meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nhân Trịnh Văn Tuấn: Cánh chim đầu đàn đưa Ngân hàng OCB bay cao, bay xa

Thứ hai, 28/02/2022-11:02
Là người từng có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng, ông Trịnh Văn Tuấn giờ đây được biết đến với vai trò Chủ tịch HĐQT của Ngân hàng OCB.

Ông Trịnh Văn Tuấn là ai?

Ông Trịnh Văn Tuấn sinh ngày 28/11/1965 tại Hòa Bình, ông từng là Kỹ sư điện tử Viễn thông của trường Đại học Bách khoa Hà Nội đồng thời ông cũng là nghiên cứu sinh của Viện Bách Khoa Warsaw, Ba Lan. 



Ông Trịnh Văn Tuấn - Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông
Ông Trịnh Văn Tuấn - Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông

Quá trình công tác của ông Trịnh Văn Tuấn

Từ năm 1994 - 1996: Ông Tuấn kinh doanh tại Cộng hòa Ba Lan

Từ năm 2003 đến tháng 5/2008: Ông đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam

Từ năm 1996 - 2010: Ông là Thành viên sáng lập, Thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB)

Từ tháng 8/2010 - tháng 5/2011: Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông

Từ tháng 5/2012: Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông

Chủ tịch OCB Trịnh Văn Tuấn cùng hành trình chinh phục Phương Đông

Được biết, đầu thập niên 1990 các nước Đông  Âu đồng loạt chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường. Do sức ì của thời bao cấp lẫn hệ thống phân phối lâu năm bị phá vỡ khiến thị trường khan hiếm các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. 

Nhận thấy đây là cơ hội để khởi nghiệp nên nhiều nhóm học sinh Việt thế hệ 6X đã chớp lấy cơ hội để đưa hàng hóa từ Việt Nam qua thị trường Đông Âu. Chính nhờ vào sự nhanh nhạy nên họ đã nhanh chóng gặt hái được nhiều thành công và dần mở rộng quy mô khiến cho hoạt động giao thương chính thức lẫn phi chính thức giữa Việt Nam và các nước Đông Âu trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. 



“Tôi coi ngân hàng là niềm đam mê và sự nghiệp của mình. Về kinh doanh, ai có sở trường về lĩnh vực gì thì nên tập trung vào lĩnh vực đó” - Chủ tịch Trịnh Văn Tuấn bộc bạch
“Tôi coi ngân hàng là niềm đam mê và sự nghiệp của mình. Về kinh doanh, ai có sở trường về lĩnh vực gì thì nên tập trung vào lĩnh vực đó” - Chủ tịch Trịnh Văn Tuấn bộc bạch

Vào năm 1995, bằng tầm nhìn riêng của mình, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã khuyến khích thành lập một ngân hàng tư nhân có vốn góp với chức năng hỗ trợ các doanh nhân Việt Nam kinh doanh tại Đông Âu. Sau đó không lâu thì nhà băng này đã chính thức được đưa vào hoạt động với sự tham gia của nhiều cổ đông sáng lập như: Ông Ngô Chí Dũng, Ông Trịnh Văn Tuấn, Ông Đặng Khắc Vỹ, Ông Trần Văn Trung. 

Khi bắt đầu bước sang thiên niên kỷ mới thì ông Trịnh Văn Tuấn đã quyết định trở về Việt Nam để dẫn dắt nhà băng này và cũng chính thời điểm này cựu thủ khoa của Đại học Bách khoa Hà Nội gắn bó với lĩnh vực này. 

Ông Tuấn chia sẻ rằng: “Tôi coi ngân hàng là niềm đam mê và sự nghiệp của mình. Về kinh doanh, ai có sở trường về lĩnh vực gì thì nên tập trung vào lĩnh vực đó”. 

Chủ tịch OCB đã có hơn 24 năm gắn bó với ngành ngân hàng, 18 năm trực tiếp tham gia điều hành. Trong 10 năm qua, vị doanh nhân này đã gắn bó với Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông (OCB) và ông đã đưa nhà băng này từ mô hình xuất phát quy mô khiêm tốn đạt hiệu quả cao về hoạt động trong hệ thống. 

Vào năm 1988, khi hệ thống ngân hàng một cấp của Việt Nam được tách thành ngân hàng Nhà nước. Việc tái cơ cấu này giúp khu vực ngân hàng tư nhân Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng, quy mô cũng như đa dạng về cơ cấu sở hữu. 

