meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Dòng tiền từ Đài Loan (Trung Quốc) “ồ ạt” chảy vào chứng khoán Việt Nam, Fubon ETF hút ròng hơn 9.000 tỷ đồng từ đầu năm

Thứ năm, 10/11/2022-18:11
Bên cạnh động thái mua gom mạnh tay của nhà đầu tư Thái Lan qua kênh DR, dòng tiền từ Đài Loan (Trung Quốc) cũng đang không ngừng chảy vào thị trường chứng khoán Việt Nam, trong đó Fubon ETF dẫn đầu hút ròng hơn 9.000 tỷ đồng từ đầu năm.

Chứng khoán Việt Nam hiện đang cho thấy những tín hiệu khả quan về khả năng tạo đáy ngắn hạn với động lực quan trọng đến từ sự trở lại mạnh mẽ của nhà đầu tư nước ngoài. Tính riêng 3 phiên giao dịch trong tuần này, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng  gần 1.400 tỷ đồng trên sàn HoSE. Bên cạnh động thái mua gom của nhà đầu tư Thái Lan qua kênh DR còn ghi nhận dòng vốn từ Đài Loan (Trung Quốc) đang "ồ ạt" chảy vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trong đó, Fubon FTSE Vietnam ETF tiếp tục trở thành đầu tàu dẫn dắt dòng vốn từ khu vực Đông Á khi hút ròng 51 triệu USD (~1.200 tỷ đồng) kể từ đầu tuần. Tính chung từ đầu tháng 11 đến nay, giá trị dòng tiền vào ETF này đã lên tới 55,6 triệu USD (~1.300 tỷ đồng). Tính đến thời điểm hiện tại, Fubon là ETF duy nhất chưa bị rút vốn trong bất kỳ tháng nào từ đầu năm với tổng giá trị dòng vốn đổ vào lên đến 385,8 triệu USD (~9.000 tỷ đồng), dẫn đầu trên toàn thị trường.


 
 

Fubon FTSE Vietnam là một tổ chức thuộc tập đoàn tài chính Fubon Financial Holdings, kể từ tháng 3/2021 bắt đầu rót vốn vào thị trường Việt Nam. Quỹ này đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam theo chỉ số tham chiếu là FTSE Vietnam 30 Index bao gồm 30 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất HoSE (điều kiện còn room ngoại).

Thời điểm ngày 8/11, giá trị tài sản ròng của Fubon ETF đạt hơn 16 tỷ TWD (~ 500 triệu USD), trong đó danh mục cổ phiếu chiếm tới 98,5%.  Trong top 10 khoản đầu tư lớn nhất danh mục, NAV chiếm xấp xỉ 74% của quỹ trong đó cổ phiếu VNM của Vinamilk dẫn đầu với tỷ trọng 11,66%. Lần lượt theo sau đó là VIC, MSN, VHM, HPG, NVL, VCB, VRE, SSI, VJC,...

Trong giai đoạn trước, nhóm bất động sản thường chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục của Fubon ETF. Tuy nhiên, cục diện hiện đã thay đổi sau khi nhiều cổ phiếu nhóm này trượt dốc thời gian gần đây. Những cái tên nổi bật có thể kể đến như NVL của Novaland, DIG của DIC Corp hay PDR của Phát Đạt,... thậm chí đà giảm sàn còn diễn ra liên tiếp trước động thái call margin đồng loạt của các công ty chứng khoán.


 
 

Trong bối cảnh thị trường chung biến động không thuận lợi, giống như hầu hết các quỹ đầu tư lớn khác, Fubon ETF cũng phải đối mặt với không ít sóng gió. Chỉ số VN-Index trong tháng 10 giảm 9,2%, thậm chí có thời điểm xuống dưới 1.000 điểm, qua đó kéo theo hàng loạt Bluechips xuống đáy dài hạn. Theo đó, hầu hết các quỹ đầu tư lớn trên thị trường chứng khoán đều đã thua lỗ nặng trong đó bao gồm Fubon ETF cũng không ngoại lệ với hiệu suất âm 13,7%.

Kết quả đáng thất vọng của tháng 10 đã đẩy hiệu suất của Fubon ETF từ đầu năm âm đến 34,6%. Con số này còn tệ hơn cả mức giảm 31,4% của VN-Index và 33,1% của VN30-Index. Ngay cả những quỹ đầu tư lớn như Pyn Elite Fund, SSIAM VNFinlead ETF, VEIL Dragon hay JPMorgan VOF đều lỗ trên 35%. Bộ đôi ETF tên tuổi là VNM ETF và FTSE Vietnam ETF thậm chí còn có hiệu suất âm đến hơn 45%.


