meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nhân Nguyễn Thanh Trung: Người thuyền trưởng chèo lái Tôn Đông Á trở thành doanh nghiệp đứng đầu trong ngành tôn Việt Nam

Thứ hai, 28/02/2022-11:02
Xuất thân từ khối kỹ thuật nhưng ông Nguyễn Thanh Trung lại có niềm đam mê mãnh liệt với tôn thép. Bằng nỗ lực không ngừng nghỉ, hơn 20 năm qua ông đã đưa Đông Á từ một cơ sở nhỏ thành doanh nghiệp đứng đầu trong ngành tôn tại Việt Nam.

Doanh nhân Nguyễn Thanh Trung là ai? 

Ông Nguyễn Thanh Trung sinh năm 1961 người gốc Huế sinh ra ở Đà Nẵng, ông tốt nghiệp khoa Xây dựng đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh năm 1981. Với vóc người khiêm tốn, ông Trung có lối nói chuyện nhẹ nhàng nhưng rất quyết liệt. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông Nguyễn Thanh Trung làm việc tại một đơn vị nhà nước, sau đó tách ra khởi nghiệp để thỏa được giấc mơ “tự làm ra một sản phẩm riêng”.


Chân dung ông Nguyễn Thanh Trung - Chủ tịch Công ty Cổ phần Tôn Đông Á
Chân dung ông Nguyễn Thanh Trung - Chủ tịch Công ty Cổ phần Tôn Đông Á

Ông Nguyễn Thanh Trung cùng hướng đi riêng của Tôn Đông Á

Trên thương trường, ông chủ Tôn Đông Á Nguyễn Thanh Trung đã chứng minh được một điều rằng người chiến thắng không hẳn là người mạnh nhất mà chính là người bền sức sau cuộc sàng lọc của thị trường. 

Năm 2020, Tôn Đông Á đã lọt vào mắt xanh của Samsung và sau đó tham gia vào chương trình tư vấn cải tiến chất lượng trước khi cung cấp sản phẩm thử nghiệm. Ông Trung chia sẻ rằng: “Chúng tôi đang dần bước chân vào thị trường cung ứng sản phẩm tôn mạ dành cho ngành thiết bị gia dụng”. 

Để doanh nghiệp có thể phát triển một cách tốt nhất, Tôn Đông Á đã chú trọng đầu tư vào công nghệ để có thể tạo ra được những sản phẩm chất lượng cao từ đó giúp doanh nghiệp có thể chiếm lĩnh được thị phần và từ đó trở thành một trong hai doanh nghiệp lớn nhất trong ngành tôn mạ Việt Nam. Trên đà đó, Tôn Đông Á đã có cơ sở để tự tin trên con đường sắp tới là tạo ra được những sản phẩm tôn mạ có giá trị gia tăng cao. 

Trong giai đoạn năm 2014 - 2019 thì thị phần của Tôn Đông Á bắt đầu gia tăng mạnh. Lý do chính là nền kinh tế Việt Nam có sự tăng trưởng dẫn đến nhu cầu xây dựng và đầu tư nhà xưởng ngày càng nhiều. Chính điều này mà các nhà máy tôn mạ không ngừng mở rộng quy mô sản xuất đồng thời chớp thời cơ để chiếm lĩnh thị phần. Tuy nhiên, tốc độ mở rộng quá nhiều dẫn đến việc dư cung. 

Chủ tịch Tôn Đông Á chia sẻ: “Ngành tôn mạ Việt Nam mặc dù đã có vị thế trên thế giới, xuất khẩu vào nhiều quốc gia nhưng vẫn phải đối diện một cuộc sàng lọc thứ ba. Cuộc sàng lọc này chỉ những doanh nghiệp này đã có sẵn chiến lược rõ ràng và chất lượng thì mới trụ được”. 


Ông Trung chia sẻ: Để có thể vượt qua được cuộc sàng lọc thị trường thì hãy tránh xa nó bằng cách không chạy đua theo thị phần
Ông Trung chia sẻ: Để có thể vượt qua được cuộc sàng lọc thị trường thì hãy tránh xa nó bằng cách không chạy đua theo thị phần

Riêng với Tôn Đông Á, để có thể tránh được cuộc sàng lọc này thì theo ông Trung công ty sẽ không chạy đua theo thị phần. Trong khi các doanh nghiệp ồ ạt mở rộng ở phân khúc phổ thông và dễ sản xuất thì Tôn Đông Á lại chú trọng đầu tư vào sản phẩm tôn mạ chất lượng cao. 

Ông Trung tâm sự: “Khi mở nhà máy thứ hai người ta cứ nghĩ đầu tư vào công nghệ tôn mạ là xa xỉ. Ai cũng cứ nghĩ làm sao để có cây thép dài hơn và tốt hơn để xây nhà cao hơn, làm nhịp cầu lớn hơn. Còn đối với mặt hàng tôn chỉ dùng để che chắn và nó không phải là sản phẩm gì quá đặc biệt cần phải chất lượng”.