Ông Tuấn cho biết khi gia nhập OCB thì nhà băng này không có hệ thống quản lý rủi ro ba lớp theo chuẩn mực của quốc tế. Đến năm 2011, thanh khoản ngân hàng căng thẳng dẫn đến Ban lãnh đạo đã phải gồng mình chống đỡ để đảm bảo khả năng chi trả thanh toán của các phòng giao dịch lẫn chi nhánh. 

Để có thể tìm được cho doanh nghiệp hướng đi mới thì ông đã tiến hành tái cấu trúc hoạt động kinh doanh đồng thời xây dựng nên đội ngũ nhân sự và nâng cấp công tác quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế từ đó xây dựng nên nền tảng công nghệ và phát triển những sản phẩm mới.

Trong hai năm 2014 - 2015, Ngân hàng Phương Đông dần có sự ổn định hơn khi tạo ra các nền tảng phát triển cho giai đoạn tiếp theo là 2015 - 2020. Tuy vậy, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nên các cơ quan quản lý thắt chặt việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng cũng như mở rộng chi nhánh. Điều này đã khiến cho OCB mở rộng chi nhánh chậm chạp. Ông Tuấn cũng bày tỏ: “Phát triển bền vững là vấn đề đau đáu của OCB. Chúng tôi muốn đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nhưng vẫn phải bảo đảm phát triển bền vững”. 

Đến cuối năm 2019, dù hệ thống không có sự nổi bật về quy mô nhưng vẫn đã có sự thay đổi: Tổng tài sản ngân hàng tăng 10 lần; Lợi nhuận sau thuế tăng 12,5 lần; Vốn điều lệ tăng gấp 4 lần; Vốn chủ sở hữu tăng gấp 5 lần. Khi ông Tuấn bước chân vào OCB thì ngân hàng này chỉ có giá trị khoảng 100 triệu USD thì trong năm này được ngân hàng Aozora định giá gấp 10 lần.

Ông Tuấn có mặt tại Đông Âu vào đầu thập niên 1990 - thời điểm diễn ra các chuyển biến về chính trị và kinh tế sâu sắc. Với khả năng nhìn nhận nhạy bén về thị trường, ông đã đưa vải, quần áo từ Việt Nam sang bán tại Ba Lan. Bước đầu mới chỉ là kinh doanh cò con nhưng sau đã tăng dần đến khi lời gấp 2 - 3 lần thì ông đã tiến hành đẩy nhanh tốc độ quay vòng và cho hàng hóa vận chuyển bằng container.

Được biết, mặc dù ra đi với hai bàn tay trắng nhưng đến năm 1993 ông Tuấn đã sở hữu trong tay 1 triệu USD. Việc kinh doanh thuận lợi đã giúp ông có thể nhập hàng hóa từ Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ để đưa vào bán tại thị trường Đông  Âu.

Vào những năm 1994 - 1996, giai đoạn cao điểm ông đã nhập đến 500 container hàng hóa. Hàng khi được nhập trong kho ngoại quan và nhập vào Ba Lan thì đóng thuế, phần còn loại tỏa đi các nơi Moscow (Nga), Kharkov (Ukraina), Sofia (Bulgaria), Budapest (Hungary), Praha (Czech)…Năm 1996, ông Tuấn đã góp vốn thành lập ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế (VIB).

Trong thời điểm 6 năm tham gia với vai trò là thành viên hội đồng quản trị của VIB, ông Tuấn cũng như các doanh nhân khác chủ yếu hoạt động kinh doanh ở Đông  u và chỉ 2 - 3 tháng bay về Việt Nam họp Hội đồng quản trị. Nhưng do thiếu linh hồn dẫn dắt khiến cho VIB phát triển èo uột, đứng trước tình thế này ông Tuấn đã quyết định lãnh trách nhiệm điều hành nhà băng này mặc dù việc kinh doanh ở Đông  u vẫn đang rất tốt. 

Đến năm 1999, ông Tuấn cho tiến hành xây trung tâm thương mại rộng 6 hecta dành cộng đồng người Việt kinh doanh - đây được xem là một trong các trung tâm thương mại lớn nhất thời điểm đó tại thủ đô Warszawa. 

Đến năm 2010, ông Tuấn dứt duyên nợ với VIB khi quyết định lập gia đình với bạn gái cùng khóa. Trong 8 năm ròng, ông Tuấn phải bay đi bay về giữa Hà Nội và Hồ Chí Minh bởi ông sống ở Hồ Chí Minh còn trụ sở VIB lại ở Hà Nội.


Để có thể tìm được cho doanh nghiệp hướng đi mới thì ông đã tiến hành tái cấu trúc hoạt động kinh doanh đồng thời xây dựng nên đội ngũ nhân sự và nâng cấp công tác quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế
Để có thể tìm được cho doanh nghiệp hướng đi mới thì ông đã tiến hành tái cấu trúc hoạt động kinh doanh đồng thời xây dựng nên đội ngũ nhân sự và nâng cấp công tác quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế

Sau lần đầu tiên chinh phạt Đông Âu thì sau 20 năm ông Tuấn lại có cuộc chinh đông khi tham gia điều hành tại Ngân hàng Phương Đông. Được biết, cuộc chinh đông lần này không hề dễ dàng bởi ngoài việc lèo lái đưa OCB vượt khủng hoảng thì ông còn phải giải quyết nhiều bài toán khó phát sinh trong đó có vấn đề về cổ đông chiến lược. 

Tuy quy mô nhỏ nhưng đây cũng được xem là một lợi thế cho OCB khi tiến hành quy trình chuyển đổi số. Với cuộc cách mạng chuyển đổi này thì hình thức giao dịch online chính thức xuất hiện từ trình duyệt web của thuở còn sơ khai đến các thiết bị di động cầm tay. Tuy vậy nhưng các kênh này  hoạt động độc lập, không đồng nhất nên mọi quy trình phải bắt đầu lại từ đầu dẫn đến việc lãng phí thời gian của cả khách hàng và ngân hàng. Đến năm 2019, OCB tuyên bố là nhà băng hợp kênh đầu tiên - điều này sẽ cho phép khách hàng đồng nhất các kênh giao dịch qua ứng dụng OCB Omni.

Ông Tuấn tâm sự rằng: “Thời gian qua, cả thế giới nói về fintech, những cái mới chúng ta tiếp cận theo phương thức truyền thống sẽ không phù hợp. Vì vậy phải pha trộn, có cái xuất phát từ sản phẩm, có cái xuất phát từ công nghệ để tạo ra sản phẩm quay ngược lại dẫn dắt thị trường”. 

Gia đình của ông Trịnh Văn Tuấn

Vợ của Chủ tịch OCB Trịnh Văn Tuấn là bà Cao Thị Quế Anh, cả hai kết hôn vào năm 2010. Vợ chồng Chủ tịch OCB có 3 người con gái lần lượt là: Trịnh Thị Mai Anh, Trịnh Mai Linh, Trịnh Mai Phương. 

Ông Trịnh Văn Tuấn cùng Công ty mì ăn liền ít tên tuổi của chủ tịch OCB

Công ty thực phẩm Xanh do vợ chồng ông Trịnh Văn Tuấn sáng lập đã có mặt trên thị trường hơn 20 năm nay nhưng không có kết quả nổi bật. Thương hiệu mì gói Newway hay Vinaly của ông Tuấn khá xa lạ với người tiêu dùng. Ông Tuấn được đánh giá là nổi bật ở vai trò là Chủ tịch của Ngân hàng OCB.

Nhiều doanh nhân Việt Nam từng học tập và kinh doanh tại Đông Âu trước đây có một điểm chung là khởi nghiệp với ngành mì ăn liền. Có thể kể đến tỷ phú Phạm Nhật Vượng với thương hiệu Mivina - thương hiệu mì nổi tiếng Ukraina;  ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch của tập đoàn Masan, được coi là người dạy người Nga ăn mì gói và tương ớt; ông Đặng Khắc Vỹ - Chủ tịch VIB với Mareven Food hay ông Ngô Chí Dũng - Chủ tịch VPBank với Rollton.

Mặc dù nhiều doanh nhân trở về từ Đông Âu đều thành công với ngành mì ăn liền. Đối với ông Trịnh Văn Tuấn - Chủ tịch ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) trở về từ Đông Âu cũng bắt tay tham gia vào Công ty cổ phần Thực phẩm xanh (Greenfood). Doanh nghiệp này chủ yếu hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất các loại mì (làm từ bột mì nhập khẩu), các loại nui, bún (làm từ gạo), các loại mì ăn liền. Đây cũng là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực sản xuất mì ăn liền không chiên tại Việt Nam với nhãn hiệu New Way.

Được biết, Green Food có vốn điều lệ ban đầu là 30 tỷ đồng, riêng vợ chồng ông Tuấn nắm giữ hơn 87% cổ phần và các chức vụ quan trọng trong công ty này. Tính đến cuối năm 2019, vợ ông Tuấn - Bà Cao Thị Quế Anh vẫn nắm giữ chức vụ Tổng Giám đốc của công ty này. 



Sau lần đầu tiên chinh phạt Đông Âu thì sau 20 năm ông Tuấn lại có cuộc chinh đông khi tham gia điều hành tại Ngân hàng Phương Đông
Sau lần đầu tiên chinh phạt Đông Âu thì sau 20 năm ông Tuấn lại có cuộc chinh đông khi tham gia điều hành tại Ngân hàng Phương Đông

Mặc dù xuất hiện trên thị trường khá lâu nhưng hoạt động của Greenfood lại không có gì nổi bật. Đối với người tiêu dùng thì hai thương hiệu  mì gói Newway hay Vinaly của công ty ông Tuấn cũng vẫn còn khá xa lạ. Tính đến năm 2016, doanh thu của Greenfood chỉ xấp xỉ 30 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 5 tỷ đồng. Năm 2019, mức doanh thu chỉ đạt 51 tỷ đồng và lợi nhuận thu về chỉ hơn 7 tỷ đồng. Doanh thu này được đánh gái là thua xa mức doanh thu của mì ăn liền Masan hay Uniben đến hàng nghìn tỷ đồng. 

Một hoạt động đánh chú ý của Greenfood chính là thương vụ thâu tóm bất động sản công nghiệp - đây là thương vụ được đánh giá là không liên quan tới mì gói. Cụ thể, vào năm 2015, Greenfood đã chính thức mua lại toàn bộ phần vốn Nhà nước tại CTCP phát triển hạ tầng KCN Tây Ninh (Indoco). 

Ông Tuấn được đánh giá là người có tiềm năng hơn trong lĩnh vực tài chính với vai trò là Chủ tịch của OCB. Từ năm 2011, ông Tuấn chính thức trở thành chủ tịch ngân hàng này và gặt hái được nhiều thành tựu đáng ngưỡng mộ. Đáng chú ý, trong năm 2020, Ngân hàng OCB đã tiến hành phát hành cổ phiếu tăng vốn cho các đối tác chiến lược nước ngoài Aozora Bank. 

Đến hết 31/12/2020, OCB đạt tổng tài sản 152.848 tỷ, tăng 29% so với năm 2019. Huy động vốn tăng 27% đạt 108.614 tỷ; tổng dư nợ cho vay tăng 24% so với 2019 đạt 90.128 tỷ. So với năm 2019, lợi nhuận trước thuế đạt 4.414 tỷ, tăng 37%. Với kết quả kinh doanh ấn tượng đã giúp cho OCB chính thức niêm yết trên sàn HOSE vào ngày 28/1/2021. Giá chào sàn của OCB là 22.900 đồng - mức giá này được xem là tương đương với vốn hóa thị trường của ngân hàng vào khoảng 25 tỷ đồng. 

Ngoài bén duyên với tài chính, các doanh nghiệp liên quan đến gia đình ông Tuấn cũng đã để lại dấu ấn với lĩnh vực bất động sản thông qua dự án The Metropole Thủ Thiêm - đây là một trong những dự án đẹp nhất tại KĐT Thủ Thiêm với tổng diện tích khoảng 7,6 ha, mức đầu tư là 7.300 tỷ đồng.
 

Theo:
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

Nhà đầu tư phía Bắc hâm nóng bất động sản TP.HCM và vùng phụ cận

2 ngày trước

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

2 ngày trước

Nền tảng tài chính số chuyên biệt dành cho bất động sản Meey Finance gây chú ý tại Diễn đàn Gangneung 2024

2 ngày trước

TS. Đinh Thế Hiển: Người mua nhà ở thực có thể thong thả tìm kiếm sản phẩm có giá hợp lý

2 ngày trước

Thu phí vào nội đô: Liệu có chuyển từ ùn tắc giao thông sang áp lực về mật độ dân cư?

2 ngày trước