị trường của nền kinh tế nói trên.

Trong những năm gần đây, có không ít nền kinh tế mới nổi đã trở thành chủ nợ mua trái phiếu và trái phiếu doanh nghiệp được tính bằng giá trị đồng USD, nên đồng tiền này tăng giá đồng nghĩa với việc tăng thêm gánh nặng nợ nần, tình hình thu chi xấu đi. Hệ lụy tất yếu chính là một số nền kinh tế mới nổi đứng trước nguy cơ khủng hoảng nợ công.


Biến động của Dollar Index Spot - chỉ số đo lường sức mạnh đồng USD của Bloomberg - kể từ đầu năm 2022 đến nay. Ảnh: Bloomberg Markets
Biến động của Dollar Index Spot - chỉ số đo lường sức mạnh đồng USD của Bloomberg - kể từ đầu năm 2022 đến nay. Ảnh: Bloomberg Markets

Động lực chính

"Một số yếu tố thúc đẩy đồng USD, nhưng động lực chính của đà tăng là lạm phát tại Mỹ và những động thái tiếp theo của Fed. Hiện tại, lạm phát là trung tâm của vấn đề. Bởi nó buộc Fed phải hành động quyết liệt hơn", nhà phân tích thị trường cấp cao có trụ sở ở London - ông Craig Erlam trả lời.

"Xu hướng tăng có thể kéo dài vì tâm lý e ngại rủi ro vẫn bao trùm thị trường", vị chuyên gia này nói thêm.

Với vị thế quan trọng trên thế giới, đồng USD thường tăng giá trong thời kỳ hỗn loạn. Một phần nguyên nhân là các nhà đầu tư cho rằng đồng tiền này tương đối an toàn và ổn định.

Nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, châu Âu cũng đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng, Nhật Bản chưa vội nâng lãi suất, các chính sách chống dịch của Trung Quốc đã ảnh hưởng đến nền kinh tế 1,4 tỷ dân. Những quốc gia khác trên thế giới cũng phải chịu sức ép lớn từ lạm phát tăng cao.

"Thêm vào đó, vẫn có rất ít dấu hiệu cho thấy lạm phát sẽ giảm bớt", ông Erlam bình luận. Theo ông, chìa khóa sẽ nằm ở các báo cáo về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Mỹ.

Theo số liệu được Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố vào ngày 13/7, CPI tháng 6 của Mỹ đã tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2021, đánh dấu mức cao nhất trong vòng 40 năm qua. Con số này cũng vượt xa mức dự báo trước đó của giới quan sát.

Theo giới quan sát cho hay, lạm phát tăng cao ngoài dự kiến sẽ thúc đẩy các quan chức Fed tiếp tục mạnh tay trong việc thắt chặt chính sách.


Mức lạm phát kỷ lục trong tháng 6 có thể thúc đẩy các quan chức Fed tiếp tục mạnh tay trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ. Ảnh: Reuters
Mức lạm phát kỷ lục trong tháng 6 có thể thúc đẩy các quan chức Fed tiếp tục mạnh tay trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ. Ảnh: Reuters

Trong tháng 6, Fed đã nâng lãi suất 0,75 điểm phần trăm, mức cao nhất kể từ năm 1994. Thế nhưng các chuyên gia kinh tế tin rằng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ không dừng lại ở đó, nhất là khi lạm phát vẫn chưa nằm trong tầm kiểm soát.

Còn theo chuyên gia tài chính tại hãng tư vấn Americas Oanda (có trụ sở ở Mỹ) - ông Adward Moya, đồng bạc xanh hưởng lợi nhờ sự chênh lệch lãi suất giữa các đồng tiền, nhất là khi châu Âu có khả năng rơi vào suy thoái trong năm nay.

Cuộc xung đột Nga - Ukraine và các đòn trừng phạt qua lại khiến cho triển vọng tăng trưởng của khu vực đồng euro xấu đi. Liên minh châu Âu cũng đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng toàn diện nếu Nga chặn dòng chảy khí đốt đến khối liên minh này.

Đường ống Nord Stream 1 - huyết mạch quan trọng đưa khí đốt từ Nga đến châu Âu - đang bị dừng hoạt động đến ngày 21/7 để bảo trì.

Bên cạnh đó, khác với Fed, những ngân hàng trung ương như Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) có thể phải thận trọng hơn trong việc thắt chặt chính sách.

Bởi các nền kinh tế này vốn đang phải gánh chịu tác động trực tiếp từ tình trạng khan hiếm năng lượng và khí đốt.

Đà tăng kéo dài đến bao giờ?

Theo giới quan sát, đà tăng của đồng USD có thể cản trở sự phục hồi kinh tế trên toàn cầu và giáng đòn vào các quốc gia có khoản vay bằng đồng USD, nhất là các nước nghèo.


Câu hỏi hiện tại được đặt ra là đà tăng của đồng USD sẽ kéo dài đến khi nào?
Câu hỏi hiện tại được đặt ra là đà tăng của đồng USD sẽ kéo dài đến khi nào?

"Đồng USD tăng sức mạnh sẽ khiến các thị trường mới nổi gặp khó, nhất là những quốc gia đang gánh nợ bằng đồng USD hoặc thâm hụt tài khoản vãng lai, chẳng hạn như Thổ Nhĩ Kỳ", ông Erlam đưa ra cảnh báo.

Trong khi đó, ông Moya tại Americas Oanda cho rằng đà tăng của đồng bạc xanh sẽ tạo ra gánh nặng lớn cho thị trường mới nổi. Ông cảnh báo rằng khi USD tăng giá, đà phục hồi của nền kinh tế toàn cầu cũng bị cản trở.

Câu hỏi đặt ra là đà tăng của đồng USD sẽ kéo dài đến khi nào. "Đồng bạc xanh đã tăng khá mạnh trong 12 tháng qua. Đà tăng có thể kéo dài hơn nữa", ông Moya nói.

Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, một khi giới đầu tư cho rằng khả năng Fed thắt chặt chính sách đã được phản ánh hết trên thị trường thì đà tăng của đồng USD sẽ chấm dứt.

Trong những ngày qua, đà tăng của đồng USD đã hạ nhiệt phần nào. Nguyên nhân là Fed có thể không nâng lãi suất mạnh tay như dự báo trước đó của giới đầu tư.

Trong một cuộc họp mới đây cho thấy, ngay cả những quan chức ủng hộ việc thắt chặt chính sách nhất của Fed cũng chỉ ủng hộ một đợt nâng lãi suất tăng 0,75 điểm phần trăm vào tháng 7.

Trước đó, sau khi lạm phát tháng 6 của Mỹ lập đỉnh trong 40 năm, giới quan sát đã cho rằng Fed có khả năng tăng lãi suất thêm 1 điểm phần trăm.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

4 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

4 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

4 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

4 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

4 giờ trước