 
 

Dòng tiền từ Đài Loan (Trung Quốc) không ngừng chảy vào thị trường chứng khoán Việt Nam

Mặc dù khó khăn trong ngắn hạn nhưng có thể thấy dòng vốn từ Đài Loan (Trung Quốc) vẫn đánh giá cao chứng khoán Việt Nam có triển vọng đi lên trong dài hạn. Điều này đã được minh chứng rõ ràng qua việc Fubon ETF liên tục hút tiền mạnh bất chấp danh mục đầu tư tập trung vào các cổ phiếu trụ hạng nặng gặp sóng gió trong thời gian qua.

Yang Yining, giám đốc đầu tư Fubon Vietnam ETF từng chia sẻ rằng: “Việt Nam hiện nay giống như Đài Loan của những năm 1980. Bạn không thể tham gia đầu tư vào Đài Loan cách đây 40 năm, nhưng bạn có thể kiếm được lợi nhuận nhờ những cải cách kinh tế Việt Nam thông qua việc đầu tư vào Fubon Vietnam ETF”.

Trước Fubon ETF, một quỹ đầu tư khác đến từ Đài Loan (Trung Quốc) là CTBC Vietnam Equity Fund cũng đã tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam kể từ năm 2020. Mục tiêu của quỹ này là đầu tư vào các công ty có tiềm năng tăng trưởng niêm yết tại sàn HoSE, HNX, chứng chỉ quỹ cho đến cổ phiếu kín room. Tính đến thời điểm cuối tháng 10/2022, tổng tài sản của CTBC Vietnam Equity lên tới 18,3 tỷ TWD (xấp xỉ 567 triệu USD). Bên cạnh chứng chỉ quỹ Diamond ETF, các cổ phiếu có tỷ trọng lớn nhất trong danh mục của quỹ này còn phải kể đến MBB, MWG, FPT, HPG, VHM,...

Đầu tháng 1 năm nay, một "tân binh" khác đến từ Đài Loan (Trung Quốc) là Jih Sun Vietnam Opportunity Fund cũng bắt đầu huy động vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo Bloomberg đưa tin,Jih Sun Vietnam sẽ giải ngân 50% tài sản vào các cổ phiếu niêm yết hoặc các chứng chỉ lưu ký nước ngoài, trong đó tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam sẽ không thấp hơn 70%. Được biết, danh mục đầu tư của quỹ phân bổ nhiều vào ngành như vật liệu xây dựng, ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, ngân hàng... với những cổ phiếu có tỷ trọng lớn như GMD, GAS, DGW, CTG, VCB,...

Còn lạc quan hơn Fubon ETF, Jih Sun Vietnam Opportunity Fund đánh giá Việt Nam như viên kim cương của châu Á, đang trên đà phát triển nhanh chóng một cách đáng kinh ngạc với 4 yếu tố vượt trội là tăng trưởng kinh tế, dân số, vốn nước ngoài và thị trường chứng khoán.

Ngoài dòng tiền từ Đài Loan (Trung Quốc), sau khoảng 4 tháng chững lại, dòng tiền từ Thái Lan lại "ồ ạt" đổ vào Việt Nam thông qua kênh ETF. Động thái này đã giúp đảo chiều dòng vốn  vào Diamond ETF và VN30 ETF sau 3 tháng liên tiếp bị rút ròng mạnh trong quý 3 trước đó.

Thống kê cho thấy, trong tháng 10, dòng tiền vào Diamond ETF lên đến 835 tỷ đồng trong khi VN30 ETF có tháng hút ròng mạnh nhất từ đầu năm với giá trị 566 tỷ đồng. Xu hướng này hiện vẫn tiếp diễn trong những ngày đầu tháng 11. Kể từ đầu năm đến nay, Diamond ETF là một trong những ETF hút dòng tiền mạnh nhất thị trường với giá trị gần 4.900 tỷ đồng trong khi dòng vốn vào VN30 ETF vẫn âm gần 1.100 tỷ đồng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Tin mới cập nhật

Rút khỏi dự án khách sạn, Viconship dự chi gần 2.200 tỷ để "ôm trọn" Cảng Nam Hải Đình Vũ

9 giờ trước

Lãi suất tăng trở lại nhưng kênh tiền gửi vẫn khó hấp dẫn

9 giờ trước

“Ôm” đất nông nghiệp chờ đền bù: Cẩn trọng “vỡ mộng, bỏng tay”

9 giờ trước

Đăng ký mua vàng online rồi "xù": Người dân không còn mặn mà với vàng?

9 giờ trước

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

9 giờ trước