Đối tượng kế toán là gì? Cách phân loại đối tượng kế toán
BÀI LIÊN QUAN
Sổ cái là gì? Ý nghĩa của sổ cái đối với công việc kế toánĐịnh khoản là gì trong kế toán? Cách định khoản kế toán nhanh và hiệu quảChứng từ gốc là gì? Những loại chứng từ gốc trong kế toán của doanh nghiệpĐối tượng kế toán là gì?
Đối tượng kế toán là quá trình hình thành và biến động của toàn bộ tài sản thuộc doanh nghiệp, công ty mà kế toán cần phản ánh và quản lý được quá trình hoạt động của đơn vị đó.
Nó được chia thành hai phần đó là: Tài sản và nguồn vốn, chúng luôn tồn tại và hoạt động một cách song song để giúp doanh nghiệp, công ty đó phát triển. Cụ thể như sau:
Về tài sản
Tài sản được hiển thị dưới nhiều hình thái khác nhau như : máy móc, thiết bị, bản quyền, sáng chế, nhà máy… Căn cứ vào thời gian đầu tư, thu hồi hoặc sử dụng mà tài sản được chia làm hai loại: Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
Tài sản ngắn hạn là gì? Là tài sản có thời gian sử dụng không quá 12 tháng hay một chu kỳ doanh nghiệp. Nó thường bị thay đổi hình thái sau khi sử dụng. Tài sản ngắn hạn bao gồm như: Tiền, khoản thu trong thời gian ngắn, hàng tồn kho, khoản ký gửi, khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản khác liên quan đến tiền…
Tài sản dài hạn là gì? Là những tài sản có giá trị lớn hoặc rất lớn, thời gian sử dụng và luân chuyển phải trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ kinh doanh. Nó khó thu hồi ngay lập tức vì là khối tài sản lớn có tính thanh khoản kém hơn.
Về nguồn vốn
Nguồn vốn trong doanh nghiệp, công ty thường tồn tại dưới hai hình thức là vốn chủ sở hữu và nguồn nợ.
Vốn chủ sở hữu : Là nguồn vốn dùng để kinh doanh thuộc sở hữu của các cổ đông hoặc các thành viên góp vốn để xây dựng nên.
Nợ trả: Là khoản nợ phát sinh trong khi hoạt động của doanh nghiệp mà họ sẽ phải trả cho chủ nợ.
Với nội dung trên bạn đã nắm rõ được phần nào về khái niệm đối tượng kế toán. Để nắm rõ hơn bạn theo dõi phần tiếp nhé.
Đối tượng kế toán có đặc điểm gì?
Từ mức độ tổng thể mà đối tượng kế toán sẽ phân thành nhiều đối tượng cụ thể và nhỏ lẻ hơn. Nó có tính cân đối vì nó hoạt động gắn liền với hai mặt đối lập nhưng lại cân bằng về lượng.
Đối tượng kế toán có những đặc điểm sau nếu đặt trong trường hợp mối quan hệ biện chứng với phương pháp: Tính tổng hợp bởi thước đo chủ yếu và bắt buộc là tiền tệ. Chính vì vậy các phương pháp kế toán có khả năng phản ánh được đối tượng kế toán một cách tổng quan nhất.
Đối tượng kế toán xác định như thế nào?
Trong quá trình hình thành và phát triển của tất cả các công ty hay doanh nghiệp sẽ không thể thiếu bộ phận kế toán. Nó chính là công cụ đắc lực và bắt buộc giúp ích cho doanh nghiệp trong công tác quản lý. Vì vậy, người đảm nhận chức vụ kế toán sẽ phải đảm bảo các công tác kế toán nhanh nhất, hiệu quả và chính xác nhất.
Phải thường xuyên theo sát tình hình thay đổi của tài sản và vốn để hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác quản lý và liên tục báo cáo người lãnh đạo. Một kế toán viên sẽ phản ánh đối tượng kế toán ở những giai đoạn: Sự hình thành, sự biến động của tài sản.
Thông qua các số liệu cụ thể phản ánh lên được độ chính xác để đảm bảo tính minh bạch của đối tượng kế toán. Hay còn nói theo cách khác đó là toàn bộ tài sản của doanh nghiệp sẽ biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, đối tượng mà kế toán cần phản ánh là giám đốc.
Phân loại đối tượng kế toán như thế nào?
Căn cứ vào luật kế toán để phân loại đối tượng kế toán như sau:
Các đối tượng kế toán trong hoạt động thu chi ngân sách nhà nước, hành chính và sự nghiệp.
Đối với các đơn vị tổ chức có các hoạt động sử dụng nguồn vốn ngân sách thì các đối tượng kế toán sẽ được xếp vào nhóm đối tượng kế toán thuộc hoạt động thu chi ngân sách nhà nước, hành chính sự nghiệp, hoạt động của các đơn vị tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước gồm:
- Khoản thanh toán nội bộ và ngoài đơn vị kế toán
- Kinh phí, quỹ
- Tài sản bằng tiền mặt, tài sản bằng vật tư và tài sản cố định
- Những khoản kết dư và thu chi liên quan đến ngân sách nhà nước
- Những khoản xử lý chênh lệch thu chi và thu chi cho hoạt động sản xuất
- Các khoản đầu tư công, tín dụng nhà nước, đầu tư tài chính, tài sản công, các vấn đề liên quan đến nợ công.
Các nhóm đối tượng khác
Những nhóm đối tượng kế toán này thuộc các hoạt động của đơn vị hay tổ chức bao gồm:
Nhóm đối tượng kế toán trong hoạt động kinh doanh
- Các khoản tài sản ngắn hạn, dài hạn
- Nợ phải trả, vốn chủ sở hữu
- Chi phí hoạt động quảng cáo, tiếp thị, sản xuất kinh doanh.
- Những khoản phải nộp ngân hàng nhà nước
- Doanh thu, chi phí kinh doanh, các khoản thu chi khác
- Phân chi hoạt động trong kinh doanh và kết quả
- Tài sản, các khoản thu chi, nghĩa vụ trả
Bên cạnh đó còn nhiều nhóm đối tượng kế toán thuộc các hoạt động khác như tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, tài chính
- Các khoản tài chính, tín dụng
- Các khoản cam kết, bảo lãnh, giấy tờ có giá
- Các khoản thanh toán trong và ngoài kế toán
Đối tượng kế toán có những yêu cầu gì khi làm việc?
Để hoạt động kế doanh nghiệp được diễn ra một cách hiệu quả thì đối tượng kế toán phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Thường xuyên và liên tục phản ánh số liệu kế toán
Các số liệu kế toán phải thường xuyên và liên tục được phản ánh từ khí phát sinh đến khi kết thúc nghiệp vụ tài chính. Tính liên tục này phải được duy trì từ khi thành lập đến khi doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng. Số liệu kế toán cuối kỳ được căn cứ dựa theo số liệu kế toán đầu kỳ.
Cập nhật số liệu kế toán kịp thời và đầy đủ
Cập nhật số liệu kế toán đã ghi chép và phản ánh kịp thời và đầy đủ vào chứng tử như: phiếu chi, phiếu chi, chấm công, hóa đơn mua bán hàng…Từ các chứng từ đó cập nhật vào sổ cái, sổ nhật ký chứng từ, báo cáo tài chính của doanh nghiệp đúng thời gian quy định.
Cập nhật số liệu kế toán chính xác và trung thực
Các số liệu kế toán phải được thể hiện dễ hiểu, rõ ràng, đảm bảo tính chính xác và trung thực. Phản ánh rõ các nghiệp vụ kinh tế và tài chính liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp
Các số liệu kế toán phải được sắp xếp và phân loại
Số liệu kế toán phải được sắp xếp và phân loại theo trình tự một cách hệ thống giúp kế toán cập nhật được thông tin nhanh chóng, chính xác, không bị bỏ sót và tránh sai lệch. Ngoài ra còn giúp kế toán có thể so sánh tình hình tài chính của tháng của quý từ đó đưa ra báo cáo chính xác.
Tổng kết
Mỗi kế toán viên của một doanh nghiệp cần theo dõi sát sao biến động của đối tượng kế toán để thực hiện phép toán sao cho phù hợp và phản ánh lại trong báo cáo tài chính định kỳ. Vậy với bài viết trên bạn đã biết đối tượng kế toán là gì và cách phân loại đối tượng kế toán như thế nào.