Chủ tịch Tôn Đông Á: Không làm hạt cát sẽ không có sa mạc

Lúc mới chập chững bước vào lĩnh vực sản xuất tôn thép, ông TRung chia sẻ rằng thời điểm này không hề thuận lợi khi vốn mỏng, nhân lực còn non trẻ, công nghệ lại lạc hậu còn giám đốc chỉ là người tay ngang. Thời điểm mới thành lập, Tôn Đông Á cũng nhận về rất nhiều lời xì xào bàn tán thậm chí có đồng nghiệp còn quả quyết rằng giỏi lắm thì chỉ tồn tại được dăm năm. 

Ông Trung sau khi tốt nghiệp Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh vào năm 1982 thì ông đã vào làm việc trong công ty nhà nước. Sau đó ông bắt đầu ra kinh doanh riêng và làm đại lý phân phối tôn cho Hãng Posvina. Nhận thấy bản thân có duyên với kinh doanh nên ông Trung đã quyết định thành lập Tôn Đông Á vào năm 1998.

Trước khi đặt thương hiệu cho sản phẩm, Ông Trung cho biết đã tìm hiểu thị trường và biết được người tiêu dùng vẫn thích sử dụng sản phẩm có gắn thương hiệu nước ngoài. Nếu người tiêu dùng Việt vẫn bị tác động lớn với tâm lý chuộng ngoại thì Việt Nam khó có thể vươn ngang tầm với thế giới. 

Bạn bè ông Trung chọn hướng đầu tư vào bất động sản, dịch vụ, chứng khoán đều kiếm tiền khỏe re còn đối với ông thì vất vả, phải vun vén và chắt chiu từng đồng lời. Nghĩ thế nhiều khi bản thân cũng bị lung lay và giao động nhưng ông vẫn lấy lại được trạng thái tích cực: “Nếu mình không làm hạt cát trong sa mạc thì sẽ không có sa mạc. Cứ làm tốt, xây dựng doanh nghiệp chuẩn mực thì điều tốt sẽ được lan tỏa, sẽ có nhiều hạt cát để cùng nhau biến ước mơ trở thành rồng châu Á thành hiện thực. Và khi thương hiệu của mình đã có chỗ đứng cũng như tạo được uy tín thì cực kỳ lợi thế”. 

Minh chứng cho thấy, khi Tôn Đông Á được xuất khẩu ra nước ngoài thì lãnh đạo có thể tự hào nói rằng: Đây là sản phẩm 100% xuất xứ từ Việt Nam, do chính người Việt Nam sản xuất”. 

Ông Nguyễn Thanh Trung: Muốn trường tồn cần phải kiên định

Sau hơn 20 năm hoạt động trên thị trường, Tôn Đông Á đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng cao quý. Để có thể đạt được những thành tựu đóa, doanh nghiệp đã phải trải qua rất nhiều thăng trầm như: Khủng hoảng kinh tế châu Á 1997-1998; Suy thoái kinh tế thế giới 2001- 2005; Khủng hoảng kinh tế toàn cầu; Năm 2012 phải đối mặt với lạm phát cao; Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp,...

Thuyền trưởng Nguyễn Thanh Trung chia sẻ về những thăng trầm đã qua: “Cái được lớn nhất của Tôn Đông Á là sự ổn định về nhân sự. Điều này vừa thể hiện nét văn hóa doanh nghiệp mà chúng tôi đã dày công xây dựng, vừa thể hiện sự đồng lòng gắn bó, chấp nhận đối mặt với khó khăn, thử thách để cùng nhau vượt qua và đi tới”. 

Doanh nhân Nguyễn Thanh Trung: Người thuyền trưởng chèo lái Tôn Đông Á trở thành doanh nghiệp đứng đầu trong ngành tôn Việt Nam - ảnh 3

Mặc dù nói thì nghe rất dễ nhưng theo ông Trung để thực hiện được lời mình nói lại không hề dễ. Đối với một người không yêu nghề thì rất dễ mất đi sự kiên định ban đầu. Với Tôn Đông Á họ không chỉ trung thành với mục tiêu phát triển, mà còn rất minh bạch trong việc thực hiện, nhất là minh bạch trong đời sống, thu nhập của người lao động. Những ai có đóng góp thì sẽ đều nhận được đãi ngộ và đặc biệt không hề có sự phân biệt lao động. Điều này đã giúp cho Tôn Đông Á đủ điều kiện để triển khai nhà máy mới trong những giai đoạn khó khăn của thị trường. 

Ông Nguyễn Thanh Trung chia sẻ bí quyết phát hiện tôn kém chất lượng

Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của thị trường thì các phương tiện truyền thông đại chúng cũng đã thông tin về tình trạng tôn kém chất lượng được nhập khẩu từ Trung Quốc. Điều này sẽ dẫn đến bất lợi cho các doanh nghiệp chân chính sẽ dễ bị làm nhái dẫn đến mất đi sự tin tưởng của khách hàng. Trước tình trạng này, ông Trung cũng thừa nhận là thực tế là có hiện tượng các sản phẩm kém chất lượng. Vì là sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc nên sẽ có gái rẻ hơn với các sản phẩm trong nước từ 50 USD/ tấn. Người tiêu dùng lại không hề biết được quy định về tiêu chuẩn nhãn mác nên một vài doanh nghiệp cũng như nhà bán lẻ không chân chính sẽ lợi dụng sơ hở này để kê độ dày hoặc tùy tiện dán nhãn mác để đánh lừa khách hàng từ đó thu về nguồn lợi bất chính. 

Chủ tịch Tôn Đông Á chia sẻ cách nhận biết sản phẩm kém chất lượng: Thứ nhất là độ dày và thứ hai là thước đo. 

Độ dày của tấm tôn là khá nhỏ vì vậy phải đo bằng thước “dem”. Bằng số đo này thì người tiêu dùng bình thường khó có thể phân biệt được sự chênh lệch từ 1 - 2 đơn vị (1 - 2 dem); trong khi sự chênh lệch này lại quyết định một khoảng cách về giá tiền. 

Thước đo ở đây phải được cơ quan kiểm định nhà nước kiểm tra định kỳ nên nếu khi ai đó có ý đồ xấu sẽ dùng thước không đúng tiêu chuẩn nhằm qua mặt khách hàng. Vì là hàng kém chất lượng nên không có nhà sản xuất nào dám in tên mình vào đó. 

Để hàng kém chất lượng tuần được đến thị trường nội địa thì các nhà sản xuất nước ngoài sẽ lợi dụng kẽ hở trong quy định từ đó in đại một thương hiệu nào đó rồi bán trong nước để tạo sự cạnh tranh. Có một con đường khác đó là nhà bán lẻ trong nước sẽ nhập hàng kém chất lượng sau đó in giả nhãn hiệu hoặc làm nhãn hiệu mới để tuồn ra thị trường với giá rẻ. 

Doanh nhân Nguyễn Thanh Trung: Người thuyền trưởng chèo lái Tôn Đông Á trở thành doanh nghiệp đứng đầu trong ngành tôn Việt Nam - ảnh 4

Đối với người tiêu dùng, để nhận biết được sản phẩm chất lượng hay không thì cần xem kỹ nhãn mác, tên thương hiệu, logo của nhà sản xuất gắn với bảng công bố thông tin chất lượng sản phẩm đi kèm. Một cách khác nữa có thể áp dụng chính là yêu cầu nhà bán lẻ cân ký tấm tôn bởi độ dày của tấm tôn sẽ tương ứng với trọng lượng của nó. Bên cạnh đó, hàng thật sẽ luôn có hóa đơn, phiếu xuất kho đàng hoàng. 

Chủ tịch Nguyễn Thành Trung: Sẵn sàng đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn trong năm 2021

Trong diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 thì các ngành dịch vụ, thương mại phải chịu tác động nặng nề và ảnh hưởng đến ngành sản xuất phía sau. Năm 2020 dù sao vẫn còn dư địa của năm 2021 nhưng năm 2021 lại không như vậy. 

Ông Trung chia sẻ: “Tôn Đông Á cũng đã cố gắng dự phòng và lên kế hoạch nhằm đối phó với những rủi ro tiềm ẩn này, nhưng bên cạnh đó vẫn duy trì, phát triển thị phần dựa trên những ưu thế cũng như vị thế đã dày công xây dựng”. 

Chủ tịch Tôn Đông Á cũng đặt kỳ vọng vaccine COVID-19 sẽ giúp kinh tế toàn cầu phục hồi. Dự rằng từ quý III, IV sẽ phát triển tốt chính vì thế Tôn Đông Á cũng đang chuẩn bị để đón đầu xu hướng này. 

Ông Trung chia sẻ: “Với hơn 20 năm kinh nghiệm hoạt động trên thương trường đã giúp cho Tôn Đông Á có những bài học lớn. Và để có thể duy trì được chỗ đứng vững chắc thì không ngừng phấn đấu và phát triển. Chuẩn bị cho doanh nghiệp những chiến lược để có thể kịp thời ứng phó trong những trường hợp cấp bách. Và doanh nghiệp luôn trong tâm thế sẵn sàng đối phó với những rủi ro phía trước”. 
 

Theo:
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

13 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

13 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

13 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

13 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước