meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Dám mạo hiểm, doanh nhân Trần Kiến Hoa từ anh phụ hồ trở thành ông chủ doanh nghiệp kiếm 700 tỷ NDT/năm

Thứ năm, 30/12/2021-16:12

Chính vào sự liều lĩnh và kiên trì, anh công nhân xây dựng Trần Kiến Hoa đã trở thành ông trùm của một doanh nghiệp tư nhân lớn thứ ba tại Trung Quốc.

Tính đến thời điểm năm 2020, Hengli Group do Trần Kiến Hoa sáng lập đã trở thành doanh nghiệp tư nhân lớn thứ ba tại Trung Quốc. Mỗi năm, doanh nghiệp này thu về gần 700 tỷ NDT. Theo Forbes, ông trùm này sở hữu trong tay khối tài sản lên đến 135,9 tỷ USD.

 Chân dung doanh nhân Trần Kiến Hoa
Chân dung doanh nhân Trần Kiến Hoa

Hành trình khởi nghiệp của doanh nhân Trần Kiến Hoa

Không có tiền đi học, 13 tuổi Trần Kiến Hoa đã phải đi làm phụ hồ

Trần Kiến Hoa sinh năm 1971 trong một gia đình nghèo khó tại thị trấn Thịnh Trạch, Ngô Giang, Giang Tô. Vì hoàn cảnh gia đình nghèo khó mà bố mẹ không đủ tiền cho ông đi học đi học.

Vào năm 13 tuổi, Trần Kiến Hoa đã phải ra ngoài lao động để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Do tuổi còn nhỏ và không có công việc phù hợp nên Kiến Hoa buộc phải đến công trường để làm công nhân xây dựng. Một lần trong lúc làm việc, ông vô tình bị ngã khỏi giàn giáo và bị gãy hai chân. May mắn không bị khuyết tật nhưng tai nạn này đã khiến cho Trần Kiến Hoa cả đời không thể lao động chân tay nữa.

Không thể lao động chân tay, Trần Kiến Hoa chuyển hướng sang “buôn lụa”

Chính cú sốc này không khiến ông chán nản. Trong thời gian này, ông không để bản thân nhàn rỗi mà nảy sinh ra các ý tưởng mới. Vì hạn chế về thể chất nên Trần Kiến Hoa đã chuyển hướng sang làm kinh doanh.

Thời điểm đó, Giang Tô là tỉnh tơ lụa lớn nhất tại Trung Quốc, ngành dệt may cùng các ngành liên quan khác ở tỉnh này có mức độ phát triển tương đối. Chàng thanh niên lúc ấy đã quyết định tận dụng lợi thế này để bắt đầu kinh doanh lĩnh vực dệt may.

Theo đó, Trần Kiến Hoa đã dùng số tiền tiết kiệm được khi còn làm công nhân để xây dựng và thu mua lụa của các người dân. Bản tính là người nhanh nhẹn, chăm chỉ lại xuất thân thuần nông nên Kiến Hoa đã nhanh chóng chiếm được lòng tin của mọi người. Những người này sẵn sàng đưa lụa cho anh trước và nhận tiền sau.

Vào những ngày tháng sau đó, người ta đã thấy chàng trai trẻ ngày ấy ngồi trên chiếc xe đạp cũ đi khắp thị trấn tới các nhà máy dệt lớn ở Giang Tô. Cứ như thế sau vài năm, Kiến Hoa đã kiếm được hàng triệu NDT và trở thành người giàu có trong vùng.

 Bị tai nạn, vị doanh nhân này đã quyết chuyển hướng sang kinh doanh
Bị tai nạn, vị doanh nhân này đã quyết chuyển hướng sang kinh doanh

Những lần mạo hiểm đánh cược của Trần Kiến Hoa

Dốc toàn bộ tiền và vay mượn khắp nơi để mua nhà máy dệt đầu tiên

Khi sự nghiệp và hôn nhân đang ở đỉnh cao, ông đã phát hiện ra vấn đề trong một lần kiếm tiền của bản thân. Nếu ở công việc hiện tại thì ông chỉ là người trung gian và có nguy cơ sẽ bị thay thế bất cứ lúc nào. Vì thế, Kiến Hoa đã nảy ra ý tưởng thành lập một nhà máy dệt.

Thế nhưng để có thể xây dựng một nhà máy, vốn đầu tư lớn thì đây cũng không phải là chuyện nói ra làm ngay được. Vào năm 1994, qua giới thiệu của một người bạn ông đã ngắm vào một nhà máy dệt quốc doanh đang trên bờ vực phá sản. Lúc đó, Kiến Hoa đã quyết định mua lại nhà máy này. Để có đủ tiền mua nhà máy, ông cùng vợ đã dốc hết số tiền tích góp và thậm chí còn vay mượn khắp nơi. Chính điều này đã khiến cho họ lâm vào cảnh vay nợ chồng chất.

Có thể nói, việc mua lại nhà máy dệt của Trần Kiến Hoa như một vụ đánh cược lớn đầy rủi ro. Nhưng thật may là ông đã thành công.

Điều mà không ai nghĩ tới chính là nhà máy nhỏ từng phải đối mặt với việc phá sản này lại trở thành tiền thân của Hengli Group - doanh nghiệp tư nhân lớn nhất tại Giang Tô.

 Tập đoàn Hengli của doanh nhân Trần Kiến Hoa
Tập đoàn Hengli của doanh nhân Trần Kiến Hoa

Đánh liều mua lại hàng loạt nhà máy đã đóng cửa

Sau khi thành lập nhà máy dệt sợi hóa học Ngô Giang, vị doanh nhân này đã tiến hành cải cách mạnh mẽ nhằm giải quyết các vấn đề về lương của người lao động, quản lý và giải quyết tham nhũng nội bộ. Bên cạnh đó cùng đưa ra các phương án nhằm hồi sinh nhà máy.

Bên cạnh việc chấn chỉnh nội bộ, Trần Kiến Hoa cũng loại bỏ máy móc sản xuất cũ ban đầu và đưa vào sử dụng thiết bị và công nghệ tiên tiến. Cũng từ đó, sản lượng đã gia tăng đáng kể, chất lượng sản phẩm cũng vì thế được nâng cao. Chỉ sau vài năm đã quản lý được quy mô doanh thu vượt mức 10 triệu NDT.

Vào năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ ở Châu Á, ngành dệt may Giang Tô cũng bị ảnh hưởng khá nặng nề. Nhiều nhà máy dệt đã phải đóng cửa, nhiều chủ sở hữu phá sản phải bán đi nhà xưởng và thiết bị. Chính việc quản lý tốt tài chính và dòng tiền, nhà máy của Trần Kiến hoa vẫn duy trì tốt.

Lúc này, hai vợ chồng tiếp tục đánh cược lần thứ hai. Họ quyết định mua lại số lượng lớn các nhà máy đóng cửa và mở rộng quy mô. Khủng hoảng tài chính dần qua đi, ngành dệt may tại Tô Châu cũng vì thế mà thịnh vượng trở lại. Lúc này Trần Kiến Hoa đã nghiễm nhiên trở thành người đứng đầu ngành.

 Vợ chồng Trần Kiến Hoa đã quyết định mua lại số lượng lớn các nhà máy đóng cửa và mở rộng quy mô
Vợ chồng Trần Kiến Hoa đã quyết định mua lại số lượng lớn các nhà máy đóng cửa và mở rộng quy mô

Trên đà phát triển, Trần Kiến Hoa tiến hành mở rộng quy mô phát triển

Vào năm 2002, Trần Kiến Hoa đã đầu tư 2,2 tỷ NDT để thành lập Hengli Chemical Fibre Co., Ltd. Chính việc không ngừng mở rộng quy mô công ty của Trần Kiến Hoa ngày càng lớn. Đến năm 2008, dự án tơ lụa công nghiệp với sản lượng là 200.000 tấn/năm đã hoàn thành. Năm 2010, nhà máy này chính thức đi vào hoạt động với công nghệ tiên tiến nhất thế giới.

Trước đó, vào năm 2009, ông đã bổ sung thêm một số dự án 600.000 tấn polyester sợi hóa học. Điều này đã đưa Hengli Group trở thành nhà sản xuất sợi siêu sáng và sợi công nghiệp lớn nhất thế giới. Cũng từ đây, Tập đoàn này được gọi với tên "Gã khổng lồ sợi hóa học của Trung Quốc".

Thành công đến với doanh nhân Trần Kiến Hoa

Thời điểm năm 2010, Tập đoàn này đầu tư vào dự án hóa chất và lọc dầu tại Đảo Trường Hưng kết hợp cả hai từ nguyên liệu thô dầu mỏ đến sản phẩm dệt may. Sau 6 năm, hengli Group chính thức thực hiện quy trình niêm yết, tiến thêm một bước mới hứa hẹn có nhiều triển vọng trong tương lai.

Dữ liệu vào năm 2020 cho thấy doanh thu của Tập đoàn này đạt 695,3 tỷ NDT, trung bình đạt 1,9 tỷ NDT/ngày. Con số này vượt qua các công ty tư nhân nổi tiếng là Shagang và Hailan Group của Giang Tô.

 Vị doanh nhân này đã gặt hái được thành công trong quá trình phát triển
Vị doanh nhân này đã gặt hái được thành công trong quá trình phát triển

Hiện nay, Tập đoàn Hengli đang tiến hành mở rộng tốc độ tăng trưởng bùng nổ với việc đầu tư quy mô rộng lớn. Bốn dự án lớn của tập đoàn tại Quý Châu, Thiểm Tây, Giang Tô, Quảng Đông có vốn đầu tư 281 tỷ NDT. Không chỉ thế, doanh thu của Hengli Group trong nửa đầu năm 2021 cũng được đánh giá tốt với mức doanh thu 120,383 tỷ NDT.

Giờ đây ở tuổi 50, Trần Kiến Hoa đã leo đến được đỉnh cao của sự nghiệp. Với giá trị thị trường tăng vọt của Hengli Group, khối tài sản của ông đã gia tăng với tốc độ đáng kinh ngạc và giành được danh hiệu người giàu mới nhất tại Giang Tô.

Khởi nghiệp từ con số không, từ một người công nhân xây dựng Kiến Hoa đã gây dựng nên một doanh nghiệp tư nhân khổng lồ với doanh thu 700 NDT/năm. Phải nói, đây là một kỳ tích đáng ngưỡng mộ của vị doanh nhân này.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

TP. HCM: Căn hộ view sông sở hữu lối thiết kế hiện đại nâng tầm phong cách sống

Những yếu tố nhận biết căn nhà xấu về phong thuỷ, càng ở càng mất lộc

Khám phá căn nhà 6 tầng được bố trí độc đáo từng tầng riêng biệt

5+ kiểu nhà cần phải tránh xa nếu không muốn phá vỡ không gian tổ ấm

Nhà 3 tầng với mặt tiền đóng mở linh hoạt nhìn ra cầu Rồng Đà Nẵng

Cải tạo căn nhà ống cũ kỹ thành "homestay thu nhỏ" tràn ngập không gian xanh

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

8 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

8 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

8 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

8 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước