meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nhân Trần Quý Thanh: Ông chủ Tân Hiệp Phát với khát vọng mang đến sản phẩm nước giải khát tốt cho sức khỏe khách hàng

Thứ năm, 05/05/2022-10:05
Ông Trần Quý Thanh xuất thân từ kỹ sư cơ khí nhưng lại chọn rẽ sang hướng kinh doanh ngành thực phẩm với công việc tại Tổng Công ty thực phẩm Trung ương. Sau hơn 20 năm, ông Thanh đã dẫn dắt Tân Hiệp Phát trở thành tập đoàn nước giải khát mang thương hiệu Việt Nam với doanh thu không kém cạnh so với Pepsi.

Tiểu sử ông Trần Quý Thanh

Ông Trần Quý Thanh sinh năm 1953 hiện đang là Chủ tịch HĐQT của Công ty TNHH TM – DV Tân Hiệp Phát. Ông Thanh xuất thân trong một gia đình khá giả nhưng tình cảnh trớ trêu buộc ông phải sinh sống trong cô nhi viện sau khi mẹ qua đời. Cũng bởi vì tuổi thơ cơ cực, thiếu thốn và phải chịu những trận đòn roi hay thậm chí từng phải ngủ chuồng heo khi mất mẹ, sống thiếu tình cảm của người cha đã khiến cho cậu bé Thanh ngày đó tâm niệm rằng "muốn tồn tại thì phải làm tốt và phải chiến đấu". Vậy nên, ông tin rằng việc nhắm đến đích và làm tốt thì sẽ được giải thoát khỏi địa ngục trần gian để biến những mong muốn và khát vọng thành sự thực. 



Ông Trần Quý Thanh sinh năm 1953 hiện đang là Chủ tịch HĐQT của Công ty TNHH TM – DV Tân Hiệp Phát
Ông Trần Quý Thanh sinh năm 1953 hiện đang là Chủ tịch HĐQT của Công ty TNHH TM – DV Tân Hiệp Phát

Hành trình của cậu bé quyết "đào tẩu" khỏi cô nhi viện để sống cuộc đời tốt hơn

Để có được thành quả như hiện tại, ông Trần Quý Thanh đã phải trải qua những thăng trầm khó lòng nào đo đếm được hết. Được biết, ngay từ khi còn ở trong cô nhi viện ông đã muốn "giải thoát" khỏi địa ngục trần gian để biến những mong muốn và khát vọng thành sự thực. Lúc đó ông Trần Quý Thanh đã có cuộc đào tẩu khỏi cô nhi viện rồi bị bắt về trừng phạt bằng những trận mưa roi và giam lỏng. Khi biết tin này, bố ông là cụ Trần Văn Bưởi - là chủ vựa buôn bán vật liệu xây dựng Hiệp Phát đã bỏ hết công việc lật đật lên đón ông về. Được cha đón, cậu bé Thanh lúc đó đã cảm nhận rõ được niềm vui của sự tự do và tự hứa với lòng mình rằng sẽ không bao giờ để cho người khác ăn hiếp mình nữa. Cũng từ lúc mất đi mẹ và sự trải nghiệm để đời trong cô nhi viện đã tôi tạo nên một Trần Quý Thanh với tính cách quyết liệt, gai góc và mạnh mẽ từ suy nghĩ cho đến hành động. 

Ông Trần Quý Thanh cho biết: "Thời gian sống ở cô nhi viện đã giúp tôi hình thành nên tính kỷ luật, sớm bỏ đi sự nhõng nhẽo của trẻ con, giờ giấc ăn uống đến học nghi lễ nghiêm ngắn. Và một bài học để đời đó chính là muốn tồn tại thì phải làm tốt, phải chiến đấu. Bởi vì trong đó vừa làm tốt nội quy vừa chiến đấu với bạn học. Cũng nhờ điều này đã giúp cho tôi hình thành được thói quen không đổ lỗi cho ai, đụng vấn đề là nhìn thẳng để có thể tìm giải pháp để tháo gỡ". Mặc dù tốt nghiệp khoa chế tạo máy của Trường Đại học Bách khoa nhưng ông Thanh lại chuyển hướng sang làm kinh doanh trong Tổng công ty thực phẩm Trung Ương. Bản tính là một người ham học hỏi, đam mê kinh doanh cùng óc sáng tạo ông Thanh sớm được bổ nhiệm làm giám đốc Xưởng cồn gas & nước giải khát Bến Thành thuộc Tổng công ty thực phẩm miền Nam. 


Để có được thành quả như hiện tại, ông Trần Quý Thanh đã phải trải qua những thăng trầm khó lòng nào đo đếm được hết
Để có được thành quả như hiện tại, ông Trần Quý Thanh đã phải trải qua những thăng trầm khó lòng nào đo đếm được hết

Sau 2 năm Sài Gòn chính thức được giải phóng, ông Trần Quý Thanh đã bắt đầu tham gia ngành công nghiệp sản xuất nấm men. Tuy nhiên thời điểm đó lại có nhiều bất lợi cho sản xuất kinh doanh bởi sự cấm vận nặng nề từ Mỹ đã khiến cho các nhà sản xuất đều bị cắt nguồn cung cấp thiết bị lẫn nguyên vật liệu từ bên ngoài. Đứng trước tình hình đó, ông Thanh đã nhớ và phát hiện ra những chiếc võng nilon do quân đội Mỹ để lại có thể tận dụng giống như một tấm sàng để lấy men bùn. Cũng sáng kiến thô sơ này đã giúp cho doanh nghiệp non trẻ của ông Thanh mở rộng được quy mô và bỏ xa các đối thủ cạnh tranh khác. Thậm chí có nhiều nhà sản xuất men bị xóa sổ bởi tình trạng siêu lạm phát và doanh nghiệp nhỏ của ông Thanh chỉ đơn giản thu mua thật nhiều võng đồng thời mở rộng mạng lưới sản xuất kinh doanh. Nhưng năm 1979, khi giá men sụp đổ đã buộc ông Thanh phải rẽ sang ngành sản xuất đường. Và sau hơn một thập kỷ chế biến mía đường với sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp nhà nước với quy mô lớn, giá thấp đã chặn đường sống của một nhà máy nhỏ trong nội thành của ông Thanh. 

Dù thế nhưng ông Thanh quyết không gục ngã, lúc này ông đã nảy ra ý tưởng táo bạo cho việc xây dựng nên một thương hiệu đồ uống tại Việt nam. Cùng với đó là sự thay đổi chính sách đã cứu cánh cho ý tưởng sáng tạo của ông Thanh. Vào năm 1992, chính phủ đã cho phép doanh nghiệp tư nhân hoạt động và 3 năm sau đó, Mỹ cũng dở bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam và mở cửa thương mại quốc tế sau 20 năm. 

Cũng từ đây, cơ sở sản xuất bia Bến Thành - nơi khởi nguồn của dòng nước uống giải khát của Tập đoàn Tân Hiệp Phát sau này được thành lập vào năm 1994. Bằng sự nhạy bén trong lãnh đạo và chỉ đạo mà các sản phẩm của ông đã không ngừng được đón nhận, vươn rộng ra thị trường. Tại thời điểm đó, cơ sở sản xuất bia Bến Thành đã dần lớn mạnh rồi trở thành nhà sản xuất đồ uống tư nhân lớn nhất tại Việt Nam với khoảng 5.000 nhân viên trên toàn quốc. Hơn thế, công ty chỉ nằm dưới thị phần so với công ty sản xuất nước ngọt đa quốc gia như Coca - Cola. Tân Hiệp Phát cũng chiếm giữ 20 - 30% thị phần của thị trường nước giải khát tại Việt Nam thời điểm đó. 

Vị chủ tịch này luôn coi yếu tố quyết định đối với doanh nghiệp kinh doanh chính là sự hiểu biết về thị trường tiêu dùng trong từng giai đoạn phát triển của xã hội. Cũng vì thế mà dù có kinh nghiệm trong lĩnh vực thực phẩm và nền tảng quản lý nhưng ông Thanh vãn quyết định học thêm về lĩnh vực quản trị kinh doanh. Đến hiện tại, Tập đoàn Tân Hiệp phát định hướng các sản phẩm có lợi cho sức khỏe không có gas. Theo đó, các sản phẩm của Tân Hiệp Phát đã có mặt trên thị trường Trung Quốc, Châu Phi, Úc, Đài Loan, Singapore,...



Vị chủ tịch này luôn coi yếu tố quyết định đối với doanh nghiệp kinh doanh chính là sự hiểu biết về thị trường tiêu dùng trong từng giai đoạn phát triển của xã hội
Vị chủ tịch này luôn coi yếu tố quyết định đối với doanh nghiệp kinh doanh chính là sự hiểu biết về thị trường tiêu dùng trong từng giai đoạn phát triển của xã hội

Chủ tịch Tân Hiệp Phát: Để thành người khổng lồ cần phải có sự "khác biệt"

Được biết, bằng những kiến thức quản trị cùng với kinh nghiệm dày dặn trên thương trường đã giúp cho ông Thanh cùng với Tân Hiệp Phát ghi đậm dấu ấn ngoạn mục khi nhãn hiệu Number One vượt mặt được thương hiệu Red Bulls. Cùng với chiến thuật thay đổi bao bì của mình, Tân Hiệp Phát đã tung ra sản phẩm nước tăng lực đóng chai đầu tiên tại Việt Nam và cũng từ đó đã nhanh chóng thuyết phục được người tiêu dùng bởi sự tiện ích. Sau sự thành công của thương hiệu nước uống Number One, Tân Hiệp Phát lại tiếp tục gây tiếng vang với sản phẩm trà xanh không độ rồi đến trà thảo mộc Dr. Thanh. Chủ tịch Trần Quý Thanh đã lựa chọn chiến thuật "tập trung và khác biệt" với quan niệm không cung cấp cho thị trường những sản phẩm mình có, chỉ cung cấp những sản phẩm thị trường cần. Nhờ vào việc đánh vào nhu cầu ngày càng cao đối với sản phẩm tốt cho sức khỏe, không có chất bảo quản và bắt nguồn từ đông y, sản phẩm Dr.Thanh là sản phẩm trà thảo mộc đầu tiên tại Việt nam gây nhiều sự tò mò cho người tiêu dùng và dư luận. 

