Doanh nhân Vũ Đức Giang: Người thuyền trưởng chèo lái May Việt Tiến vươn ra biển lớn
BÀI LIÊN QUAN
Doanh nhân Trịnh Văn Tuấn: Cánh chim đầu đàn đưa Ngân hàng OCB bay cao, bay xaTại sao ví VNPAY là ví gia đình, mang lại lợi ích gì cho bạn?Doanh nhân Nguyễn Thanh Trung: Người thuyền trưởng chèo lái Tôn Đông Á trở thành doanh nghiệp đứng đầu trong ngành tôn Việt NamTiểu sử của Chủ tịch Vũ Đức Giang
Ông Vũ Đức Giang sinh ngày 10/5/1954 tại Nam Định, Ông từng tốt nghiệp Cử nhân kinh tế của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Bằng những kiến thức học được và kinh nghiệm tích cóp của bản thân, ông đã đóng góp vào sự thành công của ngành dệt may tại Việt Nam.
Khởi đầu của Ông Giang chính là vị trí Hạ sĩ và Trung sĩ trong quân đội, đến tháng 3/1981 ông đã chuyển sang đảm nhận vai trò là Nhân viên tiếp phẩm nhà ăn của Xí nghiệp May Việt Tiến. Cũng bằng khả năng xuất sắc của mình mà ông Giang đã được đề bạt lên vị trí trưởng kho. Và đến năm 1991, ông đã được bổ nhiệm là Phó phòng sản xuất chuyên phụ trách cung ứng kinh doanh của Xí nghiệp May Việt Tiến và cũng chính thời điểm này mà con đường sự nghiệp của ông được gọi là “thuận buồm xuôi gió”.
Từ tháng 1/2008, ông Giang đã gắn bó với Ban lãnh đạo của may Việt Tiến ở vị trí là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến kiêm Tổng giám đốc của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Từ thời điểm tháng 9/2010 - Tháng 5/2015, Ông Giang giữ vị trí là Chủ tịch Hội đồng thành viên của Tập đoàn dệt may Việt Nam kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến. Bên cạnh đó, ông Giang còn đảm nhận vai trò là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tổng Công ty May 10 - CTCP.
Ông Vũ Đức Giang và hành trình sự nghiệp tại May Việt Tiến
Tiền thân của Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến là một xí nghiệp may tư nhân mang tên Thái Bình Dương kỹ nghệ công ty. Xí nghiệp này được 8 cổ đông cùng góp vốn được thành lập vào năm 1976 và do ông Sâm Bào Tài - Doanh nhân người Hoa làm giám đốc. Đến tháng 5/1977, Xí nghiệp này được Bộ Công nghiệp công nhận là Xí nghiệp Quốc doanh và tiến hành đổi tên thành Xí nghiệp May Việt Tiến.
Sự cố trong quá trình hình thành đó chính là vào ngày 13/11/1979, Xí nghiệp đã xảy ra hỏa hoạn dẫn đến thiệt hại hoàn toàn về tài sản. Đến mãi năm 1993 thì Công ty đã được Bộ Công Nghiệp chứng nhận và cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp và đến ngày 29/4/1995 thì Tổng Công ty Dệt May Việt Nam chính thức được ra đời và đến năm 2007, Công ty đã tiến hành Cổ phần hóa theo quyết định của Bộ Công nghiệp.
Trải qua bao nhiêu thăng trầm nhưng công ty vẫn không ngừng phát triển, May Việt tiến giờ đây đã trở thành Doanh nghiệp tiêu biểu nhất trong ngành dệt may tại Việt Nam. Có thể thấy được rằng, doanh số của May Việt Tiến ngày càng tăng và thị phần cũng ngày càng được mở rộng hơn. Cũng từ đó mà uy tín thương hiệu của May Việt Tiến đã được khách hàng trong nước lẫn quốc tế tín nhiệm cao.
Theo thống kê, tại thị trường nội địa thì May Việt Tiến hiện sở hữu trên 1.380 cửa hàng và đại lý được phân phối rộng khắp tại các tỉnh thành trên cả nước. Con về thị trường xuất khẩu thì May Việt Tiến hiện đang có giao dịch với trên 50 khách hàng thuộc các nước lớn trên thế giới như Mỹ, Anh, Pháp, Đức,...