Một sản phẩm mới ra đời sẽ luôn phải chịu nhiều rủi ro cũng như thái độ tiếp nhận trái chiều từ phía khách hàng. May mắn là sản phẩm của Tân Hiệp Phát đã nhận được phản ứng tích cực khi doanh số bán hàng tăng lên gấp 3 lần so với dự trù từ 15.000 thùng lên 50.000 thùng. Dù xuất phát điểm của Tân Hiệp Phát là sản xuất bia nhưng sau 10 năm, công ty này đã chuyển hướng sang lĩnh vực giải khát. Đến hiện tại, Tập đoàn này đã định hướng phát triển các sản phẩm có lợi cho sức khỏe, không có gas như nước uống bổ sung vitamin, trà xanh không độ, sữa đậu nành,.... Đây cũng được xem là xu hướng phát triển chung của doanh nghiệp nước giải khát Châu Á như Suntory Holding - tập đoàn nước giải khát lớn nhất của Nhật Bản khởi nguồn kinh doanh từ bia rượu nhưng tỷ trọng kinh doanh lại tập trung ở những sản phẩm đồ uống không cồn, gas. 



Dù xuất phát điểm của Tân Hiệp Phát là sản xuất bia nhưng sau 10 năm, dưới sự điều hành của ông Trần Quý Thanh đã chuyển hướng công ty sang lĩnh vực giải khát
Dù xuất phát điểm của Tân Hiệp Phát là sản xuất bia nhưng sau 10 năm, dưới sự điều hành của ông Trần Quý Thanh đã chuyển hướng công ty sang lĩnh vực giải khát

Doanh nhân Trần Quý Thanh chia sẻ về lý do phát triển đồ uống tốt cho sức khỏe

Ông Trần Quý Thanh - Chủ tịch của Tân Hiệp Phát đến hiện tại vẫn rất háo hức khi nhớ lại thời điểm quyết định nhảy sang phát triển những sản phẩm nước giải khát tốt cho sức khỏe. Thời điểm này, Tân Hiệp Phát đang sản xuất bia với mức doanh thu cực lớn. Ông Thanh nói: "Nếu như xét về bia thì quy mô thị trường tính bằng hàng chục tỷ USD". Còn mảng nước giải khát của ông Thanh đã có Number 1 có khả năng đánh bật được các sản phẩm ngoại nhập. Khi đứng giữa hai mảng sản phẩm này, chủ tịch Trần Quý Thanh đã lựa chọn đầu tư vào nước giải khát bởi vì làm bia chẳng có sự khác biệt. Ông Thanh tâm sự: "Từng có thời gian tôi lột nhãn của các chai bia rồi thách người ta phân biệt được hãng nào với hãng nào. Dù có thưởng hẳn hoi nhưng không có người thắng. Bia giống nhau lắm, nó chỉ khác ở hình ảnh tung ra thị trường thôi. Còn khi uống vô mà lột nhãn đi rồi thì sẽ không phân biệt nổi luôn". 


Gia đình Chủ tịch Tân Hiệp Phát Trần Quý Thanh
Gia đình Chủ tịch Tân Hiệp Phát Trần Quý Thanh

Chính vì thế mà Tân Hiệp Phát đã quyết định đầu tư để sản xuất nước giải khát nhưng cũng với tư duy là phải làm thứ gì đó khác biệt hơn so với nước ngọt, nước uống có gas đang được bày bán tràn lan trên thị trường. Ông chủ Tân Hiệp Phát nhớ lại: "Chúng tôi chọn sản phẩm có lợi cho sức khỏe và bắt tay vào làm vì thấy đây chính là cơ hội rất tốt bởi Châu Á có nhiều loại trái cây, thảo mộc và trà - toàn là thảo dược không à. Hơn thế, đối thủ chỉ tập trung cho những sản phẩm nước ngọt có gas và họ không dại gì phát triển sản phẩm khác để tự chúng cạnh tranh nhau trên thị trường nên sẽ là cơ hội để chúng tôi đứng lên, vực dậy được sản phẩm nước uống mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh". Và tâm huyết của ông Thanh lúc này được đặt vào việc cung cấp những sản phẩm tốt nhất cho sức khỏe từ nguồn nguyên liệu thuần Việt. 

Theo:
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

1 ngày trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

1 ngày trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

1 ngày trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

1 ngày trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

1 ngày trước