Hơn 40 năm kinh nghiệm phát triển cùng sự dẫn dắt tài ba của Chủ tịch Vũ Đức Giang mà May Việt Tiến ngày càng khẳng định được vị thế là một trong những thương hiệu về thời trang công sở hàng đầu tại thị trường Việt Nam. Tuy vậy nhưng trong bối cảnh có sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thời trang Việt như hiện nay thì May Việt Tiến đã tự nhủ sẽ không thỏa mãn với những kết quả đạt được mà phải luôn ý thức được rằng cần phải không ngừng đổi mới và nâng cấp chất lượng sản phẩm đến dịch vụ. Đây cũng chính là lý do khiến cho thương hiệu may mặc nổi tiếng như May Việt Tiến vẫn đang ngày đêm cố gắng không ngừng sáng tạo thông qua việc mở rộng về chủng loại sản phẩm từ đó nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, May Việt Tiến còn chú trọng phát triển hệ thống phân phối một cách chuyên nghiệp nhằm có thể mang đến sự tiện lợi và những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng và đối tác.
Được biết, chìa khóa thành công của May Việt Tiến chính là định hướng đúng đắn của Ban lãnh đạo và sự kiên trì thực hiện chiến lược của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty ngay từ thuở ban đầu. Có thể thấy May Việt Tiến xâm nhập vào thị trường bằng việc phát triển mạng lưới phân phối trong nước và xuất khẩu trong đó phải kể đến việc xúc tiến thương mại luôn luôn được đặt lên hàng đầu. Và để May Việt Tiến có được thành công như hiện tại thì cũng chính nhờ vào dòng sản phẩm thời trang công sở luôn được đa dạng hóa nhưng cũng ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao. Và một điều nữa tạo nên sự khác biệt của May Việt Tiến đối với các thương hiệu khác chính là năng lực về thiết kế sản phẩm. Công ty đã thành lập Trung tâm thiết kế thời trang để có thể bám sát được với thị trường bên cạnh đó còn tìm hiểu về thị hiếu nên những sản phẩm làm ra luôn có sự khác biệt nhất định.
Bên cạnh đó, Công ty còn thường xuyên bổ sung để có thể hoàn thiện hơn nữa những chiến lược trên. Trên hành trình xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu của mình thì May Việt Tiến đã có 8 thương hiệu được đầu tư một cách bài bản và đáp ứng được nhu cầu ở nhiều phân khúc khác nhau của thị trường. Mỗi thương hiệu của Việt tiến đều mang những thông điệp khác nhau và đó cũng như lời tuyên ngôn, lời cam kết đối với khách hàng và đối tác. Đây cũng chính là mục tiêu và là giá trị mà các thương hiệu quốc gia trên toàn thế giới đều hướng đến.
May Việt Tiến là đơn vị có quyền được mơ xa khi mang trong mình danh hiệu là Thương hiệu thời trang may mặc công nghiệp xuất khẩu lớn nhất tại thị trường Việt Nam. Người anh cả này của ngành dệt may đã chiếm được thị phần đáng nể ở phân khúc thời trang tiên tiến. và theo đó bài toán thị phần của May Việt Tiến cũng được giải và bước tiếp theo chính là bài toán về Thương hiệu.
Chủ tịch Vũ Đức Giang và định hướng ngành dệt may trong những năm tới
Trước ảnh hưởng của dịch bệnh COVID19, Công ty May Việt Tiến cũng đã gặp phải không ít khó khăn khiến cho mức doanh thu đạt được có phần u ám. Nhưng nếu nhìn vào toàn cảnh bức tranh của ngành dệt may tại Việt Nam thì May Việt Tiến vẫn đang là một người anh cả mạnh mẽ.
Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hội đồng quản trị của May Việt Tiến chia sẻ rằng: “Trong năm 2020, tình hình dịch bệnh COVID-19 có sự diễn biến phức tạp trên toàn cầu và ngành dệt may Việt Nam nói chung cũng như May Việt Tiến nói riêng đã phải gặp rất nhiều khó khăn và thách thức khi thị trường xuất khẩu lẫn thị trường nội địa có sự sụt giảm mạnh đồng thời khách hàng hủy hoặc hoãn đơn rất nhiều và hơn hết là thiếu nguồn cung NPL. Đứng trước tình hình này, May Việt Tiến đã tiếp tục đưa ra những giải pháp một cách kịp thời để có thể vừa chống dịch mà vẫn duy trì được hoạt động sản xuất nhằm đảm bảo được thu nhập cho người lao động. Với những chiến lược và định hướng một cách kịp thời thì tôi tin rằng trong những năm tiếp theo Việt Tiến sẽ nỗ lực vượt qua được những khó khăn để có thể tạo được bứt phá mới trong năm 2021 và các năm tiếp theo”.